Tiến trình tổ chức hoạt động dạyhọc HĐ1: Chữa đề kiểm tra

Một phần của tài liệu giao an van 9 t2 (Trang 63 - 64)

HĐ1: Chữa đề kiểm tra

1. Đề ra: Cảm nhận về truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long

a. Tìm ý và lập dàn ý b. Viết bài văn hoàn chỉnh

2. Yêu cầu đạt được và biểu điểma. Tìm ý và lập dàn ý( 3,0 điểm) a. Tìm ý và lập dàn ý( 3,0 điểm)

- Tìm ý: Biết đặt các câu hỏi và trả lời ngắn gọn VD:

? Đó là một truyện ngắn như thế nào? ( hay và có nhiều ý nghĩa)

? Những ý nghĩa nổi bật của truyện là gì? ( Phản ánh và ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa, con người lao động cống hiến thầm lặng cho quê hương đất nước, để lại những bài học cuộc sống sâu sắc…)

? Cái hay của truyện ngắn là gì? ( NT tạo tình huống nhẹ nhàng, cốt truyện đơn giản, NT miêu tả xây dựng nhân vật, kết hợp kể tả và bình luận-> lấp lánh chât thơ và cũng đậm chất triết lí, suy tư)

- Lập dàn ý: Cần tổ chức sắp xếp và diễn đạt những ý lớn nhỏ khoa học , chính xác ( có luận điểm luận cứ rõ ràng)

VD:

+ Tác phẩm có cốt truyện rất đơn giản nhẹ nhàng kể về cuộc gặp gỡ thú vị ý nghĩa giữa ba nhân vật( tóm tắt lại)…

+ Truyện đã vẽ ra trước mắt người đọc người nghe một bức tranh thiên nhiên Sa Pa lặng lẽ mà thơ mộng, tươi đẹp, có hồn, rất đáng yêu….

+ Đọc truyện ta khâm phục trước hình ảnh những con người lặng lẽ âm thầm làm việc cống hiến hi sinh cho quê hương đất nước…

+ Truyện còn rất ý nghĩa bởi đã để lại cho chúng ta những bài học triết lí về cuộc sống… + Không chỉ giàu mội dung ý nghĩa, mà tác phẩm còn có giá trị nghệ thuật đặc sắc…

b. Viết bài( 7,0 điểm): Yêu cầu diễn đạt thành văn trôi chảy, bố cục rõ ràng, đảm bảo đầy dủ

các ý đã có ở dàn ý, có cảm xúc.

HĐ2: Nhận xét và trả bài 1. Nhận xét

- GV cho một vài em HS tự nhậ xét bài làm của mình trước lớp - GV nhận xét cụ thể bài làm của cả lớp

a. Ưu điểm:

- Phần lớn hiểu và biết cách làm bài, làm bài đúng theo yêu cầu đề ra - Trình bày bố cục nhìn chung có tiến bộ, bài viết có nhiều cố gắng - Một số bài làm khá tốt:

9C: Trần Hoài, Phan Trang, Minh Phương, Thương Hoài…

9D: Hải Yến, Thuỳ Linh, Huyền Thương, Phương Hoa, Sương, Tú B…

b. Tồn tại

- Một số làm bài có tính chất đối phó nhất là các hs lớp 9D: Bảo, Mạnh Cường, Công Cường, An, Long, ánh…9C có Tín.

- Một số không làm đúng theo yêu cầu đề ra như không tìm ý, hoặc làm ngược các bước viết văn trước, tìm ý và lập dàn ý sau…

- Một số chưa tìm ý đúng cách, lập dàn bài chiếu lệ - Một số chưa biết diễn đạt luận điểm mang tính khái quát

- Hầu như không cảm nhận được vẻ đẹp thiên nhiên, nhất là bài học ý nghĩa cuộc sống… - Một số viết hơi nhiều về các nhân vật mà sơ sài hoặc thiếu sót sự cảm nhận về những giá trị khác của tác phẩm.

Những lỗi trên chủ yếu thuộc vào ý thức của những em HS không chịu khó học bài, không coi trọng việc làm bài ở nhà ( nhất là những em học đội tuyển toán)

c. Kết quả

Lớp Điểm giỏi Điểm khá Điểm TB

9C 8 18 12

9D 7 21 13

HĐ3: Hướng dẫn về nhà

- Viết lại bài văn hoặc sửa chửa những loĩi cơ bản - Soạn bài Tổng kết về văn bản nhật dụng

---* * * * *--- Thứ 2 ngày 15 tháng 3 năm 2010 Tiết 131 + 132: Văn bản TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG A. Kết quả cần đạt: 1.Kiến thức:

- Giúp học sinh riểu rõ hơn bản chất khái niệm văn bản nhật dụng.

- Nắm được một số đặc điểm cần lưu ý trong cách tiếp cận, độc hiểu văn bản nhật dụng 2. Rèn luyện kĩ năng hệ thống hoá, so sánh, tổng hợp và liên hệ thực tế.

3. Chuẩn bị : Bảng hệ thống hoá, tìm hiểu tình hình thực tế ở địa phương để liên hệ trong khi ôn tập.

B. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học HĐ1. Kiểm tra bài cũ:

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS.

- GV gọi 3 em mang vở lên để giáo viên kiểm tra sau đó nhận xét đánh giá.

HĐ2: Dạy học bài mới:

Một phần của tài liệu giao an van 9 t2 (Trang 63 - 64)

w