Đọc, tìm hiểu chung văn bản:

Một phần của tài liệu giao an van 9 t2 (Trang 68 - 71)

* Hướng dẫn đọc:

- Giọng đọc trầm lắng, suy tư, xúc động và đượm buồn

- GV gọi HS đọc, nhận xét - GV đọc mẫu

? Nhận xét của em về bố cục ? ? Tình huống truyện là gì và tình huống truyện của văn bản này như thế nào?( Tình huống truyện: Là hoàn cảnh xẩy ra và làm điều kiện cho nhân vật hoạt động nhằm làm cho câu chuyện phát triển và thể hiện được tính cách nhân vật và chủ đề tác phẩm.)

1. Đọc2. Bố cục 2. Bố cục

3. Tình huống truyện

- Tình huống: Căn bệnh hiểm nghèo kiến Nhĩ hầu như bị liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển dù chỉ là nhích nửa người trên giường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt của anh để phải nhờ vào sự giúp đỡ của khác mà chủ yếu là Liên vợ anh.

-> Tình huống đặc biệt trớ trêu như một nghịch lí: Suốt đời Nhĩ đã đi khắp mọi nơi trên trái đất thế mà cuối đời căn bệnh quái ác lại buộc anh vào giường bệnh.

- Dụng ý:

+ Giúp người đọc nhận thức được: Cuộc sống và số phận con người luôn chứa đầy những điều bất thường, nhưng nghịch lí ngẫu nhiên vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả nghững hiểu biết và toan tính của con người. + Làm nổi bật được những suy ngẫm thấm thía của nhân vật và cũng là những suy ngẫm mang đầy tính triết lí của tác giả về cuộc đời.

III. Tìm hiểu chi tiết văn bản

- Theo em nhân vật Nhĩ được khắc hoạ bằng cách nào?

- Em có thể hình dung được mạch cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ không?

- Được khắc hoạ qua việc miêu tả những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật

- Dòng cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ:

+ Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên trong một buổi sáng đầu thu.

+ Những suy ngẫm của Nhĩ và khao khát của anh + Chiêm nghiệm của anh về một qui luật của đời người. a. Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên, gia đình

? Trong buổi sáng đù thu qua khung cửa sổ Nhĩ đã nhìn thấy những gì?

? Cảnh vật được miêu tả bằng cách nào? qua cái nhìn của Nhĩ bức tranh thhiên nhiên hiện lên ra sao?

? Dụng ý nghệ thuật của tác giả khi miêu tả cảnh thiên nhiên trong đoạn văn?

- HS đọc tiếp đoạn văn: “Chờ khi đứa con ... anh sẽ gọi con”

? Những câu hỏi của Nhĩ: “Đêm qua luc gần sáng ...” “Hôm nay ...”

Đã chứng tỏ tâm trạng gì của Nhĩ? ? Chính trong lúc đó Nhĩ mới chợt nhận ra điều gì ở người vợ của mình?

? Từ cảm nhận của Nhĩ về Liên tác giả muốn nói với chúng ta điều gì? ? Vẻ đẹp của quê hương, vẻ đẹp của người vợ hiền đã làm thưc tỉnh điều gì trong long nhân vật Nhĩ? Vì sao anh lại có khát khao ấy?

* Cảnh vật thiên nhiên:

+ Chùm hoa bằng lăng cuối mùa thưa thớt nhưng lại đậm sắc hơn.

+ Con sông Hồng màu đỏ nhạt, mặt trời như rộng thêm ra, vòm trời như cao hơn.

+ Ánh sáng sắc màu của phù sa màu mỡ

-> Cảnh vật được miêu tả theo tầm nhìn của Nhĩ từ gần tới xa, tạo thành một không gian có chiều sâu, rộng

Cảnh vật ấy được hiện lên qua cảm xúc tinh tế của nhân vật. Đó là một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấm áp thơ mộng mà thân thuộc.

