Bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 120 - 131)

5. Bố cục của luận văn

4.2.8. Bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH

Như chúng ta đã biết, thực hiện tốt công tác chi trả các chế độ sẽ là nhân tố thúc đẩy hiệu quả thu, ngược lại, công tác thu thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chi trả. Như vậy tất yếu đặt ra vấn đề: Bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH, bởi vì quỹ BHXH tăng trưởng thì công tác chi trả cho các chế độ mới được thuận lợi và đảm bảo.

Để tăng nguồn thu cho quỹ BHXH cần có những biện pháp sau đây:

- Mở rộng đối tượng tham gia: tăng số lượng đối tượng tham gia BHXH là yếu tố quan trọng bậc nhất trong việc đảm bảo an toàn xã hội và tăng nguồn đóng góp vào quỹ BHXH. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc: như các doanh nghiệp sử dụng từ 5 lao động trở lên. Mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Trong tương lai tiến tới thực hiện BHXH toàn dân để mọi người không còn lo lắng, yên tâm làm việc hơn vì đã có chính sách BHXH quan tâm.

- Tiếp tục lấy nguyên tắc hạch toán cân đối thu chi quỹ làm căn bản trong trong chính sách BHXH. Trên cơ sơ nguyên tắc này, cần xác định mức đóng và mức trợ cấp hợp lý theo từng thời kỳ phù hợp với sự biến động của giá cả, khả năng đầu tư tăng trưởng nguồn quỹ.

- Đầu tư nguồn quỹ nhàn rỗi: Với mục tiêu hoạt động của BHXH là tự cân đối thu- chi, do đó quỹ BHXH luôn phải có một lượng tiền tích luỹ để chi các chế độ trợ cấp dài hạn như: hưu trí, tử tuất, thương tật. Lượng tiền tích luỹ này phải được hoạt động đầu tư để bảo tồn giá trị và tăng trưởng. Quỹ BHXH nhằm để đảm bảo chi trả các trợ cấp cho người thụ hưởng, nó liên quan đến lợi ích của rất nhiều người. Vì vậy, đầu tư quỹ BHXH có những đặc điểm và nguyên tắc nhất định đó là: Tính hiệu quả; độ an toàn cao; khả năng thanh toán và có lợi ích cho xã hội. Hiệu quả của đầu tư (lãi đầu tư) là sự tăng lên toàn bộ giá trị đầu tư được tính trong một giai đoạn nhất định (thường là 1 năm). Lãi đầu tư làm tăng thu cho quỹ BHXH đồng không làm tăng tỷ lệ đóng góp BHXH.

Tiểu kết chương 4

Bảo hiểm xã hội là một chính sách xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, triển khai thực hiện chính sách BHXH góp phần quan trọng để ổn định cuộc sống về vật chất và tinh thần cho NLĐ, đồng thời đảm bảo an toàn xã hội, đẩy nhanh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Với công tác quản lý chi BHXH như hiện nay, BHXH TP Thái Nguyên đã thực hiện được mục tiêu là chi kịp thời, chi đúng, chi đủ đến tận tay đối tượng, đảm bảo chi an toàn, tiết kiệm và hiệu quả nhằm mục đích ổn định đời sống cho NLĐ tham gia BHXH, phát hiện các trường hợp gian lận hưởng trợ cấp BHXH,… Để nâng cao hiệu quả quản lý chi BHXH thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn tới, trong chương 4 tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý chi BHXH chủ yếu một số vấn đề sau đây: cơ quan BHXH các cấp phối hợp với chính quyền địa phương phối hợp trong công tác quản lý đối tượng, hoàn thiện bộ máy và nhân sự quản lý tại cơ quan BHXH thành phố Thái Nguyên, ngoài ra hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng cường thông tin tuyên truyền.

