Kết quả góp ý cho bản trắc nghiệm lần 1 về TDHH theo Van Hiele

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng trắc nghiệm hình học van hiele của usiskin vào đánh giá kết quả giáo dục tư duy hình học cho trẻ 5 6 tuổi​ (Trang 103 - 106)

3.3.1. Kết quả góp ý cho bản trắc nghiệm lần 1 về TDHH theo Van Hiele của Usiskin Usiskin

Chúng tôi lấy ý kiến góp ý cho bảng kiểm tra 15 câu từ 5 CBQL và 42 GVMN. (2 Trường Mầm non Quận 3, 1 Trường Mầm non Quận 1, 2 Trường Mầm non Quận Gò Vấp, 1 Trường Mầm non Q 7). Kết quả góp ý thể hiện ở bảng 3.2.

Bảng 3.2. Kết quả số giáo viên góp ý bản trắc nghiệm lần 1 Câu

hỏi

Góp ý về câu từ của giáo viên Góp ý về hình ảnh của giáo viên

Số lượng Phần trăm Số lượng Phần trăm

1 38 80.85 5 10.34 2 38 80.85 7 14.89 3 38 80.85 10 21.28 4 38 80.85 10 21.28 5 38 80.85 17 36.17 6 43 91.49 20 42.55 7 35 74.47 18 38.3 8 35 74.47 10 21.28 9 15 31.91 3 6.38 10 2 4.26 0 0 11 10 21.28 0 0 12 3 6.38 0 0 13 17 36.17 2 4.26 14 8 17.02 0 0 15 13 27.66 4 8.51

Từ bảng 3.2 chúng ta có thể nhận thấy rằng, đa số GVMN quan tâm nhiều đến cách diễn đạt câu hỏi cho phù hợp với trẻ mầm non. Và với những câu từ câu 1 đến câu 8 thì số lượng giáo viên góp ý cho từ ngữ diễn đạt nhiều từ 74.47 đến 91.49 %. Trong khi các câu còn lại thì số lượng góp ý thấp dần. (Điển hình câu 10 chỉ có 4.26% tương ứng với 2 giáo viên). Nguyên nhân có sự chênh lệch lớn như vậy bắt nguồn từ việc do 8 câu đầu là những câu hỏi có nội dung đơn giản và khá quen thuộc với các giáo viên, vì vậy các cô rất thoải mái trong vấn đề chia sẻ chuyên môn cũng như mạnh dạn nói lên ý kiến cá nhân về chuyên môn của mình; trong khi các câu về sau mức độ về nội dung câu hỏi khó dần và xa lạ thì số giáo viên đóng góp để cải thiện việc chỉnh sửa câu từ cũng ít dần. Một B.T.V, CBQL ở quận Gò Vấp đã nêu lên nhận định “Các

từ ngữ dùng trong bài trắc nghiệm này nghiêng về thuật ngữ nhiều quá và ngôn từ được dùng khá cứng nhắc đối với trẻ mầm non của nước ta. Theo tôi, tác giả nên chỉnh sửa lại câu từ cho gần gũi hơn với việc nghe hiểu của trẻ Việt Nam chúng ta và đặc biệt sử dụng ngôn từ nên mềm mại lại một chút, tạo cảm giác giống như trò chuyện với trẻ hơn là việc hỏi - đáp giữa cô và trẻ”. Cô N.T.N.T, GVMN tại trường mầm non ở quận 1 đưa ra ví dụ cụ thể hơn cho việc chỉnh sửa “Khi nhìn vào bài trắc nghiệm, tôi thấy từ ngữ sao giống trả bài quá. Ví dụ như ở câu hỏi 1 - Trong các hình sau, hình nào là hình vuông?, nghe giống như là bắt ép trẻ trả lời vậy. Nếu là tôi, tôi sẽ chỉnh sửa lại từ ngữ ở câu 1 như sau: Nhìn vào ba hình dưới đây, con hãy cho cô biết hình nào là hình vuông nhé?; với cách hỏi nhẹ nhàng như vậy, trẻ của tôi chắc chắn sẽ vui vẻ trả lời ngay.” Tôi xin đưa ra chỉnh sửa cho một số câu hỏi điển hình đã được các CBQL và GVMN góp ý:

