Định hướng cải biên trắc nghiệm hình học Van Hiele của Usiskin để đánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng trắc nghiệm hình học van hiele của usiskin vào đánh giá kết quả giáo dục tư duy hình học cho trẻ 5 6 tuổi​ (Trang 97 - 99)

kết quả giáo dục TDHH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi

Căn cứ vào cơ sở lí luận

Thông qua nghiên cứu cơ sở lí luận, chúng tôi đưa ra các định hướng để cải biên trắc nghiệm như sau:

 Phương án cải biên cần khai thác được các ưu điểm nổi trội của trắc nghiệm: ngắn gọn, chính xác, mang tính chuẩn hoá cao.

 Cần căn cứ vào những lưu ý khi thiết kế trắc nghiệm: cải biên trắc nghiệm cần phù hợp với đặc điểm tư duy của trẻ cũng như đặc điểm ngôn ngữ và văn hoá tại địa bàn thử nghiệm.

 Ngoài ra cần căn cứ vào nội dung chương trình dạy toán hình hình học cho trẻ 5-6 tuổi: Nội dung các câu hỏi có trong trắc nghiệm cần được chuyển ngữ cho gần gũi với ngôn ngữ về toán học của trẻ 5-6 tuổi Việt Nam, phù hợp với

Chương trình GDMN 2009 nhưng vẫn đảm bảo độ chính xác, tránh việc dịch sai ý nghĩa hoặc dịch ý không tương thích giữa các nền văn hoá, cần xác định những yếu tố gây nhiễu trong quá trình chuyển ngữ.

Ngoài những vấn đề lí luận, chúng tôi còn căn cứ vào thực tiễn đánh giá khả năng TDHH của trẻ và công cụ đánh giá khả năng TDHH của trẻ thông qua việc khảo sát các cán bộ quản lý và GVMN dạy lớp Lá.

Căn cứ vào cơ sở thực tiễn

Trong quá trình khảo sát thực trạng tại các trường mầm non, chúng tôi thấy được một số vấn đề còn tồn tại trong việc đánh giá khả năng TDHH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trên địa bàn Tp.HCM như sau:

 Đa phần giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc đánh giá TDHH nhưng do nhiều yếu tố (thời gian đánh giá, thời gian chuẩn bị hệ thống bài tập để đánh giá, việc thực hiện các nội dung dạy học khác...) nên các giáo viên không thể đánh giá một cách thường xuyên và chưa có kế hoạch cụ thể rõ ràng cho việc đánh giá.

 GVMN hầu như chưa có nhiều cơ hội để làm quen với công việc kiểm duyệt các bài tập hay nội dung về hoạt động làm quen với toán nói chung và ở nội dung hình dạng nói riêng; chưa được thực hành và hiểu thấu đáo tầm quan trọng của tính hệ thống của chương trình dạy, sự đảm bảo độ chính xác và độ tin cậy của 1 công cụ dùng để đánh giá…

 Đa phần các giáo viên chỉ dựa vào chương trình GDMN 2009 và Bộ chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi để từ đó tự soạn ra bài tập để đánh giá riêng cho trẻ lớp mình mà không có 1 bộ công cụ chuẩn chung để đánh giá khả năng TDHH của trẻ. Do đó, những bài tập tự soạn này vẫn chưa đảm bảo được tính hợp lý, chặt chẽ, hệ thống và chưa được kiểm duyệt.

Sau khi nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn việc đánh giá trẻ, chúng tôi xin bước đầu đề ra phương án cải biên trắc nghiệm hình học Van Hiele nhằm đánh giá kết quả giáo dục TDHH cho trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng trắc nghiệm hình học van hiele của usiskin vào đánh giá kết quả giáo dục tư duy hình học cho trẻ 5 6 tuổi​ (Trang 97 - 99)