Đọc tìm hiểu chung về văn bản

Một phần của tài liệu giao an van 9 t2 (Trang 103 - 106)

- Giáo viên cho Hs đọc trong sgk, tóm tắt lại những ý chính về tác giả tác phẩm - Hs đọc trong sgk về thể loại kịch - Giáo viên tóm tắt những ý chính 1. Tác giả :

+ Nguyễn Huy Tưởng (1912- 1960) là nhà văn, nhà viết kịch nỗi tiếng. Ông quê ở Đông Anh – Hà Nội.

+ Là nhà văn chủ chốt của nền văn học cách mạng

- Các sáng tác của Nguyễn Huy Tưởng đề cao tinh thần dan tộc giàu cảm hứng lịch sử.

2. Tác phẩm:

- Kịch " Bắc Sơn " – Sáng tác năm 1946 lấy đề tài từ cuộc khỡi nghĩa Bắc Sơn (1940-1941)

3. Vài nét về thể loại kịch.

- Kịch: Là một trong 3 loại hình cơ bản của nghệ thuật thuật ngôn từ: Trữ tình,Tư sự và kịch.

- Đặc điểm: Dùng ngôn ngữ trục tiếp của nhân vật ( đối thoại, đọc thoại ), cử chỉ hành động để thể hiện mâu thuẩn, xung đột trong

- Hs đọc phân vai - Một Hs tóm tắt vỡ kịch ? Nhận xét về tình huống, xung đột của vở kịch? hiện thực đời sống. - Phân loại kịch:

+ Phân chia theo phương thức diễn xuất: Kịch nói, kịch thơ, kịch hát + Phân chia theo nội dung Bi kịch, hài kịch, chính kịch.

- Cấu trúc của một vở kịch: Chia thành nhiều hồi, mỗi hồi có nhiều lớp( cảnh)

4. Đọc tóm tắt vở kịch

- Tình huống: Cuộc khởi nghĩa thất bại. Giặc lùng bắt gắt gao các cán bộ chiến sỹ. Thái- Cửu chạy trốn tình cờ chạy vào nhà Thơm. Ngọc chồng Thơm, một tên chỉ điểm dẫn đường cho kẽ thù đột ngột rẽ về nhà.

->Tình huống đột ngột, gay cấn, căng thẳng

- Mâu thuẩn – Xung đột cơ bản là mâu thuẩn xung đột Ta - địch, giữa những cán bộ, chiến sỹ cách mạng ( Thái Cửu) với bọn giặc pháp ( quan, lính) và bọn tay sai phản động (Ngọc) lồng trong mâu thuẩn gia đình, mâu thuẩn nội tâm giữa Thơm – Ngọc ( người vợ đẹp hiền, trung thực và người chồng hèn nhát phản bội làm tay sai cho pháp)

(Hết tiết 1) II. Tìm hiểu chi tiết:

1. Nhân vật Thơm:

- Giáo viên giới thiệu cho Hs những nét chính về nhân vật Thơm: Thơm – Người dân tộc Tày ở Bắc Sơn – Là con gái lớn của cụ Phương và là vợ của Ngọc – một nho lại trong bộ máy chính quyền địa phương . Đã quen với cuộc sống an nhàn được chồng chiều chuộng lại thích sắm sửa ăn diện nên khi cuộc khỡi nghĩa Bắc Sơn nổ ra Thơm vẫn thờ ơ đứng ngoài cuộc trong khi cha và em trai đã trỡ thành những quần chúng tích cực tham gia cách mạng. Nhưn Thơm vẫn chưa đánh mất bản chất trung thực, lòng thương người , lòng tự trọng của một cô gái sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân lao động. Vì thế, Thơm rất quý trọng ông giáo Thái người cán bộ cách mạng có trách nhiệm cũng cố phong trào khi cuộc khỡi nghĩa thất bại và bị đàn áp. Khi biết cha và em trai hy sinh, mẹ điên dại bỏ đi, Thơm rất thương xót và ân hận cô càng bị dày vò, day diết hơn khi dần dần biết được rằng chồng mình đang làm tay sai cho Pháp, dẫn quân Pháp về đánh nghĩa quân.

? Trong lớp kịch này nhân vật Thơm được đặt trong tình huống như thế nào? Tình huống đó đặt vào nhân vật đó ra sao?

? Diễn biến tâm trạng, hành động của thơm ra sao?

? Em đánh giá như thế nào về hành động của Thơm :

- Tình huống căng thẳng đầy kịch tính : Thái, Cửu – hai cán bộ chiến sỹ cách mạng đang bị Pháp lùng bắt gắt gao chạy thẳng vào nhà cô trong khi Ngọc – chồng cô - kẻ đang đi lùng bắt các anh có thể trở về bất cứ lú nào . Tình huống trên buộc Thơm phải nhanh chóng suy tính và có quyết định ngay. Bỏ qua để hai người rơi vào tay Pháp thì lòng cô day diết không yên. Cứu hai anh thì vô cùng nguy hiểm cho chính bản thân cô và cứu bằng cách nào? - Diễn biến tâm trạng:

+ Phút đầu ngạc nhiên + Sau đó lo lắng hốt hoảng

+ Bày tỏ thái độ dứt khoát :Tôi chết thì chết, chứ không báo hai anh đâu.

