1.5.1. Trắc nghiệm Khái niệm trắc nghiệm Khái niệm trắc nghiệm
Theo Airasian [17], trắc nghiệm là một hình thức kiểm tra có hệ thống, thường được sử dụng để đánh giá thông qua việc thu thập thông tin dưới dạng làm kiểm tra trên giấy với những câu hỏi có sẵn với nhiều sự lựa chọn.
Kubiszyn & Borich [41]: trắc nghiệm và đánh giá là những thuật ngữ đồng nghĩa và có thể được sử dụng để thay thế cho nhau. Trắc nghiệm / Đánh giá thường đề cập đến các biện pháp nhất định mang lại kết quả tại một thời điểm cụ thể.
Một bài trắc nghiệm hay bài kiểm tra được sử dụng để kiểm tra kiến thức của một đối tượng về vấn đề mà đối tượng được kiểm tra đã biết hay đã học. Trắc nghiệm để đo lường mức độ kỹ năng hay kiến thức đã được đạt tới.
Trắc nghiệm [8] là một công cụ đã được tiêu chuẩn hoá dùng để đo lường một cách khách quan một hay một số mặt phát triển của trẻ thông quạ những mẫu câu trả lời bằng ngôn ngữ, phi ngôn ngữ hoặc bằng các hành vi khác.
Các tiêu chuẩn của một trắc nghiệm: Có độ tin cậy cao, nghĩa là kết quả đo bằng trắc nghiệm cùng một nghiệm thể, đối tượng ở nhiều lần đo khác nhau đều cho kết quả giống nhau. Có tính hiệu lực (ứng nghiệm) là trắc nghiệm phải đo được chính hiện tượng cần đo, đúng với mục đích của trắc nghiệm. Tính tiêu chuẩn hoá - cách thức tiến hành, xử lí kết quả phải theo một tiêu chuẩn xác định và có quy chuẩn theo một nhóm chuẩn. Trắc nghiệm trọn bộ thường bao gồm bốn phần: văn bản trắc nghiệm, hướng dẫn quá trình tiến hành, hướng dẫn đánh giá, bản chuẩn hoá.
Phân loại trắc nghiệm
Trắc nghiệm do giáo viên soạn thảo: giáo viên tự soạn thảo trắc nghiệm, thang đánh giá và điểm số tương ứng. Những bài trắc nghiệm này thường có có sự linh hoạt và đa dạng về cấu trúc và cách tính điểm số. Các bài trắc nghiệm đạt chuẩn thường được phát triển bởi các chuyên gia xây dựng thử nghiệm qua thời gian dài. Quá trình phát triển thường bao gồm các thử nghiệm nhỏ, và sau đó được cải biên nhiều lần và thông qua nhiều lần đánh giá trước khi trở thành một bài trắc nghiệm hoàn chỉnh và đưa vào thực tiễn [58].
Trắc nghiệm định mức tham chiếu và trắc nghiệm tham chiếu tiêu chuẩn: Trắc nghiệm định mức tham chiếu cung cấp các thông tin về trẻ và xếp hạng so sánh với kết quả đạt được của những trẻ khác. Trong khi đó, trắc nghiệm tham chiếu tiêu chuẩn cho chúng ta biết về trình độ, kỹ năng, mức độ nhận thức của trẻ so với những tiêu chuẩn đã đề ra trước đó. Dưới đây là bảng so sánh giữa trắc nghiệm định mức tham chiếu và trắc nghiệm tham chiếu tiêu chuẩn [58]:
Bảng 1.4. So sánh giữa trắc nghiệm định mức tham chiếu và trắc nghiệm tham chiếu tiêu chuẩn
Nội dung so sánh Trắc nghiệm định mức tham chiếu
Trắc nghiệm tham chiếu tiêu chuẩn
Tỉ lệ trẻ đúng 50% 80%
So sánh hiệu suất của trẻ So sánh với trẻ khác So sánh với tiêu chuẩn dự kiến Phạm vi nội dung được lấy
mẫu
Mở rộng mục tiêu Thu hẹp, bao gồm vài mục tiêu
Tính toàn diện của nội dung được lấy mẫu
Thường chỉ có 1-2 mục cho mỗi mục tiêu
Mang tính toàn diện, thường có 3 hoặc nhiều hơn các mục cho mỗi mục tiêu
Sự biến đổi Sự biến đổi nhiều Sự biến đổi có thể là tối thiểu
Ưu - hạn chế của trắc nghiệm
Ưu điểm cơ bản của trắc nghiệm:[8] Tính chất ngắn gọn
Tính tiêu chuẩn hoá
Đơn giản về thiết bị và kĩ thuật
Định lượng được kết quả nghiên cứu.
