Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 50 - 54)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

Đề tài được nghiên cứu dựa trên số liệu từ 2 nguồn: Thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp. Cách thức tiến hành thu thập 2 loại dữ liệu này như sau:

2.2.1.1. Thu thập thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được tác giả thu thập chủ yếu từ các nguồn thông tin chính sau đây:

+ Các văn bản Luật, văn bản chỉ đạo ngành BHXH;

+ Báo cáo tổng kết quả thực hiện bao gồm số liệu thống kê điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Thái Nguyên;

+ Thông tin thu thập trực tiếp từ báo cáo có liên quan tại Bảo hiểm xã hội tỉnh Thái Nguyên.

+ Thông tin về tình hình quản lý chi BHXH từ năm 2017 đến 2019 của BHXH thành phố Thái Nguyên, báo cáo quyết toán, báo cáo tổng kết năm và các tài liệu, số liệu liên quan đến các nội dung nghiên cứu được lấy từ các cơ quan liên quan, sách báo, các báo cáo khoa học, tạp chí ngành BHXH, mạng internet…

+ Để hoàn thiện luận văn, nhiều các loại tài liệu phục vụ cho phần nghiên cứu tổng quan và nghiên cứu về địa phương được kế thừa, chọn lọc nhằm làm rõ cho các nội dung được trình bày trong luận văn. Đó là các thông tin thu thập từ các tạp chí, các bài báo, website, các luận văn, luận án nghiên cứu đi trước liên quan

đến quản lý chi BHXH bắt buộc. Dựa trên các nghiên cứu đi trước, tác giả xây dựng cơ sở lý thuyết phục vụ cho nghiên cứu đề tài của mình, làm sáng tỏ hơn các nội dung liên quan đến đề tài.

2.2.1.2. Thu thập thông tin sơ cấp a) Đối tượng điều tra

Thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách điều tra, phỏng vấn các đối tượng có liên quan sau đây:

- Đối tượng quản lý chi trả BHXH: Các cán bộ, nhân viên đang làm việc tại BHXH tỉnh Thái Nguyên thực hiện công tác quản lý chi trả BHXH

- Đối tượng Đại diện chi trả BHXH: cán bộ bưu điện làm công tác chi trả BHXH (đối với các chế độ dài hạn như hưu trí, tử tuất, thất nghiệp,…), cán bộ thực hiện chi trả BHXH tại các đơn vị sử dụng lao động (đối với các chế độ ngắn hạn như: chế độ ốm đau, thai sản).

- Đối tượng thụ hưởng BHXH: Đối tượng đang hưởng BHXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

b) Chọn mẫu điều tra và phương pháp điều tra

Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, các đối tượng tham gia vào quá trình quản lý chi BHXH gồm các nhóm đối tượng chi trả (cán bộ BHXH) và đối tượng thụ hưởng BHXH. Do đó, tác giả tiến hành thu thập thông tin sơ cấp từ các đối tượng như bảng sau:

Đối tượng nghiên cứu Số lượng mẫu điều tra

Cán bộ làm công tác chi BHXH 45

Đối tượng hưởng BHXH 120

Đối tượng đại diện chi trả là chủ sử dụng lao động 30 Cụ thể:

- Đối với đối tượng điều tra là các cán bộ, công nhân viên tại BHXH tỉnh Thái Nguyên và cán bộ bưu điện làm công tác chi trả BHXH: Tác giả phát phiếu điều tra đến toàn bộ cán bộ làm công tác quản lý chi BHXH tại BHXH thành phố Thái Nguyên gồm 45 người.

- Đối với đối tượng điều tra là các đối tượng đang hưởng BHXH trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên được chia ra thành các nhóm sau:

+ Đối với các đối tượng đã về hưu: Tác giả gửi phiếu điều tra đến đối tượng khảo sát thông qua lãnh đạo các phường, xã thuộc tỉnh Thái Nguyên.

