Đọc, tìm hiểu chung văn bản

Một phần của tài liệu giao an van 9 t2 (Trang 35 - 38)

- Giáo viên hướng dẫn: Giọng đọc vui tươi nhẹ nhàng tha thiết (đoạn đầu), sâu lắng thiết tha ở đoạn cuối.

- GV đọc mẫu - Học sinh đọc bài

- GV nhận xét và sửa lỗi nếu cần

? Bài thơ làm theo thể thơ nào? đặc

điểm của thể thơ ấy? ? Xác định bố cục bài thơ?

1. Đọc:

2. Thể thơ: Ngũ ngôn 3. Bố cục: 3 phần

III. Tìm hiểu chi tiết

- HS đọc lại khổ thơ đầu

? Em có nhận xét gì về sử dụng từ ngữ hình ảnh, phép tu từ ở khổ thơ đầu? Tác dụng?

GV lưu ý: Tiếng chim chiền chiện là một hình ảnh không mới trong thơ hiện đại: “Ôi tiếng hát vui say con chim chiền chiện

Trên đồng lúa chiêm xuân nó chao mình bay lượn”

(Tố Hữu) “Con chim chiền chiện

Tiếng hát bay Bay vút, bay cao Lòng đầy yêu mến Khúc hát ngọt ngào”

(Huy Cận)

Song tiếng chim chiện chiện trong thơ

1. Mùa xuân thiên nhiên:

- Câu thơ mở đầu với hình ảnh “dòng sông xanh”, “bông hoa tím” cách sử dụng dảo ngữ “Mọc” gợi lên sự xuất hiện bất ngờ đầy tươi mát tinh khôi của bông hoa tím trên dòng sông xanh. Sự phối hợp hài hoà hai sắc màu “xanh”, “tím” tạo nên một bức tranh thiên nhiên vừa tươi tắn vừa êm đềm thơ mộng. Cách sử dụng hình ảnh thơ vừa chọn lọc vừa giàu sáng tạo, mới mẻ.

- Trong không gian rộng thoáng, trên nền xuân xuất hiện âm thanh tiếng chim chiền chiện. Âm thanh ấy đã làm cho bức tranh ấy từ tĩnh chuyển sang động làm cho bức tranh xuân trở nên ấm áp, sinh động.

Thanh Hải vẫn mang một vẻ đẹp mới lạ.

? Em hiểu như thế nào về hình ảnh thơ “Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng”

? Em có nhận xét gì nhạc điệu của khổ thơ đầu? Yếu tố nào đã tạo nên điều đó? Tác dụng?

* HS đọc khổ thơ thứ hai

- Mùa xuân đất nước được miêu tảbởi nhứng hình ảnh nào? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ hình ảnh trong đoạn thơ?

- Câu thơ “Tất cả như hối hả, tất cả như xôn xao” có tác dụng làm rõ thêm điều gì?

* HS đọc đạon thơ: “Đất nước ... phía trước”

? Hãy nhận xét cách sử dụng hình ảnh và đậm lời thơ trong khổ thơ trên tác dụng?

? Theo em cảm xúc của tác giả khi viết những dòng thơ về mùa xuân đất nước ra sao?

? Hân hoan, rạo rực trước vẻ đẹp của mùa xuân dất trời, tự hào, trân trọng, tin yêu trước mùa xuân đất nước tác giả ước nguyện điều gì? Hãy bình giải về cách sử dụng hình ảnh cũng như tình cảm của tác giả trong đoạn thơ trên?

? ở đầu bài thơ tác giả xưng là “Tôi” nhưng đến khỏ thơ này tác giả xưng “Ta” theo em điều đó có ý nghệ thuật gì?

- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.

Tác giả đã hình tượng hoá âm thanh tiếng chim bằng thính giác mà cả bằng thị giác. Điều đó diễn tả một cảm xúc say mê, hào hứng, hân hoan đến cao độ. Nhà thơ viết được câu thơ như thế không chỉ với một xúc cảm, niềm hưng phấn dạt dào, thăng hoa mà còn với một trí tưởng tượng phong phú.

- Nhạc điệu vui tươi nhí nhảnh. Các yếu tố: Câu thơ 5 chữ, ngắt nhịp, gieo vần linh hoạt – gợi tả nhấn mạnh xúc cảm vui say, chứa chan tình yêu đời, yêu cuộc sống.

b. Mùa xuân đất nước:

- Những hình ảnh:

+ Người cầm súng, lộc dắt đầy + Người ra trận, lộc trải dài

-> Hình ảnh tượng cho đất nước đang vào xuân với công việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Hình ảnh “lộc” là một hình ảnh thơ đa nghĩa không chỉ diễn tả cụ thể sự tươi mới non tơ của cây cỏ hoa lá mà còn diễn tả sức sống trào dâng vươn lên mãnh liệt của đất nước.

- Điệp từ : Tất cả, hai từ láy “hối hả”, “xôn xao” có tác dụng nhấn mạnh khí thế hối hả khẩn trương, náo nức của lòng người.

- Âm điệu hai câu thơ trên trầm lắng đầy suy ngẫm về quá khư vất vả và gian lao của đât nước. Hai câu thơ sau âm điệu vút cao, hình ảnh so sánh “đất nước như vì sao” khẳng định một niềm tin tưởng to lớn vào tương lai của đất nước của dân tộc.

- Xúc cảm đầy tự hào, trân trọng, tin yêu.

3. Tâm niệm của tác giả

- Tác giả ước nguyện: + Ta làm con chim hót một nhành hoa

một nét xuân xao xuyến

-> Điệp ngữ “ta làm” diễn tả ước nguyện tha thiết của nhà thơ muốn dâng hiến cho đời những gì đẹp nhất của lòng mình của cuộc đời mình.

