TT Tên tác phẩm
(đoạn trích)
Tác giả Nước Thế
kỷ
Thể loại
1 Buổi học cuối cùng Đô -đê Pháp 19 Truyện ngắn
2 Lòng yêu nước I.Ê- ren - bua Nga 20 Bút ký chính
luận
3 Xa ngắm thác núi Lư Lý Bạch Trung Quốc 8 Thơ
4 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Lý Bạch Trung Quốc 8 Thơ
5 Ngẫu nhiên viết NBMVQ HạTri Chương Trung Quốc 8 Thơ
6 Bài ca nhà tranh bị gió thu phá Đỗ Phủ Trung Quốc 8 Thơ
7 Đánh nhau với cối xay gió Xec van tec Tây Ban Nha 17 Tiểu thuyết
8 Chiếc lá cuối cùng O- Hen-ri Mỹ 19 Truyện ngắn
9 Hai cây phong Ai- ma-tốp Kiếc ghi di 20 Truyện ngắn
10 Đi bộ ngao du Ru-xô Pháp 18 Nghị luận xã
hội 11 Ông Giuốc- đanh học làm bác học Mô- li -e Pháp 18 Hài kịch
12 Cố hương Lỗ Tấn Trung Quốc 20 Truyện ngắn
13 Những đứa trẻ M.Gooc-ki Nga 20 Tiểu thuyết
14 Mây và sóng Ta-go Ân Độ 20 Thơ
15 Rô Bin Xơn ngoài đảo hoang Đi-phô Anh 18 Tiểu thuyết
16 Con chó Bấc Jăc Lơn- đơn Mỹ 20 Tiểu thuyết
17 Chó sói và Cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông ten
H. Ten Pháp 19 Nghị luận văn
học
18 Bố của Xi Mông Mô- pát xăng Pháp 19 Truyện ngắn
19 Cô bé bán diêm An-đec xen Đan Mạch 19 Truyện
II. Nhận xét chung về văn học nước ngoài. ? Qua bảng thống kê trên em có
nhận xét gì về chương trình văn học nước ngoài ở THCS ?
? Tìm hiểu văn học nước ngoài có ý nghĩa ntn?
-Nhận xét:
a. Phong phú về thể loại: Truyện ngắn, tiểu thuyết thơ, kịch, nghị luận
b. Thuộc nhiều nền văn học nỗi tiếng trên thế gới: Pháp, Mỹ, Anh, Trung Quốc, Ân độ, Tây Ban Nha, Nga. Trong đó chủ yếu là VH TQ và VH Pháp. Điều đó chứng tỏ sự ảnh hưởng của VH TQ và Vh phương Tây đến nền văn học dân tộc.
c. Trải dài trên một thời gian lịch sử từ thế kỷ 8 -> 20. d. Nội dung: Mang đậm sắc thái phong tác tập quán của nhiều dân tộc trên thế giới. Nhưng đều hướng con người tới những tình cảm đẹp, yêu cái thiện ghét cái ác. Nổi bật nhất là việc thể hiện:
- Tình yêu quê hương đất nước - Tình gia đình
- Tình nhân đạo
=> Về nội dung và nghệ thuật, văn học nước ngoài cũng có rất nhiều điểm chung với nền VHDT.
Tìm hiểu văn học nước ngoài sẽ giúp ta hiểu biết thêm về về đất nước, con người của các nước trên thế giới, nhất là về nền văn hóa của họ. Cũng học tập được nhiều trong nghệ thuật sáng tác văn chương.
(Tết tiết1) III. Luyện tập
1. Nêu nội dung tư tưởng tình cảm của một số tác phẩm
a. Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Tấm lòng thuỷ chung sâu nặng với quê hương
- Nhắc nhở con người hãy luôn biết yêu quý, hướng về quê hương.
b. Chiếc lá cuối cùng ( Ô- Hen- ri)
- Hướng con người biết đồng cảm, sẽ chia, biết hy sinh vì những mục đích cao đẹp
c. "Mây và sóng"
-Tình mẫu tữ thiêng liêng bất diệt
- Nhắc nhở: Yêu quý trân trọng tình cảm mẹ con, tình cảm gia đình
d. "Con chó Bấc"
- Nhắc nhở con người về tình yêu thương loài vật
e."Rô- Bin- Xơn ngoài đảo hoang"
- Tinh thần lạc, nghị lực phi thường
- Giáo dục con người ý chí bản lĩnh trong cuộc sống.
2. Nêu nét đặc sắc của thơ Đường
+ Đề tài: Tập trung về đề tài thiên nhiên, quê hương, chiến tranh.
+ Nội dung: Diễn tả những tìh cảm sâu sắc của con người về thiên nhiên. quê hương về con người. + Nghệ thật: Hàm sâu, nắm luật chặt chẽ, ngôn từ chắt lọc, có vẽ đẹp hoàn mỹ
3. Đọc diễn cảm bài thơ mà em thích
- Giáo viên gọi khoảng 3-4 Hs đọc bài
4. Hãy tóm tắt những truyện ngắn ( đoạn truyện) mà em thích.HĐ3. Hướng dẫn học bài ở nhà HĐ3. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Soạn bài " Bắc sơn"
---* * * * *---
Thứ 2 ngày 3 tháng 5 năm 2010
Tiết 161+ 162: BẮC SƠN
(Nguyễn Huy Tưởng)
A. Kết quả cần đạt
- Giúp hs nắm vững nội dung ý nghĩa đoạn trích.
- Nghệ thuật viết kịch của Nguyễn Huy Tưởng: Tạo tình huống tổ chức đối thoại và hành động, thể hiện nội tâm tính cáhc nhân vật .
- Tích hợp với các đoạn trích đã học ở lớp 6 và lớp 7 ( " Trưởng giả học học làm sang"
Quan âm Thị Kính)
- Rèn kỹ năng đọc phân vai, phân tích xung đột kịch qua tình huống kịc, qua lời đối thoại giữa các nhân vật trong đoạn kịch.
B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học HĐ1. bài cũ:
- Tình cảm của Bấc đối với Thooc- tơn có gì đặc biệt?
- Hãy nhận xét nghệ thuật miêu tả của Jăc- Lơn- đơn trong đoạn trích.
HĐ2. Dạy học bài mới
* Giới thệu bài: Trong nền kịch cách mạng Việt Nam, Nguyễn Huy Tưởng là người khởi
đầu . Với vở kịch " Bắc sơn" có thể nói ông là người đặt nền móng cho nền kịch cách mạng. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu hồi thứ 4 của vở kịch đó.