Nhận xét, trả bài 1 Ưu điểm:

Một phần của tài liệu giao an van 9 t2 (Trang 33 - 35)

1. Ưu điểm:

- HS cả hai lớp ai cũng đã bước đầu biết làm một bài văn nghị về sự việc hiện tượng đời sống, tỏ ra có những kiến thức vốn sống khi vận dụng vào bài làm

- Chữ viết, trình bày có những tiến bộ rõ rệt, nhất là những bạn trước đây vốn làm bài rất cẩu thả, sơ sài: Lộc ( 9C), Tuân, Tiến Đức, Quốc Đức, Tú A …( 9D)

Yến, Hoa (9D), Hồ Thương, Trần Hoài, Thanh, Minh Phương, Hoài Phương, Nga, Nguyễn Ngọc Linh, Ánh ( 9C)

2. Tồn tại

- Còn rất nhiều bài nội dung chưa thật đầy đủ ( thiếu trình bày biểu hiện, thiếu những suy nghĩ về vấn đề rác thải ở trường em học), hoặc chỉ sa vào phân tích nguyên nhân ( Sang, Duy, Huyền Trang, Việt Hà…9C; , Ngọc Mai (9D)

- Một số bài viết đủ ý những chưa thật cụ thể, sâu sắc, nhất là về việc trình bày tác hại, giải pháp ( Bảo, An, Phúc, Long, Chu Linh, Phượng, Ngọc Tú…9D, Duy, Phú, Đạt-9C…

- Nhiều bài bố cục vẫn chưa thật rạch ròi, rõ ràng từng nội dung ở phần thân bài ( ngay cả bài đạt điểm khá cao: Thanh, Minh Phương, Thảo A, Hiền, (9C), Sương (9D)

3. Kết quả

Lớp Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB

9C 9 24 5

9D 3 38 0

4. Một số đoạn bài vận dụng để học tập, sửa chữa

a. Quả thật như vậy! Đi đâu ta cũng gặp những rác là rác. Ngoài đường đầy bao ni lông, trời nắng thì hễ gặp gió là bay khắp nơi, trời mưa thì bám chặtlấy mặt đường, rất bẩn. Ngay cả những nơi công cộng như gặp gió là bay khắp nơi, trời mưa thì bám chặtlấy mặt đường, rất bẩn. Ngay cả những nơi công cộng như côn viên khu bảo tàng cũng rất nhiều rác. Bao kẹo, giấy loại, vỏ hoa quả…đủ các loại rác thải đều bị con người vứt tung ra đấy. Rác có cả ở sân trường, trong lớp học, ngay cả các phòng thực hành- những nơi được giáo dục kĩ về việc vệ sinh môi trường, cũng có rác. Mọi người đều thấy và đều bỏ qua, cứ điềm nhiên đi trên rác, sinh hoạt vui chơi cùng với rác.

( Hồ Thị Hoài Thương- 9C) b. Bây giờ đi đến đâu, chúng ta cũng đều thấy rác: ngời đường và tất cả những nơi công cộng, nhất là ở các khu chợ. Người ta đi ngoài đường, ăn xong cái kẹo hay bao bim bim thì vứt toẹt luôn xuống lề đường. Người đi mua hàng sử dụng bao ni lông xong cũng vứt đi không thương tiếc.Thậm chí súc vật chết, cũng bị người ta vứt xuống những mương nước, cống rãnh, hay những cánh đồng để rồi xác chết thối rữa, ô nhiễm biết bao nhiêu. Căn bênh xả rác trong xã hội hiện đại thật thiếu văn minh và đáng lên án. Ngay cả trong trường học, tất cả học sinh đều dược giáo dục về vấn đề giữ vệ sinh môi trường, rác thải vẫn xuất hiện khắp mọi nơi, ở sân trường, góc lớp, dưới ngăn bàn, và cả trước văn phòng. Học sinh ăn quà, ăn bánh xong xả rác luôn nơi mình đứng và bỏ đi. Học sinh- những con người ngoan ngoãn ưu tú mà cũng như vậy huống chi người dân.

