Quy trình cải biên trắc nghiệm được đề xuất trong đề tài bao gồm các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng trắc nghiệm hình học van hiele của usiskin vào đánh giá kết quả giáo dục tư duy hình học cho trẻ 5 6 tuổi​ (Trang 99 - 102)

bước sau

Dựa theo mục 1.5.2 ở chương 1, chúng tôi xin đưa ra quy trình cải biên cho bài trắc nghiệm hình học Van Hiele của Usiskin, nhưng do nhiệm vụ của đề tài chỉ dừng lại ở bước đầu tìm hiểu khả năng ứng dụng trắc nghiệm hình học Van Hiele của Usiskin vào việc đánh giá kết quả giáo dục TDHH cho trẻ 5-6 tuổi tại Việt Nam và việc cải biên một bài trắc nghiệm là việc của cả một hội đồng bao gồm rất nhiều chuyên gia. Vì những lí do trên, tôi chỉ dừng lại ở 5 bước sau đây:

Bước 1: Chuyển ngữ (dịch thuật): dựa vào bản trắc nghiệm tiếng Anh, tôi sẽ dịch thuật để chuyển thành ngôn ngữ tiếng Việt và vẫn đảm bảo giữ nguyên gốc nội dung, cấu trúc lẫn câu từ của bài trắc nghiệm.

Bước 2: Cải biên trắc nghiệm lần 1: Sau khi đã chuyển ngữ bản trắc nghiệm sang tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy rằng trong tất cả các câu hỏi, chỉ có phần hỏi là có hình ảnh kèm theo, còn phần đưa ra các đáp án đều là phần chữ. Vì đặc điểm trẻ mầm non Việt Nam (trẻ 5-6 tuổi) chỉ mới làm quen với chữ viết nên sẽ khó khăn trong việc đọc, do đó các phần lựa chọn sẽ được chuyển đổi thành hình ảnh cho phù hợp với đặc điểm đọc hiểu của trẻ. Ngoài ra, chúng tôi vẫn giữ nguyên nội dung lẫn câu từ có trong các câu hỏi.

Bản gốc

Bản chuyển ngữ

Hình 3.1. Minh họa chuyển câu hỏi số 1 từ bản gốc sang bản cải biên lần 1 Bước 3: Nghiên cứu thử nghiệm bản cải biên trắc nghiệm lần 1 trên trẻ (30 trẻ): Chúng tôi sử dụng bản cải biên trắc nghiệm lần 1 để thử đánh giá khả năng TDHH của trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi trên địa bàn Tp.HCM, đồng thời chúng tôi cũng sẽ gửi bản trắc nghiệm này đến các CBQL cũng như các GVMN đang dạy lớp Lá tại các trường thử nghiệm để lấy ý kiến phản hồi về bài trắc nghiệm cải biên (nội dung các câu hỏi trong bài trắc nghiệm, câu hỏi khó hiểu, câu hỏi không phù hợp, cấu trúc các câu hỏi trong bài trắc nghiệm, câu từ được sử dụng trong bài trắc nghiệm…). Dựa trên kết quả trắc nghiệm của trẻ, chúng tôi tiến hành kiểm tra độ tin cậy và độ hiệu lực của bản cải biên trắc nghiệm lần 1 thông qua chỉ số Cronbach’s Alpha ( Chỉ số Cronbach’s Alpha có giá trị tối thiểu là 0.63 [32] và hệ số KMO.

Bước 4: Cải biên trắc nghiệm lần 2: Sau khi thu thập ý kiến của các CBQL cũng như các GVMN dạy lớp Lá về bản cải biên trắc nghiệm lần 1, song song đó chúng tôi cũng xem xét phân tích kết quả làm trắc nghiệm của các trẻ đã tham gia thử nghiệm, từ đó chúng tôi tiến hành cải biên trắc nghiệm lần 2 cho phù hợp với ngôn ngữ địa phương lẫn văn hoá và nội dung chương trình học của trẻ ở địa bàn tiến hành nghiên cứu (Một số câu từ trong nội dung câu hỏi sẽ được thay đổi cho phù hợp với đặc điểm nhận thức về hình hình học của trẻ, chỉnh sửa những từ ngữ khó hiểu, loại bỏ những cụm từ thừa gây nhiễu trong quá trình nghe hiểu câu hỏi của trẻ…).

Bản cải biên trắc nghiệm lần 1

Bản cải biên trắc nghiệm lần 2

Hình 3.2. Minh họa chuyển câu hỏi số 6 từ bản cải biên lần 1 sang bản cải biên lần 2 Bước 5: Nghiên cứu “thí điểm” (Pilot) bản cải biên trắc nghiệm lần 2: Chúng

tôi tiến hành thử nghiệm bản cải biên trắc nghiệm lần 2 trên trẻ Mẫu giáo 5-6 tuổi (75 trẻ). Dựa trên kết quả trắc nghiệm của trẻ, chúng tôi tiến hành kiểm tra độ tin cậy và độ hiệu lực của bản cải biên trắc nghiệm lần 2. Chúng tôi cũng sẽ tiến hành đối chiếu giữa kết quả trắc nghiệm trẻ làm với kết quả đúng của bài trắc nghiệm; tiếp đó chúng tôi sẽ cộng điểm tổng mà trẻ đã làm được để quy chiếu vào các cấp độ TDHH của Van Hiele, cuối cùng chúng tôi sẽ dùng các thông số thống kê để phân tích số liệu thu được và đưa ra các nhận xét đánh giá về khả năng TDHH của trẻ. Dựa trên kết quả trắc nghiệm của trẻ, chúng tôi tiến hành kiểm tra độ tin cậy và độ hiệu lực của bản cải biên trắc nghiệm lần 2 thông qua các chỉ số Cronbach’s Alpha và hệ số KMO.

Đây là bài trắc nghiệm dành cho người học ở các lứa tuổi từ nhỏ đến lớn. Dựa vào nội dung chương trình GDMN Việt Nam và đánh giá của các CBQL cũng như các giáo viên tại trường mầm non về mức độ tương quan giữa chương trình dạy trẻ mầm non và lý thuyết TDHH của Van Hiele, tôi chỉ cải biên 15 câu hỏi đầu thuộc 3 cấp độ TDHH của Van Hiele trong bài trắc nghiệm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng trắc nghiệm hình học van hiele của usiskin vào đánh giá kết quả giáo dục tư duy hình học cho trẻ 5 6 tuổi​ (Trang 99 - 102)