Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý chi BHX Hở thành phố Thá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 48)

5. Bố cục của luận văn

1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho công tác quản lý chi BHX Hở thành phố Thá

Thái Nguyên

Từ kinh nghiệm quản lý chi BHXH ở các địa phương trong nước, chúng tôi xin rút ra một số bài học kinh nghiệm cho công tác quản lý chi BHXH ở Thái Nguyên như sau:

Thứ nhất, chú trọng công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, triển khai tốt mạng lưới chi trả, quản lý đối tượng hưởng chế độ BHXH phù hợp với điều kiện của địa phương, bảo đảm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác chi trả và quản lý người được hưởng.

Thứ hai, thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm, khắc phục các khâu công việc còn chưa hợp lý trong quá trình chi trả, thực hiện tốt vai trò, vị trí của cơ quan BHXH trong việc cung cấp dịch vụ công của Nhà nước đến cộng đồng, góp phần bảo đảm an sinh xã hội.

Thứ ba, tăng cường công tác liên kết giữa các đơn vị có liên quan để nâng cao chất lượng công tác phục vụ, thực hiện việc chi trả đúng, đủ, kịp thời, rõ ràng và minh bạch.BHXH thành phố Thái Nguyên cần tích cực chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành liên quan để triển khai nhiệm vụ của Ngành, trong đó tập trung vào việc phát triển đối tượng. Thường xuyên bám sát địa bàn nắm rõ tình hình thành lập, chia tách, sát nhập, SDLĐ… của các doanh nghiệp; phối hợp với chính quyền địa phương để nắm rõ biến động của đối tượng tham gia BHXH, rút ngắn thời gian chi trả trên cơ sở đó quản lý tốt chi BHXH.

Thứ tư, BHXH thành phố cần tích cực, chủ động hơn nữa trong việc triển khai sử dụng các phần mềm ứng dụng trong quản lý chi BHXH, nâng cao khả năng

tiếp cận, sử dụng và khai thác về lĩnh vực CNTT của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức BHXH. Tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thông qua công tác tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng chuyên môn nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đồng thời thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính trong quản lý chi BHXH.

Thứ năm, tổ chức phối hợp liên ngành để tăng cường công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi BHXH, nhằm kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về BHXH, nhất là việc lạm dụng, trục lợi để hưởng chế độ.

Tiểu kết chương 1

Bảo hiểm xã hội là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa sâu rộng về kinh tế, chính trị, xã hội và mang tính nhân văn sâu sắc. Mục tiêu của chính sách BHXH là phục vụ người lao động , vì cuộc sống NLĐ, bởi vậy BHXH gắn liền với bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh đạo. Công tác BHXH đã và đang phát huy tác động tích cực trong đời sống cộng đồng và từng bước hoàn thiện qua các giai đoạn lịch sử. Với đề tài “Quản lý chi Bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố Thái Nguyên”, trong chương 1 tác giả đã thực hiện trình bày nội dung cơ sở lý luận của quản lý chi BHXH cũng như trình bày kinh nghiệm thực tiễn ở một số địa phương khác từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên, từ đó làm cơ sở khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi BHXH trên địa bàn thành phố Thái Nguyên.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Xuất phát mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời được các câu hỏi sau:

- Thực trạng công tác quản lý chi BHXH tại tỉnh Thái Nguyên thời gian qua như thế nào?

- Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác quản lý chi BHXH tại tỉnh Thái Nguyên?

- Cần có giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý chi BHXH tại tỉnh Thái Nguyên trong thời gian tới?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài được nghiên cứu dựa trên số liệu từ 2 nguồn: Thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp. Cách thức tiến hành thu thập 2 loại dữ liệu này như sau:

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được tác giả thu thập chủ yếu từ các nguồn thông tin chính sau đây:

+ Các văn bản Luật, văn bản chỉ đạo ngành BHXH;

+ Báo cáo tổng kết quả thực hiện bao gồm số liệu thống kê điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên;

+ Thông tin thu thập trực tiếp từ báo cáo có liên quan tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên.

+ Thông tin về tình hình quản lý chi BHXH từ năm 2017 đến 2019 của BHXH thành phố Thái Nguyên, báo cáo quyết toán, báo cáo tổng kết năm và các tài liệu, số liệu liên quan đến các nội dung nghiên cứu được lấy từ các cơ quan liên quan, sách báo, các báo cáo khoa học, tạp chí ngành BHXH, mạng internet…

+ Để hoàn thiện luận văn, nhiều các loại tài liệu phục vụ cho phần nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu về địa phương được kế thừa, chọn lọc nhằm làm rõ cho các nội dung được trình bày trong luận văn. Đó là các thông tin thu thập từ các tạp chí, các bài báo, website, các luận văn, luận án nghiên cứu đi trước liên quan

