Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 55 - 56)

5. Bố cục của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong phân tích dữ liệu của luận văn là phương pháp thống kê; Phương pháp so sánh (để làm rõ mức độ tăng trưởng, phát triển giữa các năm); Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người thụ hưởng chế độ BHXH. Đề ra những giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện ở địa phương.

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng một số chỉ tiêu số tương đối, số tuyệt đối. Phương pháp thống kê mô tả được dùng để mô tả, đánh giá công tác quản lý chi BHXH tại tỉnh Thái Nguyên.

Số tuyệt đối trong thống kê (Absolute figure) là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng hoặc quá trình kinh tế xã hội, trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Số tuyệt đối bao gồm các con số nói lên số người thụ hưởng chế độ BHXH … hoặc tổng thể các trị giá biểu hiện một tiêu thức nào đó. Số tuyệt đối có 2 loại, số tuyệt đối phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng một thời kỳ nhất định và số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô, khối lượng hiện tượng ở một thời điểm nhất định. Trong báo cáo này sử dụng cả 2 loại số tuyệt đối.

Số tương đối (Relative figure) là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê cùng loại nhưng ở các thời gian hoặc không gian khác nhau hoặc giữa hai chỉ tiêu khác nhau nhưng lại có quan hệ với nhau hoặc so sánh từng bộ phận với tổng thể chung trong cùng một chỉ tiêu. Trong hai đại lượng này đem ra so sánh của số tương đối, một đại lượng được chọn làm gốc. Căn cứ vào nội dung do số tương đối phản ánh có thể phân biệt: số tương đối động thái (so sánh giữa hai chỉ tiêu cùng loại giữa hai thời điểm khác nhau) số tương đối kế hoạch (so sánh một chỉ tiêu thực hiện với một chỉ tiêu kế hoạch); số tương đối kết cấu (so sánh một phần với tổng thể nhiều bộ phận); số tương đối cường độ (so sánh giữa hai chỉ tiêu khác nhau nhưng có liên quan); và số tương đối không gian (so sánh hai chỉ tiêu cùng loại nhưng có không gian khác nhau). Luận văn sử dụng số tương đối so sánh và số tương đối kết cấu.

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Bao gồm so sánh giữa kế hoạch với việc thực hiện, so sánh giữa năm sau với năm trước, so sánh việc chi trả với chế độ chính sách hiện hành nhằm phản ánh công tác quản lý chi BHXH. Sử dụng phương pháp này có thể làm rõ tình hình biến động của các hiện tượng, mức độ tăng giảm theo các năm. Phương pháp này được sử dụng để so sánh giữa các chỉ tiêu nghiên cứu về số người thụ hưởng chế độ và số tiền chi trả qua các giai đoạn nghiên cứu phân tích.

2.2.3.3. Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người thụ hưởng chế độ BHXH

Qua việc quan sát và đối chứng đánh giá quản lý chi BHXH, tiến hành thu thập thông tin từ các đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH bằng phiếu điều tra để lấy ý kiến của họ về các vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Từ đó, có đánh giá đúng đắn hơn các căn cứ để đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi BHXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện trong điều kiện kinh tế Việt Nam mở cửa và hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)