+ Đối với các đối tượng hiện còn đang công tác: Tác giả gửi phiếu điều tra đến đối tượng khảo sát thông qua chủ sử dụng lao động, lãnh đạo các đơn vị đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Xác định quy mô mẫu điều tra: Theo kinh nghiệm của các nhà nghiên cứu cho rằng nếu dùng trong nghiên cứu thực hành thì kích thước mẫu tối thiểu phải từ 100 đến 150 (Roger 2006). Theo Bollen (1989) kích thước mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho 1 tham số ước lượng. Ngoài ra kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích. Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến. Theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân tích nhân tố (Comrey, 1973; Roger, 2006). n=5*m, m là số lượng câu hỏi trong bài. Mẫu điều tra được tác giả xác định theo công thức n=5*m, với số câu hỏi dự kiến trong phiếu điều tra là 24 câu. Do đó n = 5 * 24 = 120. Tác giả chọn điều tra ngẫu nhiên 120 người đối với đối tượng hưởng BHXH trên địa bàn, sau đó thực hiện phát phiếu điều tra.

- Đối với các đại diện chi trả là chủ sử dụng lao động: theo xác suất thông kê, mẫu lớn là n = 30. Tác chọn ngẫu nhiên 30 các đơn vị đang tham gia BHXH trên địa bàn thành phố Thái Nguyên. Sau đó thực hiện phát phiếu cho cán bộ thực hiện công tác chi trả BHXH tại đơn vị.

Nội dung thông tin thu thập từ các bộ phiếu điều tra bao gồm:

+ Thông tin về đối tượng: trình độ học vấn, thành phần dân tộc, độ tuổi, giới tính,...

+ Thông tin về các chế độ đã và đang hưởng: ốm đau, thai sản, một lần, TNLĐ - BNN, hưu trí, tử tuất.

+ Kết quả hưởng các chế độ: công khai, kịp thời, đúng, đầy đủ …

+ Những thông tin dự kiến, dự định, nguyện vọng, thuận lợi, khó khăn,... của đối tượng về việc quản lý chi trả các chế độ BHXH

+ Tình hình tham gia BHXH, những hiểu biết của NLĐ, người hưởng chế độ BHXH về chính sách BHXH, nguồn tiếp cận thông tin....

+ Có những vướng mắc gì về thủ tục tham gia BHXH và giải quyết các chế độ BHXH cho NLĐ? Thời gian giải quyết các chế độ BHXH đã phù hợp chưa?

+ Mô hình chi trả hiện nay có phù hợp với đối tượng không? các đối tượng có thuận lợi, khó khăn gì khi lĩnh lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng? Thời gian chi trả hiện nay đã kịp thời chưa? ....

+ Tình hình quản lý chi BHXH cho đối tượng và người lao động + Ý kiến của những đối tượng và người lao động về chế độ BHXH

+ Ý kiến của những đối tượng đã tham và chưa tham gia được hưởng chế độ BHXH: kịp thời, đúng, đầy đủ....

+ Tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương và các tổ chức Đảng, đoàn thể, về tình hình tổ chức quản lý chi BHXH đối với đối tượng được hưởng chế độ, chủ sử dụng lao động và người lao động.. tiến hành thu thập thông tin từ các đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH, tham khảo ý kiến của chuyên gia, người thụ hưởng về các vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Từ đó, có đánh giá đúng đắn hơn các căn cứ để đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi BHXH trên địa bàn thành phố.

- Phỏng vấn sâu cán bộ BHXH, đối tượng thụ hưởng các chế độ BHXH về các vấn đề liên quan đến nội dung nghiên cứu, tình hình chi trả BHXH, đánh giá công tác chi trả, yếu tố ảnh hưởng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý chi trả BHXH thành phố Thái Nguyên.

Để thu thập thông tin đánh giá từ các đối tượng phỏng vấn, luận văn sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ để thu thập thông tin đánh giá từ đối tượng khảo sát. Thang đo gồm:

1 2 3 4 5

Hoàn toàn không đồng ý

Không đồng

ý Phân vân Đồng ý Hoàn toàn đồng ý Cách xác định giá trị trung bình như sau: Luận văn sử dụng thang đo Likert 5 mức độ trong bảng khảo sát. Khi đó:

Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5-1)/5 = 0.8

1.00 – 1.80: Hoàn toàn không đồng ý/Kém 1.81 – 2.60: Không đồng ý/Yếu

2.61 – 3.40: Không ý kiến/phân vân/Trung bình 3.41 – 4.20: Đồng ý/Khá

4.21 – 5.00: Hoàn toàn đồng ý/Tốt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế quản lý chi bảo hiểm xã hội trên địa bàn thành phố thái nguyên (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)