đến quản lý chi BHXH bắt buộc. Dựa trên các nghiên cứu đi trước, tác giả xây dựng cơ sở lý thuyết phục vụ cho nghiên cứu đề tài của mình, làm sáng tỏ hơn các nội dung liên quan đến đề tài.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp a) Đối tượng điều tra

Thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách điều tra, phỏng vấn các đối tượng có liên quan sau đây:

- Đối tượng quản lý chi trả BHXH: Các cán bộ, nhân viên đang làm việc tại BHXH tỉnh Thái Nguyên thực hiện công tác quản lý chi trả BHXH

- Đối tượng Đại diện chi trả BHXH: cán bộ bưu điện làm công tác chi trả BHXH (đối với các chế độ dài hạn như hưu trí, tử tuất, thất nghiệp,…), cán bộ thực hiện chi trả BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động (đối với các chế độ ngắn hạn như: chế độ ốm đau, thai sản).

- Đối tượng thụ hưởng BHXH: Đối tượng đang hưởng BHXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

b) Chọn mẫu điều tra và phương pháp điều tra

Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, các đối tượng tham gia vào quá trình quản lý chi BHXH gồm các nhóm đối tượng chi trả (cán bộ BHXH) và đối tượng thụ hưởng BHXH. Do đó, tác giả tiến hành thu thập thông tin sơ cấp từ các đối tượng như bảng sau:

Đối tượng nghiên cứu Số lượng mẫu điều tra

Cán bộ làm công tác chi BHXH 45

Đối tượng hưởng BHXH 120

Đối tượng đại diện chi trả là chủ sử dụng lao động 30 Cụ thể:

- Đối với đối tượng điều tra là các cán bộ, công nhân viên tại BHXH tỉnh Thái Nguyên và cán bộ bưu điện làm công tác chi trả BHXH: Tác giả phát phiếu điều tra đến toàn bộ cán bộ làm công tác quản lý chi BHXH tại BHXH thành phố Thái Nguyên gồm 45 người.

- Đối với đối tượng điều tra là các đối tượng đang hưởng BHXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được chia ra thành các nhóm sau:

+ Đối với các đối tượng đã về hưu: Tác giả gửi phiếu điều tra đến đối tượng khảo sát thông qua lãnh đạo các phường, xã thuộc tỉnh Thái Nguyên.

+ Đối với các đối tượng hiện còn đang công tác: Tác giả gửi phiếu điều tra đến đối tượng khảo sát thông qua chủ sử dụng lao động, lãnh đạo các đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Xác định quy mô mẫu điều tra: Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu cho rằng nếu dùng trong nghiên cứu thực hành thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Roger 2006). Theo Bollen (1989) kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho 1 tham số ước lượng. Ngoài ra kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích. Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). n=5*m, m là số lượng câu hỏi trong bài. Mẫu điều tra được tác giả xác định theo công thức n=5*m, với số câu hỏi dự kiến trong phiếu điều tra là 24 câu. Do đó n = 5 * 24 = 120. Tác giả chọn điều tra ngẫu nhiên 120 người đối với đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn, sau đó thực hiện phát phiếu điều tra.

- Đối với các đại diện chi trả là chủ sử dụng lao động: theo xác suất thông kê, mẫu lớn là n = 30. Tác chọn ngẫu nhiên 30 các đơn vị đang tham gia BHXH trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Sau đó thực hiện phát phiếu cho cán bộ thực hiện công tác chi trả BHXH tại đơn vị.

Nội dung thông tin thu thập từ các bộ phiếu điều tra bao gồm:

+ Thông tin về đối tượng: trình độ học vấn, thành phần dân tộc, độ tuổi, giới tính,...

+ Thông tin về các chế độ đã và đang hưởng: ốm đau, thai sản, một lần, TNLĐ - BNN, hưu trí, tử tuất.

+ Kết quả hưởng các chế độ: công khai, kịp thời, đúng, đầy đủ …

+ Những thông tin dự kiến, dự định, nguyện vọng, thuận lợi, khó khăn,... của đối tượng về việc quản lý chi trả các chế độ BHXH

+ Tình hình tham gia BHXH, những hiểu biết của NLĐ, người hưởng chế độ BHXH về chính sách BHXH, nguồn tiếp cận thông tin....

+ Có những vướng mắc gì về thủ tục tham gia BHXH và giải quyết các chế độ BHXH cho NLĐ? Thời gian giải quyết các chế độ BHXH đã phù hợp chưa?

+ Mô hình chi trả hiện nay có phù hợp với đối tượng không? các đối tượng có thuận lợi, khó khăn gì khi lĩnh lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng? Thời gian chi trả hiện nay đã kịp thời chưa? ....

+ Tình hình quản lý chi BHXH cho đối tượng và người lao động + Ý kiến của những đối tượng và người lao động về chế độ BHXH

+ Ý kiến của những đối tượng đã tham và chưa tham gia được hưởng chế độ BHXH: kịp thời, đúng, đầy đủ....

+ Tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương và các tổ chức Đảng, đoàn thể, về tình hình tổ chức quản lý chi BHXH đối với đối tượng được hưởng chế độ, chủ sử dụng lao động và người lao động.. tiến hành thu thập thông tin từ các đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH, tham khảo ý kiến của chuyên gia, người thụ hưởng về các vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Từ đó, có đánh giá đúng đắn hơn các căn cứ để đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi BHXH trên địa bàn thành phố.

- Phỏng vấn sâu cán bộ BHXH, đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu, tình hình chi trả BHXH, đánh giá công tác chi trả, yếu tố ảnh hưởng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi trả BHXH thành phố Thái Nguyên.

Để thu thập thông tin đánh giá từ các đối tượng phỏng vấn, luận văn sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ để thu thập thông tin đánh giá từ đối tượng khảo sát. Thang đo gồm:

1 2 3 4 5

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng

ý Phân vân Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Cách xác định giá trị trung bình như sau: Luận văn sử dụng thang đo Likert 5 mức độ trong bảng khảo sát. Khi đó:

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8

1.00 – 1.80: Hoàn toàn không đồng ý/Kém 1.81 – 2.60: Không đồng ý/Yếu

2.61 – 3.40: Không ý kiến/phân vân/Trung bình 3.41 – 4.20: Đồng ý/Khá

4.21 – 5.00: Hoàn toàn đồng ý/Tốt

2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu

Luận văn sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hoá và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê. Qua phân tổ, các đơn vị tổng thể được tập hợp lại thành một số tổ, giữa các tổ có sự khác nhau rõ rệt, còn trong phạm vi mỗi tổ các đơn vị đều có sự giống nhau hoặc gần giống nhau về tính chất theo tiêu thức được dùng làm căn cứ phân tổ. Từ đó, có thể đi sâu tính toán, nghiên cứu các đặc điểm riêng của mỗi tổ cũng như các đặc điểm chung của tổng thể. Những thông tin thứ cấp sau khi thu thập được sẽ được phân tổ theo các tiêu chí. Phương pháp phân tổ sẽ cho tác giả sự nhìn nhận rõ ràng để có được những kết luận chính xác nhất đối với công tác quản lý chi BHXH tại thành phố Thái Nguyên.

+ Đối với dữ liệu định tính: Đối với dữ liệu định tính tác giả tổng hợp thông tin thông qua các báo cáo, số liệu của Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, BHXH thành phố Thái Nguyên bằng phương pháp phân tổ, sắp xếp và phân nhóm số liệu.

+ Đối với dữ liệu định lượng: Tác giả tổng hợp thông qua phiếu điều tra khảo sát và phân nhóm rồi tổng hợp tính toán dữ liệu thu được. Tác giả dùng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hoá và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu. Phương pháp kiểm định sự bằng nhau của giá trị trung bình để so sánh có sự khác biệt ý kiến đánh giá của các nhóm đối tượng được điều tra về nội dung chính sách bảo hiểm và công tác quản lý chi BHXH.

- Công cụ để tổng hợp số liệu: việc xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành trên máy tính theo các phần mềm Excel và phần mềm tin học của BHXH Việt Nam.

- Phương pháp trình bày kết quả tổng hợp: kết quả sau khi tổng hợp số liệu được trình bày trên các bảng thống kê và đồ thị thống kê.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong phân tích dữ liệu của luận văn là phương pháp thống kê; Phương pháp so sánh (để làm rõ mức độ tăng trưởng, phát triển giữa các năm); Phương pháp đánh giá có sự tham gia của người thụ hưởng chế độ BHXH. Đề ra những giải pháp thiết thực, phù hợp với điều kiện ở địa phương.

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng một số chỉ tiêu số tương đối, số tuyệt đối. Phương pháp thống kê mô tả được dùng để mô tả, đánh giá công tác quản lý chi BHXH tại tỉnh Thái Nguyên.

Số tuyệt đối trong thống kê (Absolute figure) là chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng hoặc quá trình kinh tế xã hội, trong điều kiện thời gian và không gian cụ thể. Số tuyệt đối bao gồm các con số nói lên số người thụ hưởng chế độ BHXH … hoặc tổng thể các trị giá biểu hiện một tiêu thức nào đó. Số tuyệt đối có 2 loại, số tuyệt đối phản ánh quy mô khối lượng của hiện tượng một thời kỳ nhất định và số tuyệt đối thời điểm phản ánh quy mô, khối lượng hiện tượng ở một thời điểm nhất định. Trong báo cáo này sử dụng cả 2 loại số tuyệt đối.

Số tương đối (Relative figure) là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai chỉ tiêu thống kê cùng loại nhưng ở các thời gian hoặc không gian khác nhau hoặc giữa hai chỉ tiêu khác nhau nhưng lại có quan hệ với nhau hoặc so sánh từng bộ phận với tổng thể chung trong cùng một chỉ tiêu. Trong hai đại lượng này đem ra so

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)