Cách tổ chức, triển khai các luận điểm:

Một phần của tài liệu giao an van 9 t2 (Trang 53 - 54)

* HS đọc văn bản trong SGK

? Trong phần thân bài người viết đã trình bày những nhận xét gì về tình yêu quê hương trong bài thơ?

? Những suy nghĩ ý kiến trong phần thân bài được dẫn dắt, khẳng định bằng cách nào được liên kết với phần mở bài, thân bài và phần kết ra sao?

?Văn bản có sức hấp dẫn thuyết phục không? Có thể rút ra bài học gì qua cách làm bài văn nghị luận trên?

Ví dụ ( sgk)

- Phần thân bài: Từ “Nhà thơ” – “Tế Hanh” Nhà thơ đã viết về quê hương bằng tất cả tình yêu tha thiết, trong sáng đầy thơ mộng của mình.

+ Nổi bật lên là ảnh đẹp như mơ, đầy sức mạnh khi ra khơi.

+Cảnh trở về tấp nập no đủ.

+ Hình ảnh người dân chìm giữa đất trời lộng gió với vị nồng của biển khơi.

- Hình ảnh ngôn từ của bài thơ giàu sức gợi cảm, thể hiện một tâm hồn phong phú, rung động tinh tế.

- Những suy nghĩ, ý kiến của người viết luận được gắn cùng sự phân tích, bài giảng cụ thể hình ảnh, ngôn từ, giọng điệu của bài thơ

- Phần thân bài được liên kết với phần mở bài một cách chặt chẽ, tự nhiên - Đó chính là sự phân tích chứng minh làm sáng tỏ nhận xét bao quát đã nêu ở phần mở bài. Từ các luận điểm này đã dẫn đến phần kết bài đánh giá sức hấp dẫn, khẳng định ý nghĩa của bài thơ.

- Văn bản có sức hấp dẫn, thuyết phục:

+ Văn bản ngắn tập trung trình bày nhận xét, đánh giá những giá trị đặc sắc nổi bật nhất về nội dung cảm xúc và nghệ thuật của bài thơ.

- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK - Một HS khác nhắc lại

+ Khi viết về các trạng thái cản xúc phong thái của Tế Hanh người viết phân tích bình giảng ngay sự đặc sắc của các hình ảnh, câu nhịp, điệu thơ tương ứng.

+ Bố cục mạch lạc, sáng rõ

=> Ghi nhớ( sgk)

III. Luyện tập:

1. Phân tích khổ thơ đầu của bài thơ “Viếng lăng Bác”

- HS tìm các yếu tố cần phân tích: Hình ảnh, ngôn từ, nhạc điệu.

- Yêu cầu nổi bật: Cảm xúc thiết tha, bồi hồi của tác giả khi lần đầu tiên ra thăm lăng Bác.

HĐ3: Hướng dẫn học bài ở nhà:

- Học thuộc phần ghi nhớ - Soạn bài “Mây và Sóng”

---* * * * *---

Thứ 2 ngày 8 tháng 3 năm 2010

Tiết 126: Văn bản MÂY VÀ SÓNG

( Ta go)

A. Mục tiêu cần đạt

1.Kiến thức: Giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử, thấy được đặc sắc nghệ thuật trong sáng tạo tứ thơ bằng những cuộc đối thoại tưởng tượng và xây dựng hình ảnh thiên nhiên trong ý nghĩa tượng trưng.

2.Tích hợp với các: “Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ”, “Con cò”. “Nói với con”, “Nghĩa tường minh và hàm ý”, “Ôn tập về thơ”

3. Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích thơ tự do (thơ văn xuôi), phân tích những hình ảnh tượng trưng.

B. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học HĐ1. Bài cũ:

- Qua bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương em cảm nhận như thế nào về tấm lòng người cha?

HĐ2. Dạy học bài mới

* Giới thiệu bài:

Nếu như qua bài thơ “Nói với con” em đã cảm nhận được tìnhcảm gia đình ấm áp và tình yêu quê hương sâu nặng thì với bài “Mây và Sóng” của Ta-Go các em sẽ được cảm nhân sâu sắc hơn vẻ đẹp thiêng liêng và bất định của tình mẫu tử.

Một phần của tài liệu giao an van 9 t2 (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w