Cách viết thư (điện)chúc mừng và thăm hỏi.

Một phần của tài liệu giao an van 9 t2 (Trang 120 - 121)

1. Hs đọc văn bản

? Nôi dung thư (điện)chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi giống và khác nhau chổ nào?

? Em có nhận xét gì về độ dài của thư (điện) chúc mừng và thư (điện) thăm hỏi?

? Trong thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi tình cảm được thể hiện như thế nào?

?Lời văn của thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi có điểm nào giống nhau?

- Học sinh đọc lại ghi nhớ

- Giống: Đầu thể hiện sự quan tâm của người viết đối với người được nhận

- Khác:

+ Thư, điện chúc mừng: Tình cảm vui vẽ, phấn khỡi + Thư, điện thăm hỏi: Sự chia sẻ cảm thông

- Độ dài: Dung lượng ít, nội dung ngắn gọn, rõ ràng

- Tình cảm được thể hiện một cách rõ ràng, chân thật

- Giống: Lời văn trang trọng, thể hiện rõ tình cảm.

( Hết tiết 1) III. Luyện tập

1. Hs hoàn chỉnh lần lượt ba bức thư điện theo mẫu:

- GV chia hai nhóm làm 2 nội dung theo sgk

- Hs làm bài, sau đó trình bày trước lớp, giáo viên cho Hs nhận xét, giáo viên bổ sung.

2. Hs lựa chọn các tình huống:

a. Viết thư (điện) chúc mừng b. Điện chúc mừng

c. Điện thăm hỏi d. Điện chúc mừng e. Điện chúc mừng

3. Hs làm bài tập.

HĐ3: Hướng dẫn về nhà

- Học bài, hoàn thành hết các bài tập trong sgk và sách bài tập ---* * * * *---

Thứ 2 ngày 17 tháng 5 năm 2010

Tiết173;174: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN TIẾNG VIỆT A. Mục tiêu cần đạt

- Qua trả bài giúp học sinh thấy dược những ưu nhược trong bài làm của mình, từ đó biết cách khắc phục sửa chữa

- Nắm vững hơn những kiến thức cơ bản

B. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học HĐ1: Trả bài kiểm tra văn

Bài 1 ( Tiết 129- kiểm tra Văn) I. Đề ra

Câu 1( 2,0 điểm): Kể tên và sắp xếp các tác phẩm thơ của các tác giả ( đã học) theo từng giai

đoạn lịch sử xã hội mà tác phẩm âý ra đời.

Câu 2 (3,0 điểm) : Qua các tác phẩm trên, em có nhận xét gì về nội dung chủ đề mà thơ ca (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hiện đại Việt Nam từ sau 1945 đã phản ánh thể hiện?

Câu 3( 5,0 điểm): Chép theo trí nhớ những câu thơ góp phần thể hiện những suy ngẫm, triết lí

của một tác phẩm thơ đã học mà em thích, trình bày ngắn gọn cảm nhận của em về những câu thơ đó.

II. Đáp án biểu điểmCâu 1: Câu 1:

- Kể tên và sắp xếp xếp chính xác 11 tác phẩm thơ (có nêu tác giả) đã học vào những giai đoạn cụ thể. Sai 1 tác phẩm về tác giả hoặc giai đoạn đều trừ 0,1 điểm.

+ 1945 – 1954: Đồng chí( Chính Hữu)

+ 1954 – 1964: Đoàn thuyền đánh cá, Bếp lửa, Con cò.

+ 1964 – 1975: Bài thơ về Tiểu đội xe không kính, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.

+ Sau 1975: Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Nói với con, Sang thu.

Câu 2:

* Nhận xét chung được thơ ca có nội dung phong phú(0,5 điểm) * Nêu được các nội dung cơ bản sau ( mỗi ý nhỏ là 0,5 điểm) - Phản ánh hiện thực:

+ Đất nước và con người Việt nam trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ với nhiều gian khổ hi sinh nhưng rất anh hùng.

+ Công cuộc lao động xây dựng đất nước và những quan hệ tốt đẹp của con người. - Thể hiện những tình cảm:

+ Tình cảm yêu nước tình yêu quê hương

+ Tình đồng chí, sự gắn bó với cách mạng, lòng kính yêu Bác Hồ.

+ Những tình cảm bền chặt của con người: Tình mẹ con, tình bà cháu trong sự thống nhất hoà đồng với những tình cảm chung rộng lớn.

Câu 3:

- Học sinh chép chính xác những câu thơ trong “ Mùa xuân nho nhỏ”, hoặc “ Con cò”, “ánh trăng”… và nêu tên tác giả, bài thơ (1,0 điểm)

- Viết được đoạn văn hoặc bài văn ngắn trình bày những cảm nhận về nội dung nghệ thuật của những câu thơ đó, nhất là nhấn mạnh được chất suy tư, triết lí,bài học rút ra…( 4,0 điểm). Giáo viên chấm điểm linh hoạt dựa trên cơ sở bài viết của HS.

Một phần của tài liệu giao an van 9 t2 (Trang 120 - 121)