Cách dùng hình ảnh “Mùa xuân nho nhỏ” “Lặng lẽ dâng cho đời”- một cách nói giản dị nhưng chứa đựng một tình cảm chân thành, tự nhiên; sự cống hiến âm thầm, khiêm nhường.

+ Điệp ngữ: “Dù là” Tuổi hai mươi/…khi tóc bạc -> Một tấm lòng đáng quý muốn hiến dâng tất cả cuộc đời, sống trọn cuộc đời cho quê hương đất nước. Và đó cũng là lời nhắn nhủ tới mọi thế hệ về sự cống hiến, hi sinh…

- “Ta” -> Sự hội nhập cái tôi tác giả vào tình cảm chung của đất nước, của dân tộc. Tình cảm cá nhân, riêng tư của nhà thơ đã hoà chung vào vẻ đẹp, tình cảm chung. “Ta”-> ý nghĩa khái quát: Nó diễn tả khát vọng sống

* HS đọc khổ thơ cuối ?Theo em hình ảnh:

“Câu Nam ai, Nam Bình Nhịp phách tiến...” Có ý nghĩa gì?

II. Tổng kết

- Theo em về nghệ thuật bài thơ có những nét gì đặc sắc?

- Bài thơ giúp em cảm nhận được điều gì?

* HS đọc phần ghi nhớ ?Đọc diễn cảm bài thơ

? Em hiểu những gì về tiêu đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

không chỉ của nhà thơ mà còn của cả một thời đại một thế hệ với những con người chân chính- làm cho bài thơ mang sức khái quát lớn có ý nghĩa triết lí.

- Nhà thơ muốn hát lên những câu “Nam ai- Nam Bình”- những điệu dân ca nổi tiếng của xứ Huế với nhịp phách tiền – Cái hồn của âm nhạc dân gian xứ Huế. Tác giả muốn sống mãi trong âm vang của những lời dân ca ấy, trong vẻ đẹp vĩnh hằng của quê hương đất nước.

1. Nghệ thuật:

- Thể thơ 5 chữ với cách gieo vần biến hoá, ngắt nhịp linh hoạt diễn tả đưựoc những cung bậc cảm xúc, giai điệu phong phhú.

- Hình ảnh thơ chọn lọc, giản dị nhưng có ý nghĩa khái quát cao.

- Mạch cảm xúc tự nhiên.

2. Nội dung

+ Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước + Vẻ đẹp của tấm lòng nhà thơ: Tiếng lòng tha thiết mến yêu và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; ước nguyện chân thành muốn được cống hiến cuộc đời cho quê hương đất nước.

HĐ3. Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Học bài

- Soạn bài “Viếng lăng Bác”

---* * * * *---Thứ 3 ngày 9 tháng 2 năm 2010 Thứ 3 ngày 9 tháng 2 năm 2010 Tiết 117: Văn bản VIẾNG LĂNG BÁC ( Viễn Phương) A. Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được niềm xúc động thiêng liêng, tấm lòng thiết tha thành kính và tự hào nỗi đau xót của tác giả miền Nam ra viếng thăm lăng Bác, đặc điểm nghệ thuật của bài thơ: Giai điệu trân trọng tha thiết, phù hợp với tâm trạng và cảm xúc, nhứng hình ảnh ẩn dụ có giá trị xúc tích và gợi cảm. Lời thơ dung dị và cô đúc, giàu cảm xúc mà lắng đọng.

2. Tích hợp với phần văn ở các bài thơ văn viết về Bác, với tập làm văn ở bài: Nghị luận về bài thơ, đoạn thơ

3. Rèn luyện kĩ năng đọc – hiểu thơ trữ tình - phân tích các hình ảnh giọng điệu trong thơ.

B. Chuẩn bị- Gv soạn kế hoạch - Gv soạn kế hoạch

- HS trả lời câu hỏi đọc hiểu C. Tổ chức hoạt động dạy học

HĐ1:Kiểm tra bài cũ

- Đọc thuộc bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”. Hãy cho biết qua bài thơ em cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn của tác giả.

- Trình bày bài tập ở nhà: Bình một đọn thhơ mà em thích.

HĐ2: Dạy học bài mới * Giới thiệu bài mới:

Hồ Chí Minh tên người là cả một niềm thơ: Quả đúng như vậy với tất cả chúng ta Hồ Chí Minh là vĩ lãnh tụ đầy yêu kính và thân thương – Cuộc đời người, vẻ đẹp tâm hồn của người là nguồn cảm hứng dạt dào cho các nhạc sĩ, thi nhân. Đã có không ít nhà thơ viết về Bác và Viễn Phương đã giới thiệu một tiếng lòng ngợi ca vị cha già dân tộc yêu kính với một bài thơ sâu lắng và xúc động “Viếng lăng Bác”

I. Vài nét chung về tác giả tác phẩm ?Qua phần giới thiệu ở SGK em hiểu gì về tác giả, tác phẩm?

- HS trả lời, GV bổ sung

1. Tác giả

- Viễn Phương (Sinh năm 1928) Quê ở An Giang

- Là một trong những cây bút có mặt sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam thời kì chống Mỹ cứu nước.

- Thơ tập trung viết về đề tài chiến đấu, ca ngợi những con người, những sự tích anh hùng, và đi sâu vào đời sống nội tâm trong sáng của con người. Giọng thơ nhỏ nhẹ, giàu tình cảm và chất mơ mộng.

2. Tác phẩm:

- Ra đời vào 4- 1976 khi đất nước được thống nhất,Viễn Phương lần đầu tiên ra thăm lăng Bác

Một phần của tài liệu giao an van 9 t2 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w