Nhóm 1: Viết mở bài và kết bài Nhóm 2: Viết ý 1 của thân bài Nhóm 3: Viết ý 2 thân bài Nhóm 4: Viết ý 3 thân bài
HĐ4: Đọc và sửa chữa bài viết
- HS các nhóm trình bàyđoạn văn của mình và nhận xét, góp ý sữa chữa cho nhau - GV nhận xét chung
HĐ5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
1.Viết bài tập làm văn – Bài viết số 6: Cảm nhận về truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của
Nguyễn Thành Long
2. Soạn bài “Sang thu”
---* * * * *---
Thứ 2 ngày 1 tháng 3 năm 2010
Tiết 121: Văn bản SANG THU
( Hữu Thỉnh) A. Mục tiêu cần đạt:
1.Giúp HS phân tích được nhứng cảm nhận tinh tế của tác giả về sự biến đổi của thiên nhiên, đất trời từ cuối hạ sang đầu thu.
2.Tích hợp với phần văn ở một số bài thơ viết về thu
3. Rèn luyện kĩ năng đọc diễn cảm và cảm nhận, phân tích thơ trữ tình
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học HĐ1: Bài cũ
- Đọc thuộc bài thơ “Viếng lăng Bác”
- Phân tích ý nghĩa hình ảnh “Mặt trời” trong câu thơ “Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
HĐ2: Dạy học bài mới
* Giới thiệu bài:
- Em biết gì về mùa thu và nhứng bài thơ, bài hát, những bức hoạ nổi tiếng về mùa thu?
- Có một nhà văn đã nói rằng: Mùa thu tiềm tàng ở trong đó những xôn xao rất lạ về sự sống ... Mùa thu là mùa của nhớ nhung và ước hẹn, nhớ nhung những gì đã qua và ước những gì đẹp đẽ sắp đến. Có lẽ chính vì nét đặc biệt ấy mà từ xưa tới nay thu đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận cho thi, ca, nhạc, hoạ. Chúng ta từng biết đến đến bức hoạ “Mùa thu vàng” của Lê - vin – tam, “Thu hứng” của Đõ Phủ, chùm thơ thu nức danh của Nguyễn Khuyến, “Đây mùa thu tới” của Xuân Diệu. Và hôm nay chúng ta sẽ đến với “Sang thu” của Hữu Thỉnh để cảm nhận thêm một nét đẹp nữa của mùa thu trong lúc giao mùa.