Trẻ 5-6 tuổi trên cơ bản đã phân biệt được những đặc điểm đặc trưng của các hình hình phẳng như hình tròn, hình vuông, hình tam giác và hình chữ nhật. Biết gọi tên đúng vật hoặc tìm đúng vật khi được yêu cầu. Cần tiếp tục luyện tập cho trẻ sử dụng các hình này như những hình chuẩn để xác định được hình dạng của các đồ vật xung quanh trẻ.
Khả năng kết hợp linh hoạt giữa tay và mắt đã hoàn thiện hơn trong việc nhận biết các hình phẳng. Vì vậy, giáo viên cần tiến tới cho trẻ nhận biết, gọi tên các hình khối như khối cầu, khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật thông qua biện pháp khảo sát hình như: cấu tạo bề mặt khối, số lượng các mặt của 1 hình khối, hình dạng của mặt khối cấu thành nên hình khối...
Trên cơ sở những kiến thức cơ bản về hình khối trẻ được học, dạy trẻ phân biệt sự giống và khác nhau giữa khối cầu và khối trụ, khối vuông và khối chữ nhật dựa và những dấu hiệu manng tính bản chất hơn; dạy trẻ cách thức tạo ra các khối này.
Dạy trẻ sử dụng các hình khối đã biết để xác định hình dạng của các vật có xung quanh trẻ: cái cốc, bình nước, lon bia, hộp bánh... [7]
Nhìn chung, chúng tôi thấy rằng chương trình GDMN về nội dung hình dạng đã thể hiện được tính kế thừa, tính liên tục khi đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ từ 5-6 tuổi. Qua đó, dễ dàng thấy được
con đường hình thành các biểu tượng và khái niệm hình học của trẻ mẫu giáo bắt đầu từ việc khảo sát hình dạng của các đối tượng gần gũi xung quanh trẻ, trẻ không đồng nhất các hình hình học với các đồ vật giống chúng mà biết sử dụng các hình hình học như những tiêu chuẩn để so sánh và xác định hình dạng của các đồ vật xung quanh trẻ, bước đầu nhận diện được các hình hình học qua các dấu hiệu đặc trưng bên ngoài.