- Học sinh đọc đoạn văn trong SGK ? Đoạn văn trong SGK bàn về vấn đề gì?
? Nội dung chính của các câu văn như thế nào?
? Những nội dung trên có quan hệ như thế nào với chủ đề của đoạn văn?
? Trình tự sắp xếp của các câu trong đoạn văn như thế nào?
- Bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại. Đây là một trong những yếu tố góp vào việc thể hiện chủ đề chung: Tiếng nói của văn nghệ.
- Nội dung của các câu:
c1: Tác phẩm nghệ thuật phản ánh thực tại
c2: Khi phản ánh thực tại nghệ sĩ muốn nói lên một đIều mới mẻ.
c3: Cái mới mẻ ấy là lời gửi của một nghệ sĩ.
- Đều hướng vào chủ đề của đoạn văn là cách phản ánh thực tại của người nghệ sĩ.
- Trình tự sắp xếp các câu hợp lý:
+ Tác phẩm nghệ thuật làm gì? (Phản ánh thực tại) + Phản ánh thực tại như thế nào? (Tái hiện và sáng tạo)
+ Tái hiện và sáng tạo thực tại để làm gì? (Để nhắm gửi 1 điều gì đó)
? Mối quan hệ về nội dung được thể hiện như thế nào?
?Từ việc tìm hiểu ví dụ trên, em rút ra được điều gì về liên kết câu và liên kiết đoạn văn?
- Một HS đọc ở SGK, ghi nhớ: SGK - Một HS khác nhắc lại
- Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu được thể hiện
+ Lặp từ vựng: tác phẩm - tác phẩm
+ Dùng từ ngữ cùng trường liên tưởng : Tác phẩm, nghệ sĩ (Tác giả, nhà văn, nhà thơ, hoạ sĩ, nhạc sĩ..) + Phép thế: Dùng từ “Anh” thay thế từ nghệ sĩ. Dùng cụm từ “cái đã có rồi” thay thế cho cụm từ “những vật liệu mượn ở thực tại”
+ Phép nối: dùng quan hệ từ “nhưng”
* Ghi nhớ: (sgk) II. Luyện tập
- HS đọc đoạn văn trong SGK ? Chủ đề của đoạn văn là gì?
+ Chủ đề: Khẳng định năng lực trí tuệ của con người VN và quan trọng hơn là những hạn chế cần khắc phục. Đó là sự thiếu hụt về kiến thức, khả năng thực hành và sáng tạo yếu do cách học thiếu thông minh gây ra.
? Nội dung của các câu văn như thế
nào? + Nội dung đều tập trung vào chủ đề đó.
?Trình tự sắp xếp hợp lý của các ý trong cau văn như thế nào?
+ Trình tự sắp xép hợp lý các ý: - Mặt mạnh của trí tuệ Việt Nam. - Những điểm hạn chế
- Cần khắc phục hạn chế để đáp ứng sự phát triển của nền kinh tế mới
? Các câu được liên kết với nhau bằng
những phép liên kết nào? - Các phép liên kết + “Bản chất trời phú ấy” nối câu 2 với câu 1: Phép đồng nghĩa
+ “Nhưng” Nối câu 3 với câu 2: Phép nối + “ấy là”: Nối câu 4 với câu 3: Phép nối + “Lỡ hỏng” ở câu 4 - 5: Lặp từ ngữ + “Thông minh”: ở câu 5 và 4: lặp từ ngữ
HĐ3. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học thuộc phần: Ghi nhớ
- Làm bài tập thêm: Tập viết đoạn văn có sử dụng phép liên kết - Soạn bài: Luyện tập, “Con cò”
Thứ 6 ngày 29 tháng1 năm 2010
Tiết 110, Tiếng Việt:
LIÊN KẾT CÂU VÀ LIÊN KẾT ĐOẠN VĂN (Luyện tập)
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức: Ôn tập và củng cố các kiến thức đã học về liên kết câu và liên kết đoạn văn.
2. Tích hợp với văn qua văn bản "Con cò" với tập làm văn ở bài: Các làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lý.
3. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng phân tích liên kết văn bản và sử dụng các phép liên kết khi viết văn bản.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Về nội dung sự liên kết đoạn văn được thể hiện như thế nào?
- Về hình thức các câu, các đoạn văn được liên kết với nhau bằng những biện pháp nào?
HĐ2: Dạy học bài mới
* Yêu cầu học sinh thực hiện các bài tập trong SGK
Bài 1: Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn
a. Trường học - trường học -> lặp Như thế -> phép thế
b. Văn nghệ - văn nghệ -> liên kết câu
sự sống - sự sống; văn nghệ - văn nghệ -> liên kết đoạn văn c. Phép liên kết câu
thời gian - thời gian; con người - con người d. Phép liên kết câu
yếu đuối - mạnh; hiền lành - ác (từ trái nghĩa)
Bài 2: Các cặp từ trái nghĩa
- (Thời gian) vật lý - (thời gian) tâm lý - Vô hình - hữu hình
- Giá lạnh- nóng bỏng - Thẳng tắp - hình tròn
- Đều đặn - Lúc nhanh lúc chậm
Bài tập 3
a. Lỗi về liên kết nội dung: Các câu không phục vụ chủ đề chung của đoạn văn Chữa: Thêm một số từ ngữ hoặc câu để thiết lập liên kết chủ đề giữa các câu.
Ví dụ: Cắm đi 1 mình trong đêm. Trận địa đại đội 2 của anh ở phía bãi bồi bên một dòng sông. Anh chợt nhớ hồi đầu mùa lạc hai bố con anh cùng viết đơn xin ra mặt trận. Bây giờ, mùa thu hoạch lạc đã vào chặng cuối.
b. Lỗi về liên kết nội dung: Trật tự các sự việc nêu trong các câu không hợp lý.
Chữa: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian vào câu 2 để làm rõ mối quan hệ thời gian giữa các sự kiện. Ví dụ: Suốt 2 năm anh ốm nặng, chị làm quần quật...
Bài tập 4:
a. Lỗi: Dùng từ ở câu 2 và câu 3 không thống nhất. Cách sửa: Thay đại từ "nó" bằng đại từ " chúng"
b. Lỗi: Từ văn phòng và từ hội trường không cùng nghĩa với nhau trong trường hợp này. Chữa: Thay đại từ " hội truờng" ở câu 2 bằng từ “văn phòng”.
HĐ3. Hướng dẫn học ở nhà:
_________________ * * *** __________________
Thứ 2 ngày 1 tháng 2 năm 2010 Tiết 111 + 112 : Hướng dẫn đọc thêm
Văn bản: CON CÒ
( Chế Lan Viên)
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Giúp HS cảm nhận được vẻ đẹp và ý nghĩa của hình tượng con cò trong bài thơ được phát triển từ của những câu ca dao để ngợi ca tình mẹ và những lời hát ru đói với cuộc sống của con người Việt Nam, thấy được sự vận dụng sáng tạo ca dao của tác giả và những đặc điểm về hình ảnh, thể thơ, giọng điệu của bài thơ.
2.Tích hợp với phần văn ở một số câu ca dao nói về con cò, con vạc, người mẹ với bài thơ “Khúc hát ru những em bé sóng trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm.
3. Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ trữ tình thể tự do, phân tích hình tượng thơ được sáng tạo bằng liên tưởng, tưởng tượng.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- Qua bài văn " Chó Sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La-Phông-ten”, em hiểu đặc trưng của văn học nghệ thuật khác với đặc trưng của khoa học khi phản ánh cuộc sống như thế nào?
- Hãy nhận xét về nghệ thuật của bài văn.
HĐ2: Dạy học bài mới
* Giới thiệu bài mới:
Từ bao đời nay, tình mẫu tử đã trở thành một đề tài lớn cho thi ca nhạc hoạ bởi đó là một tình cảm thiêng liêng mà gần gũi của con người. Đã không ít nhà thơ, nhạc sĩ đã viết rất hay về đề tài đó. Chế Lan Viên- Một nhà thơ lớn của văn học việt nam đã góp thêm một tiếng thơ về tình mẹ qua hình tượng thơ gần gũi thân thuộc với mọi người dân Việt Nam: Con cò