-> Dụng ý: Vẻ đẹp bình dị ấm áp và thân thuộc của quê hương ấy chỉ đến lúc này khi đã nằm một chỗ, sau khi đã đi cùng trời cuối đất Nhĩ mới nhận ra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Những suy ngẫm của Nhĩ về gia đình

-Diển tả ý nghĩ của Nhĩ: Dường như bằng trực giác anh bắt đầu nhận ra rằng đời mình sẽ chẳng còn bao lâu nữa. Có cảm tưởng như cuộc sống của anh đang chậm chạp trôi qua từng ngày.

- Cảm nhận của Nhĩ về Liên: Lần đầu tiên Nhĩ để ý thấy Liên đang mặc tấm áo vá, những ngón tay gầy nguộc âu yếm vuốt ve bên vai của anh. Và Nhĩ nhận ra tất cả tình yêu thương sự tảo tần và đức hi sinh thầm lặng của vợ. “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm”- Chính trong những ngày cuối đời Nhĩ mới thực sự thấu hiểu với tấm lòng biết ơn sâu sắc người vợ. Cũng như cánh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa. Và cũng chính nhờ có điều đó mà sau nhiều ngày tháng bôn tẩu tìm kiếm Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này

- Khẳng định sức mạnh tinh thần của gia đình: đó là bến đậu bình yên cho con người qua bao giông tố

* Khao khát: Được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông

-> Đó chính là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa trong cuộc sống. Những giá trị thường bị bỏ qua nhất là thời tuổi trẻ khi con người đang còn đắm đuối với những khát vọng xa vời. Nhưng khi ta đã già, đã từng trải khi ta đã bị bệnh nặng đã nằm liệt trên giường thì khát khao ấy lại bùng dậy và lần này nó còn chen vào cả những ân hậ xót xa. Đã từng in gót chân mọi chân trời xa lạ trên thế gian này mà đến tận cuối đời không thể lên đê, sang bãi để bước đi trên bến sông quê, dẫm chân lên bãi phù sa êm mịn của quê hương. Đây là niềm ân hận, xót xa lực bất tòng tâm và có lẽ còn hơn thế như là có cái gì không phải với quê hương và tuổi trẻ của mình.

b. Suy ngẫm về cuộc đời con người

?Vì sao Nhĩ nhờ con sang sông? ước vọng của anh có thành công không? Vì sao?

?Từ sự việc trên Nhĩ đã chiêm

- Không tự mình đi sang sông được Nhĩ chợt nảy ra sáng kiến nhờ con trai đi thay mình, cảm nhận thay mình nhưng đưa con không hiểu hàm ý của cha nên nó làm theo một cách miễn cướng, lại bị cuốn hút vào trò chơi phá cờ thế ở ngay bên đường để lỡ chuyến đò sang sông duy nhất trong ngày.

-> Điều chiêm nghiệm: Con người ta trên đường đời thật khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng

nghiệm ra điều gì?

? Nhĩ có trách con trai không? Vì sao?

?Từ việc đứa con không hiểu ý cha, không thực hiện được ước muốn của cha Nhĩ còn rút ra được điều gì nữa?

? Ở cuối truyện Nhĩ có một hành động kì quặc: Anh cố sức dơ cánh tay gầy nguộc khoát khoát như đang khẩn thiết ra hiệu cho ai đó ... Hành động ấy có ý nghĩa gì?

chình-,những cám dỗ của cuộc sống. Những điều vòng vèo chùng chình ấy khiến người ta bỏ lỡ nhiều cơ hội, bỏ lỡ nhiều điều tốt đẹp trong cuộc đời. Phải là người từng trải mới dễ dàng nhận ra những cám dỗ ấy và muốn tránh được phải thực sự có ý chí, nghị lực, có bản lĩnh vững vàng… Sự cách biệt giữa hai thế hệ già trẻ- cha con. Họ là những người thân yêu ruột thịt của nhau thương yêu nhau nhưng đâu có hiểu hết về nhau, Đó là qui luật đáng buồn. Làm thế nào để các thế hệ hiểu nhau bổ sung cho nhau những niêm vui khi chưa muộn? Đó là điều trăn trở của Nhĩ và cũng là của Nguyễn Minh Châu muốn nhắn gửi đến cho chúng ta.