- Hành động: Hành động ngoan ngoãn, mau lẹ , thân mật như người em gái kéo tay hai người , đây vào buồng riêng với lời dặn kịp thời.

-> Đó là hành động táo bạo bất ngờ với hành động nàyThơm đã thoát ra trạng thái day dứt, từ từ để đứng hẳn vào hàng ngũ quần chúng cảm tình với cách mạng. Đó không phải là một hành động bột phát mà là kết quả của một quá trình nhận thức chuyển biến đấu tranh.

- Thái độ với chồng:

? Trong lớp III thái độ của Thơm đối với Ngọc ra sao?

? Qua sự chuyển biến của nhân vật thơm tác giã khảng định điều gì?

huống nguy hiểm. Tình huống đó buộc Thơm phải tìm cách che mắt chồng, đóng kịch với Ngọc. Những câu hỏi, câu trả lời của cô với Ngọc thật khôn khéo một mặt vẫn tự nhiên như hàng ngày của một người vợ đẹp được chồng yêu chiều, mặt khác càng trò với Ngọc cô càng nhận ra bộ mặt phản bội ham tiền, ham quyền chức, thù hận nhơ nhặt của y. Chính vì vậy đến khi Ngọc lại tất tả ra đi Thơm đã thở phào nhẹ nhõm.-> nỗi lo lắng cho cán bộ cách mạng- một biểu hiện của lòng yêu nước.

->Khẳng định: Ngay cả khi cách mạng gặp khó khăn, bị kẽ thù đàn áp khốc liệt cách mạng vẫn không thể bị tiêu diệt. Nó vẫn tiềm tàng khả năng thức tỉnh quần chúng, cả với những người ở vị trí trung gian như Thơm.

2. Các nhân vật khác; a. Ngọc

? Em đánh giá như thế nào về nhân vật Ngọc?

- Là một người chồng luôn yêu chiều vợ nhưng lại là một tên nho lại đầy tham vọng ngoi lên để thoả mản lòng ham muốn địa vi, quyền lực và tiền tài .

- ở hồi 4 Ngọc càng thể hiện bản chất việt gian phản động y ra sức truy lùng những người cách mạng đặc biệt là Thái và Cửu nhưng Ngọc lại ra sức che giấu bộ mặt thật của mình trước Thơm. Vì thế y càng ra sức chiều chuộng cô. Nhưng qua câu chuyện với Thơm, bản chất và tâm địa của Ngọc càng hiện rõ đầy đủ: tham lam, hiếu sắc ghen tức , tiếp tục dấn sâu vào con đường phản dân hại nước.

Tính cách của Ngọc nhất quán không hề đơn giản. Y khéo che giấu bản chất, đánh lừa được thơm trong cả một thời gian dài .

b. Thái và Cửu

- Em có nhận xét gì về nhân vật

Thái và Cửu? - Đây là hai nhân vật phụ nhưng cũng để lại ấn tượng đậm nét: Hai chiến sỹ cách mạng dũng cảm trung thành. Trong hoàn cảnh nguy hiểm bị kẽ thù lùng bắt vẫn sáng suốt tin tưởng, tranh thủ sự chuyển biến thức tĩnh rõ giúp đỡ của quần chúng nhân dân.

+ Thái: Dày dạn kinh nghiệm, tinh tế

+ Cửu: Hăng hái, nóng nẩy, thiếu chín chắn.

III . Tổng kết:

- Hãy nhận xét về những đặc sắc của nghệ thuật trong đoạn trích trên?

- Đoạn trích giúp em hiểu thêm về điều gì?

1. Nghệ thuật :

- Tình huống, hoàn cảnh bất ngờ gay cấn

- Ngôn ngữ và nhịp điệu thay đổi góp phần bộc lộ tâm trạng, tính cách nhân vật, thúc đẩy hành động tính phát triển, làm cho hồi kịch trỡ nên căng thẳn, ấp dẫn.

2. Nội dung:

- Diễn biến nội tâm của nhân vật Thơm một cô gái có chồng theo giặc từ chỗ thờ ơ với cách mạng sợ liên luỵ đến chỗ đứng hẳn về phía cách mạng. Qua tác giả khẳng định sức thuyết phục của chính nghĩa cách mạng.

IV. Luyện tập:

- Hs tập đọc phân vai một cách diễn cảm.

HĐ3. Hướng dẫn học bài ở nhà

- Soạn bài: Tổng kết tập làm văn

---* * * * *---

Tiết 163+164 : TỔNG KẾT TẬP LÀM VĂN A. Mục tiêu cần đạt.

- Ôn tập và hệ thống hoá những vấn đề về lý thuyết Tập làm văn đã học. - Tích hợp với các văn bản Văn, các bài tiếng Việt đã học.

- Tích hợp với vốn sống trực tiếp và các môn học khác trong chương trình THCS.

- Rèn luyện các kỹ năng về văn bản nghị luận như: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dẫn ý, liên kết câu, diễn đạt:

B. Tiến trình các tổ chức hoạt động dạy và học :

Một phần của tài liệu giao an van 9 t2 (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w