KẾT LUẬN

Quản lý chi BHXH đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo duy trì và phát triển quỹ BHXH. Công tác quản lý chi bảo hiểm xã hội thành phố Thái Nguyên thực hiện nghiêm túc, theo đúng hướng dẫn của luật BHXH, quyết định số 488/QĐ- BHXH về quy định quản lý chi trả các chế độ BHXH, số người hưởng chế độ BHXH thành phố Thái Nguyên hàng tháng của tăng dần qua các năm, nguồn quỹ BHXH chi trả cho các đối tượng cũng. Tuy nhiên, quản lý chi BHXH trên địa bàn thành phố Thái Nguyên mặc dù đạt được những thành tựu nhất định, song trong quá trình thực hiện chính sách BHXH, công tác quản lý chi BHXH ở TP Thái Nguyên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế như: tình trạng vi phạm pháp luật về BHXH ngày càng gia tăng, công tác quản lý đối tượng còn lỏng lẻo, cán bộ làm công tác quản lý đối tượng vẫn chưa đi sâu, đi sát trong việc nắm bắt sự biến động của đối tượng thụ hưởng, tình trạng các cơ sở KCB cấp giấy chứng nhận nghỉ ốm không đúng quy định vẫn còn tồn tại ở một số địa phương... điều đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến quyền lợi của người tham gia BHXH.

Để nâng cao hiệu quả quản lý chi BHXH thành phố Thái Nguyên trong giai đoạn tới, cơ quan BHXH các cấp phối hợp với chính quyền địa phương phối hợp trong công tác quản lý đối tượng, hoàn thiện bộ máy và nhân sự quản lý tại cơ quan BHXH thành phố Thái Nguyên, ngoài ra hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, tăng cường thông tin tuyên truyền. Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, Luận văn “Quản lý chi Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” đã đạt được những kết quả như sau đây:

- 0048 hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi BHXH; - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi BHXH tại thành phố Thái Nguyên. Chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân;

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng tới quản lý chi BHXH tại thành phố Thái Nguyên;

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý chi BHXH tại thành phố Thái Nguyên.

Luận văn này hoàn thành là nhờ sự cố gắng của bản thân tác giả. Dù đã có nhiều nỗ lực trong nghiên cứu lý luận và thực tiễn để có thể đề ra các giải pháp tốt hơn trong việc tăng cường công tác quản lý chi BHXH tại BHXH TP Thái Nguyên nhưng do sự hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong muốn thầy cô và các bạn góp ý để luận văn này hoàn thiện hơn để tác giả có thêm nhiều kiến thức nhằm vận dụng vào thực tế đơn vị mình đang công tác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bảo hiểm xã hội thành phố Thái Nguyên (2017), Báo cáo tổng hợp chi các chế độ ngắn hạn năm 2017.

2. Bảo hiểm xã hội thành phố Thái Nguyên (2018), Báo cáo tổng hợp chi các chế độ ngắn hạn năm 2018.

3. Bảo hiểm xã hội thành phố Thái Nguyên (2019), Báo cáo tổng hợp chi các chế độ ngắn hạn năm 2019.

4. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2010). Kỷ yếu 15 năm thực hiện chính sách BHXH, BHYT - BHXH Việt Nam, Hà Nội.

5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam (2012), Quyết định số 488/QĐ-BHXH ngày 23 tháng 05 năm 2012, Hà Nội.

6. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Quyết định số 828/QĐ-BHXH ngày 27/5/2016 về Ban hành Quy định Quản lý Chi trả các chế độ Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp.

7. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Quyết định số 1518/QĐ-BHXH ngày 18/10/2016 về Ban hành Quy định Hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm Y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

8. Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Quyết định số 1414/QĐ-BHXH ngày 04/10/2016 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội địa phương.

9. Bộ Tài Chính (2013), Thông tư số 104/2013/TT-BTC ngày 02 tháng 08 năm 2013, Hà Nội.

10. Chính phủ (2013), Văn bản số 3069/VPCP-KTTH Ngày 17-4-2013 về việc thực hiện chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội qua Bưu điện.