( Trần Hoài- 9C) c. Khi hỏi về việc xả rác lung tung bừa bãi như vậy, những người dân đã cho rằng vứt ở đó cho tiện, khỏi phải đi xa và ở đó cũng không phải là nhà của ai cả. Còn các bạn lớp em thì bảo, có rỗi đâu mà vứt vào sọt rác, trường là của chung chứ của ai đâu mà sợ. Từ đó em thấy, việc vứt rác bừa bãi là do sự thiếu ý thức, sự ích kỉ của chính mỗi người…

(Hoài Phương- 9C) d. Điều đó đặt ra cho chúng ta những yêu cầu bức thiết là phải tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề này. Phải giám sát quản lí các bãi rác để bắt tận tay những người thiếu ý thức. Sau đó phải xử phạt thật nặng để răn đe: cảnh cáo, phê bình trước tập thể, có thể phạt tiền, phạt lao động…Trong trường học thì phải trừ vào điểm thi đua,phạt vệ sinh trực nhật nhiều ngày, nếu vi phạm nhiều lần thì phê bình dưới cờ, hạ hạnh kiểm… Ngoài ra việc tuyên truyền, nâng cao ý thức đối với mọi người cũng rất quan trọng. Cần tổ chức tuyền truyền qua hoạt động của những người tình nguyện, qua phương tiện thông tin đại chúng để tất cả mọi người hiểu về mục đích của hoạt động vệ sinh môi trường và làm theo. Địa phương phải xây dựng nhiều hố rác công cộng, đặt nhiều thùng rác, thuê người thu gom rác thải hàng tuần…

( Hoàng Đình Tài- 9A)

HĐ2: Hướng dẫn về nhà

- Tự sửa chữa bài viết ở những lỗi cơ bản, cần thiết - Soạn bài: Mùa xuân nho nhỏ

______________* * * * *______________

Tiết 116:

Văn bản MÙA XUÂN NHO NHỎ ( Thanh Hải)

A. Mục tiêu cần đạt:

1. Cảm nhận được xúc cảm của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên, đất nước và khát vọng đẹp để muốn làm một mùa xuân nho nhỏ dâng hiến cho cuộc đời. Từ đó mở ra những suy nghĩ về ý nghĩa, giá trị của cuộc sống của cá nhân là sống có ích, sống để cống hiến cho cuộc đời chung.

2. Tích hợp với phần văn ở bài “Viếng lăng Bác”, Tập làm văn ở bài: “Nghị luận về một bài thơ” 3. Rèn luyện kĩ năng đọc – cảm thụ phân tích hình ảnh thơ trong mạch cvận động của tứ thơ

B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học: HĐ1:Kiểm tra bài cũ

- Đọc đoạn thơ thứ nhất trong bài “Con Cò” và cho biết ý nghĩa của hình tượng con cò trong lời hát ru của mẹ

- Đọc đoạn thơ thứ hai và cho biết ý nghĩa hình tượng con cò trong khổ thơ

HĐ2: Dạy học bài mới

I. Tìm hiểu về tác giả tác phẩm: - Học sinh đọc phần giới thiệu về tác giả, tác phẩm trong sách giáo khoa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

? Hãy tóm tắt những nét chính về tác giả của bài thơ

? Hãy cho biết hoàn cảnh ra đời của bài thơ

1. Tác giả

- Thanh Hải (1930-1980) Quê ở Thừa Thiên Huế

- Là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng miền Nam trong những ngày đầu

2. Tác phẩm:

- Bài thơ được viết vào tháng 11 - 1980 khi tác giả đang nằm trên gường bệnh và chỉ ít ngày sau thì ông qua đời - Đây là giai đoạn đất nước phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thử thách

Một phần của tài liệu giao an van 9 t2 (Trang 33 - 35)