- Anh giơ tay khoát khoát…

+ Nôn nóng thúc dục cậu con trai hãy đi mau kẻo lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày

+ Muốn thức tỉnh, thúc dục mọi người tránh xa những cám dỗ chùng chình vòng vèo, đừng nên sa vào những ham muốn nhất thời mà phải biết dứt ra khỏi nó, hãy hướng tới những giá trị đích thực vốn rất giản dị gần gũi và bền vững.

III. Tổng kết:

?Chủ đề câu chuyện là gì?

?Câu chuyện có đặc sắc gì về nghệ thuật?

1. Nội dung: Những suy ngẫm trải nghiệm sâu sắc của

nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh ở mọi người sự trân trọng những vẻ đẹp và giá trị bình dị, gần gũi trong cuộc sống của gia đình, quê hương.

2. Nghệ thuật

- Miêu tả tâm lí tinh tế

- Hình ảnh giàu tính biểu tượng - Xây dựng tình huống đặc biệt - Trần thuật theo dòng tâm trạng

IV. Luyện tập:

Câu 1:Theo em nhân vật Nhĩ thuộc kiểu nhân vật nào? Có phải là nhân vật tính cách, nhân vật số

phận như ông Sáu, anh thanh niên, ông Hai không? (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Không phải. Nhĩ không được khắc hoạ về tính cách số phận mà chủ yếu thể hiện để suy ngẫm trải nghiệm về cuộc đời – nhân vật tư tưởng – một kiểu nhân vật quen thuộc trong các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu.

Câu 2:Từ sự chiêm nghiệm của Nhĩ: Con người không nên sa vào những vòng vèo chùng chình

của cuộc đời, em có liên hệ gì đến bản thân?

- HS tự do phát biểu – GV gợi ý: Không nên sa vào những ham muốn nhất thời như thời trang, phim ảnh, trò chơi điện tử mà cần phải biết định hướng chuyên tâm học hành.

Câu 3: Tìm và phân tích những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong văn bản?

- Nghệ thuật sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng. - Các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng:

+ Hình ảnh bãi bồi, khung cảnh thiên nhiên -> vẻ đẹp của đời sống bình dị thân thuộc, vẻ đẹp của quê hương xứ sở.

+ Đứa con trai sa vào đám cờ thế -> sự chùng chình vòng vèo mà con người khó tránh khỏi trong cuộc đời

+ Hành động và cử chỉ của Nhĩ ở cuối truyện.

HĐ3. Hướng đãn học ở nhà:

- Đọc kĩ tóm tắt truyện

- Nắm vững chủ đề, nghệ thuật của truyện - Làm bài tập ở phần luyện tập

- Soạn bài ôn tập Tiếng Việt

Thứ 3 ngày 23 tháng3 năm 2010

Tiết 138, 139: Tiếng Việt ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT A. Mục tiêu cần đạt:

1.Hệ thống hoá kiến thức:

- Khởi ngữ và các thành phần biệt lập - Liên kết câu và liên kết đoạn văn - Nghĩa tường minh và hàm ý

2. Tích hợp với các văn bản Văn và Tập làm văn đã học

3. Rèn luyện kĩ năng sử dụng các thành phần câu, nghĩa tường minh và hàm ý.

B. Chuẩn bị

- GV và HS soạn bài ôn tập ở nhà, GV chuẩn bị thêm một số bảng phụ, kẻ bảng hệ thống để lên lớp HS điền vào

Một phần của tài liệu giao an van 9 t2 (Trang 68 - 71)