11. Chính phủ, Nghị định 01/2016/NĐ-CP ngày 05 tháng 01 năm 2016

12. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI). 13. Đức Tảo (2013), Triển khai công tác quản lý người hưởng, chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, Báo điện tử Bắc Ninh, truy cập ngày 20/12/2018 từ http://baobacninh.com.vn/news_detail/79556/trien-khai-cong-tac-quan-ly-

nguoihuong-chi-tra-luong-huu-tro-cap-bao-hiem-xa-hoi-.html.

14. Lê Bạch Hồng ( 2010), Vai trò của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với an sinh xã hội của đất nước, Báo điện tử Tạp chí cộng sản.

15. Nguyễn Văn Định (2003), Quản trị kinh doanh bảo hiểm, NXB Thống kê, Hà Nội.

16. Phạm Thị Định, Nguyễn Văn Định (2011), Kinh tế bảo hiểm, Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

17.Quốc hội (2006), Luật Bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.

18. Quốc hội, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014.

19. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) , Công ước 102 ngày 28 tháng 6 năm 1952 20.Viện khoa học lao động và xã hội, 2010, chiến lược an sinh xã hội thời kỳ 2011- 2020.

PHỤ LỤC

Mẫu số 1

PHIẾU ĐIỀU TRA

(Đối tượng: Đối tượng hưởng BHXH)

Bảo hiểm xã hội là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc.

Để tìm hiểu thực trạng tình hình thực thi chính sách BHXH tại thành phố Thái Nguyên, xác định những nhân tố ảnh hưởng, thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện, trên cơ sở đó kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ sung, sửa đổi chính sách BHXH cho phù hợp với thực tiễn, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện, nâng cao chất lượng thực thi chính sách BHXH nói chung và công tác quản lý chi BHXH nói riêng trong thời gian tới.

Đề nghị Ông/Bà vui lòng trả lời các câu hỏi sau:

THÔNG TIN CÁ NHÂN

1. Họ và tên:...

2. Giới tính: Nam Nữ 3. Ngày, tháng, năm sinh: ...

4. Nghề nghiệp: ………..………

5. Chức vụ, đơn vị công tác:………

6. Địa chỉ thường trú:………..………

Câu 1: Đến nay Ông/Bà đã nghỉ hưu được bao nhiêu năm?

1. Dưới 3 năm

2. Từ 3 năm đến dưới 5 năm 3. Từ 5 năm đến dưới 10 năm 4. Từ 10 năm đến dưới 15 năm 5. Từ 15 năm đến dưới 20 năm 6. Trên 20 năm

1. Rất đầy đủ

2. Tương đối đầy đủ 3. Một chút

4. Không biết

Câu 3: Ông/Bà có thường xuyên tìm hiểu thông tin về các chế độ BHXH hay không?

1. Thường xuyên 2. Thỉnh thoảng. 3. Không bao giờ.

Câu 4: Ông/Bà thường tìm hiểu thông tin về chính sách BHXH ở đâu?

1. Văn bản, chính sách 2. Website của BHXH 3. Báo giấy, báo mạng. 4. Loa phát thanh địa phương 5. Xem ti vi, nghe đài

6. Từ nguồn khác (xin ghi rõ:………..)

Câu 5: Ông/Bà cho biết hồ sơ hưởng chế độ hưu trí bao gồm?

1. Sổ BHXH

2. Quyết định nghỉ việc

3. Đơn đề nghị hưởng chế độ hưu trí (trường hợp bảo lưu)

4. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động (trường hợp nghỉ hưu trước tuổi theo quy định nam 60, nữ 55)

5. Tất cả phương án trên

Câu 6: Theo Ông/Bà, xác định mức lương hưu dựa trên cơ sở thang bảng lương đã hợp lý chưa?

1. Hợp lý →bỏ qua câu 7, 8 2. Chưa hợp lý

Câu 7: Chưa hợp lý ở điểm nào?

1. Phân biệt nhóm ngành nghề

3. Ý kiến khác (xin ghi rõ)………

Câu 8: Nếu chưa hợp lý, cần sửa đổi bổ sung như thế nào?

