Chúng tôi sử dụng bài trắc nghiệm cải biên lần 2 để kiểm tra 75 trẻ với mục đích kiểm tra độ tin cậy và độ hiệu lực của bài trắc nghiệm sau khi đã chỉnh sửa dưới sự góp ý của các CBQL cũng như GVMN và sau khi đã thử nghiệm bài trắc nghiệm cải biên lần 1 trên 30 trẻ ở đợt 1. Các trẻ thử nghiệm trong đợt 2 này cũng được lấy ngẫu nhiên từ 3 trường Mầm non là Mầm non C – Quận 7, Mầm non A – Quận 1 và Mầm Non B – Quận Gò vấp; mỗi trường tôi sẽ chọn ra 25 trẻ bất kỳ trong 1 lớp để làm thử nghiệm. Tuy nhiên, các trẻ được chọn trong đợt thử nghiệm lần 2 này không được trùng với các trẻ đã được chọn ngẫu nhiên ở lần thử nghiệm 1.
Bảng 3.10. Hệ số Alpha – độ tin cậy của bảng trắc nghiệm cải biên lần 2
Hệ số Cronbach's Alpha Hệ số Cronbach's Alpha dựa trên các câu chuẩn hóa Số câu
.634 .623 15
Nhìn vào bảng 3.10, chúng ta thấy được rằng mặc dù hệ số Cronbach’s Alpha của trắc nghiệm cải biên lần 2 (0.634) nhỏ hơn hệ số Cronbach’s Alpha của trắc nghiệm cải biên lần 1 (0.778). Nhưng hệ số Cronbach’s Alpha của trắc nghiệm cải biên lần 2 vẫn lớn hơn 0.63. Như vậy thang đo được đánh giá là chất lượng tốt.
Bảng 3.11. Hệ số KMO – Độ hiệu lực của bảng hỏi
Kaiser-Meyer-Olkin Độ hiệu lực của bảng hỏi. .627
Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 336.130
Df 105
Sig. .000
Mức kiểm định ý nghĩa Bartlett’s là 0.0001 < 0.05 cho thấy các câu có tương quan rất cao trong tổng thể.
Qua kết quả kiểm định từ bảng 3.11 chúng ta có thể thấy được hệ số KMO = 0.627 (0.5KMO1) chứng tỏ các câu hỏi trong trắc nghiệm cải biên lần 2 là phù
hợp.