Các phương pháp đánh giá trong GDMN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng trắc nghiệm hình học van hiele của usiskin vào đánh giá kết quả giáo dục tư duy hình học cho trẻ 5 6 tuổi​ (Trang 28 - 31)

Tuỳ theo nội dung đánh giá, người đánh giá sẽ lựa chọn phương pháp nào cho phù hợp. Có thể đưa ra một số phương pháp phổ biến trong đánh giá giáo dục mầm non hiện nay như sau:

Phương pháp đánh giá qua quan sát [16]

Trong đánh giá giáo dục, phương pháp quan sát là một phương pháp quan trọng vì thông qua quan sát giúp giáo viên theo sát được diễn biến quá trình và kết quả học tập của trẻ.

 Ưu điểm

* Cung cấp thông tin cần đánh giá thông qua các hoạt động cũng như biểu hiện của đối tượng một cách chính xác.

* Giữ được tính tự nhiên của đối tượng trong quá trình quan sát. * Thực hiện đơn giản

 Nhược điểm

* Tốn nhiều thời gian.

* Người quan sát dễ bị chi phối bởi các yếu tố chủ quan như cảm xúc, tình cảm, tâm trạng tại thời điểm quan sát.

* Đòi hỏi việc xây dựng phiếu quan sát để quan sát có tính hướng đích cao hơn. [57]

Phương pháp đánh giá qua sản phẩm

Đây là phương pháp đánh giá dựa trên các sản phẩm hoạt động của trẻ (các sản phẩm vẽ, nặn, cắt, dán, xếp hình…), để xem xét, phân tích, đánh giá ý tưởng, mức độ sáng tạo, khả năng thẩm mỹ của trẻ; sự tiến bộ của trẻ. Thông qua sản phẩm của trẻ có thể đánh giá được mức độ kiến thức, kĩ năng, trạng thái xúc cảm, thái độ của trẻ.

 Ưu điểm

* Cung cấp thông tin về trẻ trong suốt quá trình thực hiện và sản phẩm cuối cùng.

* Dễ thu thập thông qua các hoạt động của trẻ. * Đánh giá được sự tiến bộ của trẻ theo thời gian

 Nhược điểm

* Dễ dàng nhầm lẫn giữa việc so sánh kết quả cuối cùng với quá trình hoạt động.

* Khó khăn trong việc lưu trữ sản phẩm của trẻ.[10],[57]

Phương pháp đánh giá qua trò chuyện

Phương pháp đánh giá trẻ thông qua trò chuyện là cách tiếp cận trực tiếp với trẻ thông qua sự giao tiếp bằng lời nói. Trong trò chuyện, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi, gợi mở kéo dài cuộc trò chuyện để có thể thu thập các thông tin theo mục đích đã định.

 Ưu điểm

* Tạo điều kiện cho trẻ thể hiện ý kiến của mình.

* Kích thích trẻ trong việc tư duy để trả lời câu hỏi của cô.

 Nhược điểm

* Tốn thời gian trong việc chuẩn bị nôi dung và hệ thống câu hỏi. * Trẻ dễ dàng bắt chước câu trả lời của nhau nếu trò chuyện theo nhóm. * Giáo viên phải khéo léo trong cách xử lý tình huống xảy ra [10].

Phương pháp đánh giá qua Portfolio

Đây là phương pháp đánh giá dựa vào hồ sơ thu thập sản phẩm hoạt động của cá nhân trẻ hay các ghi chép của giáo viên về trẻ để chứng minh cho sự tiến bộ và thành quả của trẻ đạt được ở các hoạt động học tập theo từng giai đoạn cụ thể. Phương pháp này giúp trẻ gia tăng khả năng đánh giá và tự đánh giá những sản phẩm cụ thể của riêng bản thân trẻ cũng như của các bạn cùng lớp [50].

 Ưu điểm

* Trẻ ngày càng tiến bộ hơn trong việc đánh giá và tự đánh giá các sản phẩm hoạt động của mình và của bạn.

* Tăng cường sự kết nối giữa giáo viên và phụ huynh trong việc đánh giá trẻ.

 Nhược điểm

* Tốn nhiều thời gian trong việc thu thập và tổng hợp. * Khó khăn về việc lưu trữ.

* Nếu giáo viên quá xem trọng đến việc ghi chép và bảo quan tài liệu thì dẫn đến việc xem nhẹ quá trình học của trẻ.[45], [57].

Phương pháp đánh giá qua bài tập, trắc nghiệm

Trắc nghiệm là những bài tập dựa theo tiêu chuẩn, ngắn gọn soạn ra để xác định đặc điểm hay mức độ phát triển của đối tượng. Trắc nghiệm thực hiện cho trẻ em có kèm theo lời chỉ dẫn đã được tiêu chuẩn hoá. Đáp án của các bài tập cũng đã định trước, chúng được đánh giá theo tiêu chuẩn thảo ra trước. Những bài tập này là nhiệm vụ giao cho trẻ để trẻ tự giải quyết, thực hiện nhằm xác định xem kiến thức và kỹ năng của trẻ đã đạt được đến mức độ nào. Bài tập có thể được thực hiện với từng cá nhân trẻ hoặc một nhóm trẻ.

 Ưu điểm

* Đánh giá được nhiều trẻ trong cùng một thời gian.

* Cho ra kết quả chính xác về kiến thức và kỹ năng của trẻ.

* Ít tốn công sức chấm vì đã có sẵn hệ thống đáp án được soạn thảo sẵn.

 Nhược điểm

* Chất lượng của bài trắc nghiệm phụ thuộc rất lớn vào trình độ và kỹ năng của người thiết kế.

Điều lưu ý đối với giáo viên, trong quá trình cho trẻ làm bài tập, giáo viên nên tránh can thiệp hoặc gây ảnh hưởng đến việc trẻ thực hiện làm bài tập, vì những yêu tố gây nhiễu tác động từ bên ngoài dễ ảnh hưởng đến kết quả bài làm của trẻ [4].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng trắc nghiệm hình học van hiele của usiskin vào đánh giá kết quả giáo dục tư duy hình học cho trẻ 5 6 tuổi​ (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)