(có thể lựa chọn nhiều phương án)

1. Thêm lương hưu bổ sung 2. Tăng tuổi về hưu

3. Tăng tỷ lệ đóng

4. Không phân biệt ngành, vùng công tác

Câu 9: Thực hiện cải cách hành chính thể hiện thông qua?

1. Rút ngắn thời gian chờ đợi, tiết kiệm thời gian 2. Thủ tục đơn giản

3. Hình thức khác( ghi rõ) ... .

Câu 10: Vấn đề cải cách hành chính được thực hiện?

1. Chưa thực hiện 2. Thực hiện sơ sài 3. Tương đối tốt 4. Thực hiện tốt

Câu 11: Ông/Bà vui lòng cho biết việc chi trả chế độ hưu trí được thực hiện như thế nào?

(có thể chọn nhiều phương án trả lời)

1. Đầy đủ 2. Kịp thời 3. Chính xác

4. Ý kiến khác (xin ghi rõ:………..)

Câu 12: Quy trình chi trả được thực hiện như thế nào?

1. Hợp lý 2. Chưa hợp lý

Câu 13: Ông/Bà cho biết thủ tục nhận lương hưu hiện nay như thế nào?

1. Thuận lợi

2. Khó khăn (xin ghi rõ)………

1. Qua thẻ của hệ thống ngân hàng (ATM…) 2. Gián tiếp thông qua đại lý chi trả

3. Cán bộ cơ quan BHXH

Câu 15: Ông/Bà cho biết mô hình chi trả BHXH hiện nay như thế nào?

1. Phù hợp 2. Chưa phù hợp

Câu 16: Theo Ông/Bà, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng và chi trả BHXH tác động như thế nào?

1. Thuận tiện 2. Phức tạp

3. Ý kiến khác (xin ghi rõ) ...

Câu 17: Đánh giá quy trình, thủ tục chi trả như thế nào??

1. Đơn giản 2. Phức tạp 3. Rất phức tạp

Câu 18: Ông/Bà cho biết trách nhiệm và thái độ phục vụ của đại lý chi trả Bưu điện xã, phường?

1. Kém

2. Bình thường 3. Chu đáo

4. Ý kiến khác ( xin ghi rõ):...

Câu 19: Ông (bà) cho biết trách nhiệm và thái độ phục vụ của cán bộ cơ quan BHXH?

1. Kém

2. Bình thường 3. Chu đáo

4. Ý kiến khác (xin ghi rõ):………...

Câu 20: Theo Ông/Bà, thời gian giải quyết chế độ hưu trí là?

1. Chậm

3. Nhanh

Câu 21: Với mức hưởng lương hưu theo quy định hiện nay là?

1. Cao 2. Khá

3. Trung bình 4. Thấp

Câu 22: Thu nhập từ lương hưu chiếm khoảng bao nhiêu % trong tổng thu nhập của hộ ông (Bà)?

1. Dưới 25%

2. Từ 25% đến dưới 50% 3. Từ 50% đến dưới 75% 4. Trến 75%

Câu 23: Đánh giá ảnh hưởng của mức trợ cấp hàng tháng với thu nhập?

1. Quan trọng

2. Không quan trọng

Câu 24: Theo Ông/Bà, việc tuyên truyền chế độ chính sách BHXH để người dân hiểu và tuân thủ đúng pháp luật BHXH bằng phương tiện nào để dễ nắm bắt được thông tin nhất?

1. Hội nghị, qua tổ chức đoàn thể 2. Tờ rơi, áp phích…

3. Thông tin đại chúng: báo, đài, Internet.. 4. Phương tiện khác

Câu 25: Để nâng cao chất lượng phục vụ, theo Ông/Bà ngành BHXH cần làm gì?

1. Đào tạo nâng cao chất lượng cán bộ BHXH

2. Tăng cường phân cấp, đẩy mạnh cải cách hành chính 3. Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin

4. Ý kiến khác (xin ghi rõ:………)

Thái Nguyên, ngày……tháng……năm 2019

PHIẾU ĐIỀU TRA (Đối tượng: Cán bộ BHXH, đại lý chi trả bưu điện) I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 120 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)