Bảng 3.3. Minh họa kết quả góp ý của giáo viên cho trắc nghiệm lần 1

Câu hỏi Bản trắc nghiệm lần 1 Chỉnh sửa lại từ ngữ

1 Trong các hình sau, hình nào là hình vuông?

Nhìn vào 3 hình dưới đây, con hãy cho cô biết hình nào là hình vuông? 2 Trong các hình sau, hình nào là

hình tam giác?

Nhìn vào 3 hình dưới đây, con hãy cho cô biết hình nào là hình tam giác? 3 Trong các hình sau, hình nào là

hình chữ nhật?

Nhìn vào 3 hình dưới đây, con hãy cho cô biết hình nào là hình chữ nhật? Tương tự như vậy, khi giáo viên góp ý về các hình trong bài trắc nghiệm thì đa số giáo viên cũng góp ý các câu từ câu 1 đến câu 8 (giao động từ tỉ lệ 10,34% đến 42,55%). Một số câu còn lại thì tùy theo nhận thức của giáo viên mà đưa ra lời góp ý hay nhận xét, ở câu 15 tỉ lệ chiếm 8.51% còn thấp nhất là 0% ở các câu 10,11,12 và 14. Cô M.T.T.A cho rằng “Trẻ mầm non của mình phải được trực quan thì trẻ mới trả lời được tốt nhất, theo tôi nhìn thấy các hình ảnh trong bài trắc nghiệm này đã khá rõ ràng với trẻ, hình ảnh nhiều và đa dạng thích hợp với tư duy trực quan hình ảnh của trẻ”. Cô N.T.D.A, CBQL ở một trường mầm non cho biết “Đối với những câu hỏi dễ,

hình ảnh đơn giản trẻ cũng nhận biết được rõ ràng; còn ở những câu hỏi khó hơn, hình ảnh nên đa dạng để giúp trẻ suy nghĩ được tốt hơn.”

Qua nhận định của các CBQL và các giáo viên trong trường mầm non, chúng tôi nhận thấy mình cần phải chỉnh sửa lại về mặt sử dụng từ ngữ nhiều hơn sao cho khi đọc ra câu hỏi, trẻ có thể nắm bắt được điều giáo viên muốn hỏi và tạo được tâm thế nhẹ nhàng thoải mái cho trẻ hơn trong quá trình làm bài trắc nghiệm. Còn về phần hình ảnh của bài, đa phần các giáo viên cảm thấy chất lượng hình ảnh trong bài ổn so với trẻ; tuy nhiên có một vài giáo viên phân vân về việc các hình hình học cơ bản (Hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác) lại bị để nghiêng mà không để thẳng chính diện như cách các cô vẫn thường dạy. Chúng tôi có lý giải lí do vì sao các hình lại để ở những góc độ khác nhau như vậy, đây chính là cách để cho trẻ biết được khả năng bảo toàn của các hình hình học dù được đặt ở các vị trí hay các góc độ khác nhau; sau khi nghe lí giải từ chúng tôi, các GVMN đã cảm thấy thoải mái hơn và chấp nhận với các hình ảnh như vậy. Từ những lời góp ý và nhận xét về mặt từ ngữ cũng như hình ảnh trong bài trắc nghiệm, chúng tôi tiến tới việc chỉnh sửa lại bài trắc nghiệm lần nữa trước khi đưa vào thử nghiệm trên số lượng lớn các trẻ 5-6 tuổi ở các trường mầm non trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng trắc nghiệm hình học van hiele của usiskin vào đánh giá kết quả giáo dục tư duy hình học cho trẻ 5 6 tuổi​ (Trang 103 - 106)