Hạn chế cơ bản của trắc nghiệm: [8]
Trắc nghiệm chỉ quan tâm đến kết quả thống kê cuối cùng, không chú ý đến quá trình dẫn đến kết quả.
Không tính đến các nhân tố đa dạng có thể ảnh hưởng đến kết quả trắc nghiệm....
Những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế trắc nghiệm
Thiết kế trắc nghiệm là một phần quan trọng trong việc đánh giá trình độ nhận thức của người học cũng như khả năng áp dụng các kiến thức đã học vào các lĩnh vực nhất định. Trước khi thiết kế trắc nghiệm, người đánh giá cần xem xét một số vấn đề sau đây nhằm làm rõ hơn nội dung muốn thiết kế để kiểm tra/ đánh giá:
Xem xét mục đích của việc kiểm tra / đánh giá:
Nội dung/ Lĩnh vực muốn đánh giá: Kiến thức / Kỹ năng / Thái độ / Niềm tin
Hành vi / Nhận thức / Tình cảm
Theo dõi sự tiến bộ của người học để từ đó điều chỉnh chương trình giáo dục phù hợp hơn với trình độ nhận thức của người được đánh giá.
Bài kiểm tra nhằm mục đích kích thích người học trong việc tìm kiếm kiến thức sâu rộng hơn.
Nếu là bài kiểm tra cuối kỳ sẽ cung cấp cho người đánh giá một cái nhìn tổng quan về trình độ, khả năng của người học; từ đó có thể so sánh và đưa ra nhận định về mức độ phát triển của người học so với chương trình giáo dục.
Nếu là bài kiểm tra giữa kỳ, sẽ đánh giá được trình độ hiện tại của người học để kịp thời điều chỉnh phương pháp giáo dục và chương trình giáo dục.
Duy trì tính nhất quán giữa các mục tiêu của khoá học, phương pháp giảng
dạy, và các bài kiểm tra dùng để đo đạt được mục tiêu. Ví dụ, nếu mục tiêu của khoá học là để nhấn mạnh việc xem xét và ghi nhớ thông tin, sau đó có thể kiểm tra bằng những câu hỏi nhằm khơi gợi lại kiến thức đã; nếu mục tiêu của khoá học nhằm nhấn mạnh việc phân tích và tổng hợp thì bài kiểm tra có thể được thiết kế để chứng minh cách thức mà người học đã tiếp thu những kiến thức đó tốt như thế nào.
Sử dụng các phương pháp thử nghiệm phù hợp với mục tiêu học tập: Ví
dụ, một bài kiểm tra nhiều lựa chọn có thể hữu ích cho việc chứng minh nhớ lại, hoặc một bài viết hoặc giải quyết vấn đề mở cho người học để chứng minh sự phân tích độc lập hoặc tổng hợp.
Giúp trẻ chuẩn bị: Hầu hết trẻ sẽ giả sử rằng trắc nghiệm được thiết kế để
đánh giá những điều quan trọng nhất mà họ đã học được trong khóa học. Bạn có thể giúp trẻ chuẩn bị cho bài kiểm tra bằng việc làm rõ mục tiêu khóa học cũng như xem xét các tài liệu. Điều này sẽ cho phép các bài kiểm tra tập trung vào những gì bạn muốn người học lưu lại lâu nhất có thể.
