Tôi sử dụng bản trắc nghiệm cải biên lần 1 để kiểm tra 30 trẻ với mục đích kiểm tra độ tin cậy và độ hiệu lực của bài trắc nghiệm. Do gặp khó khăn trong việc tiếp cận trẻ và đây là bước đầu để tìm hiểu xem khả năng ứng dụng của dạng trắc nghiệm này vào việc đánh giá kết quả giáo dục TDHH của trẻ 5-6 tuổi, nên tôi chỉ có thể kiểm tra trên lượng nhỏ 30 trẻ trong đợt 1 này. Các trẻ thử nghiệm được lấy ngẫu nhiên từ 3 trường Mầm non là Mầm non C – Quận 7, Mầm non A – Quận 1 và Mầm Non B – Quận Gò Vấp; mỗi trường tôi sẽ chọn 10 trẻ bất kỳ của 1 lớp để làm thử nghiệm. Lí do tôi chọn trẻ của 3 trường này vì qua quá trình tìm hiểu, tôi thấy được khả năng và trình độ của trẻ ở các trường này đều ở mức độ đồng đều nhau, điều đó thuận tiện trong quá trình thử nghiệm cho đợt trắc nghiệm đầu tiên này.
Bảng 3.4. Bảng mô tả kết quả thống kê kiểm tra 30 trẻ
Câu hỏi
Quan sát Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Độ lệch sai số Số liệu Số liệu Số liệu Số liệu Độ lệch sai số Số liệu
C1 30 0 3 2.70 .206 .923 C2 30 0 4 2.90 .176 .788 C3 30 0 4 2.80 .268 1.196 C4 30 1 4 2.55 .223 .999 C5 30 0 4 .80 .247 1.105 C6 30 0 3 .90 .289 1.294 C7 30 0 5 .95 .394 1.761 C8 30 0 5 1.75 .383 1.713 C9 30 0 4 1.25 .270 1.209 C10 30 0 5 2.00 .441 1.974 C11 30 0 5 1.45 .473 2.114 C12 30 0 5 .85 .357 1.599 C13 30 0 5 2.60 .393 1.759 C14 30 0 5 1.60 .426 1.903 C15 30 0 5 1.85 .399 1.785 Số lượng 30
Bảng 3.4 thể hiện điểm trung bình của từng câu hỏi. Câu 5 thì điểm chung bình thấp nhất và Câu 2 thì điểm chung bình cao nhất.
Vì nội dung chính của phần này là kiểm tra độ tin cậy và độ hiệu lực của trắc nghiệm cải biên lần 1 nên ta sẽ không phân tích chi tiết kết quả kiểm tra trẻ mà phân tích chỉ số Cronbach’s Alpha để đánh giá chất lượng thang đo và hệ số KMO để đo độ hiệu lực của trắc nghiệm cải biên lần 1.
Bảng 3.5. Hệ số Alpha – độ tin cậy của bảng hỏi
Hệ số Cronbach's Alpha Hệ số Cronbach's Alpha dựa trên các câu chuẩn hóa Số câu
.778 .761 15
Hệ số Cronbach’s Alpha là 0.778 > 0.63.Như vậy thang đo được đánh giá là chất lượng tốt và có thể sử dụng được.
Bảng 3.6. Ma trận Correlation Matrix – Hệ số tương quan giữa các câu hỏi
Trong nghiên cứu, việc đánh giá TDHH của trẻ dựa vào một cụm các câu hỏi có mối liên hệ, tương quan với nhau. Dựa vào sự tương quan giữa các câu hỏi ta có thể điều chỉnh những câu hỏi có nội dung không phù hợp với mục tiêu của bảng hỏi. Thang đo có độ hiệu lực tốt khi các câu hỏi phải mang tính đồng nhất.
Cụ thể, hệ số tương quan của các câu hỏi được xác định như sau:
Bảng 3.7. Bảng xét mối tương quan các câu
Hệ số tương quan Kết quả
0.3 x 0.3
Không quan hệ với nhau
0.3 0.3
x x Mối tương quan ở mức chấp nhận được
0.3 x 1 Giá trị càng cao thì mối tương quan càng chặt chẽ
1 x 0.3
Tương quan nghịch giữa 2 biến
Bảng 3.8. Mối tương quan của các câu trong trắc nghiệm cải biên lần 1
Câu Câu tương quan
1 3 2 9 3 1, 7, 10 4 7,8,9,11,14 5 13 6 8,9,10,11,12,14 7 3.4.8 8 4,6,7,9,10,11 9 2, 4, 6, 8, 10, 11, 15 10 3, 6, 8, 9, 11, 12,14,15 11 4, 6, 8, 9, 10, 12, 14, 15 12 6, 10, 11, 14, 15 13 5 14 4, 6, 10, 11, 12, 15 15 9, 10, 11, 12, 14
Qua thống kê ở bảng trên, chúng ta có thể thấy được rằng các câu hỏi trong bảng trắc nghiệm cải biên 1 có mối tương quan nhau.
Bảng 3.9. Hệ số KMO – Độ hiệu lực của bảng hỏi
Kaiser-Meyer-Olkin Độ hiệu lực của bảng hỏi .447 Bartlett's Test of Sphericity Approx. Chi-Square 154.435
Df 105
Sig. .001
Mức kiểm định ý nghĩa Bartlett’s là 0.001 < 0.05 cho thấy các câu có tương quan rất cao trong tổng thể.
tôi sẽ ghi nhận các nhận xét cũng như lời góp ý về mặt chuyên môn của các CBQL và giáo viên, để từ đó có thể điều chỉnh lại cho hợp lý cho lần kiểm tra lại ở trắc nghiệm cải biên lần 2.