Sử dụng các ngôn ngữ phù hợp: (trong mục tiêu, giảng dạy trong lớp học, và
bằng văn bản các câu hỏi kiểm tra) để mô tả các kết quả mong đợi. Nếu bạn muốn sử dụng các từ như giải thích hoặc thảo luận, chắc chắn rằng bạn sử dụng chúng một cách nhất quán và người học biết vì sao bạn sử dụng những thuật ngữ ấy.
Thiết kế các mục kiểm tra cho phép trẻ trình bày vốn kiến thức của trẻ: Có
nghĩa là nếu người học đã không hoàn toàn nắm bắt được tất cả mọi kiến thức trong khóa học vẫn có thể chứng minh được những cái họ đã học.
1.5.2. Quy trình cải biên Trắc nghiệm
Theo Hướng dẫn dịch thuật và Thích nghi bộ công cụ của Uỷ ban Bộ công cụ Quốc tế (International Test Commission – ITC), có tổng cộng 7 bước tiến hành cho một bài cải biên trắc nghiệm[2].
Bước 1: Lập hội đồng cải biên
Hội đồng cải biên được thành lập bao gồm những thành viên là những người bản xứ cũng như những chuyên gia Việt Nam am hiểu về giáo dục học, tâm lý học, thống kê...nhằm mục đích:
Định hướng việc cải biên và chuyển ngữ, đồng thời đề xuất và phê duyệt các thay đổi.
Thiết kế và giám sát quá trình thu thập số liệu để xử lý thông tin.
Phân tích hoặc tư vấn việc phân tích số liệu.
Bước 2: Chuyển ngữ
Dịch bản trắc nghiệm từ tiếng Anh sang tiếng Việt: yêu cầu người dịch có khả năng tiếng Anh tốt.
Chuyển ngữ bản dịch theo đúng thuật ngữ chuyên ngành: yêu cầu người dịch có khả năng tiếng Anh tốt và hiểu biết về chuyên ngành liên quan đến Trắc nghiệm và trẻ mầm non.
So sánh bản dịch đã chuyển ngữ với bản gốc tiếng Anh: so sánh bảng dịch với bản gốc để rà soát những sai xót trong quá trình dịch.
Điều chỉnh bản dịch: điều chỉnh lại những sai sót lần cuối trong quá trình chuyển ngữ. đồng thời xem xét sự phù hợp với đặc điểm tâm lý của trẻ cũng như văn hoá địa phương (Phiên bản 1).
Bước 3: Nghiên cứu thử nghiệm (Lấy ý kiến người dân) bằng bản dịch Phiên bản 1: Sử dụng bản dịch để thử nghiệm đánh giá trẻ, đồng thời đề nghị những người liên quan đến trẻ (Phụ huynh, giáo viên, CBQL) nhận xét về bản dịch và đưa ra các góp ý cải thiện.
Bước 4: Cải biên: Sau khi thử nghiệm đánh giá trẻ và thu thập ý kiến của những người liên quan đến việc chăm sóc - giáo dục trẻ, hội đồng cải biên phân tích sự phù hợp văn hoá địa phương của hệ thống các câu hỏi đã được dịch và tiến hành đưa ra các đề xuất về cải biên (Phiên bản 2).
Bước 5: Nghiên cứu thí điểm (Pilot): nghiên cứu trên nhóm nhỏ trẻ để xem xét mức độ khả thi của bài trắc nghiệm sau khi đã dịch, quan sát quá trình trẻ làm bài trắc nghiệm gặp những khó khăn gì về mặt từ ngữ hay hình ảnh để từ đó tiếp tục đưa vào điều chỉnh bản trắc nghiệm (Phiên bản 3).
Bước 6: Tiếp tục điều chỉnh bảng hỏi sau khi nghiên cứu thí điểm để đưa vào sử dụng rộng rãi trên diện rộng.
Bước 7: Sử dụng bài trắc nghiệm đã cải biên trên diện rộng: Đưa phiên bản cải biên 3 vào thử nghiệm trên diện rộng để lấy số liệu thực tiễn cho việc phân tích.