Chức năng quản lý công tác HSSV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác học sinh sinh viên ở các trường trung cấp nghề tại thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 38)

8. Cấu trúc đề tài

1.4.3. Chức năng quản lý công tác HSSV

1.4.3.1. Lập kế hoạch thực hiện công tác HSSV

Xác định mục tiêu công tác HSSV phù hợp với mục tiêu đào tạo của nhà trường, hướng tới việc thực hiện mục tiêu đào tạo đề ra. Mục tiêu công tác HSSV vừa là kết quả mong muốn mà nhà trường đạt được vừa là định hướng cho sự phát triển của nhà trường.

Xác định đầu ra, các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả việc thực hiện kế hoạch. Xác định các nội dung cụ thể của công tác HSSV và các biện pháp thực hiện hiệu quả các nội dung công tác HSSV với điều kiện thực tế của nhà trường.

Xác định thực trạng hiện tại của nhà trường, phân tích được những ưu điểm, hạn chế, thời cơ và thách thức để làm cơ sở chuẩn bị các nhóm phương án hành động.

Lựa chọn những phương án hành động thích hợp nhất và lập kế hoạch hành động, cụ thể hóa thành cách thức, biện pháp thực hiện.

Xác định các điều kiện cần thiết hỗ trợ cho việc thực hiện công tác HSSV. Xây dựng kế hoạch thực hiện công tác HSSV vào đầu năm học, lập kế hoạch triển khai cụ thể công tác HSSV theo từng học kì hướng tới đạt mục tiêu đã xác định. Hướng dẫn các cá nhân, bộ phận trong nhà trường xây dựng các kế hoạch hành động cụ thể.

Duyệt, thông qua kế hoạch thực hiện công tác HSSV trong nhà trường, các kế hoạch cụ thể của các bộ phận.

1.4.3.2. Tổ chức thực hiện công tác HSSV

Xây dựng và ban hành rộng rãi các quy định, quy chế có liên quan đến công tác HSSV trong nhà trường như: quy chế HSSV, quy chế khen thưởng, kỉ luật và quy chế công tác HSSV. Các quy chế được xây dựng dựa trên các văn bản pháp luật, quy định của nhà nước và phù hợp với thực tiễn của nhà trường.

Xác định cơ cấu tổ chức việc thực hiện công tác HSSV trong nhà trường, phân công, bố trí rõ ràng các nguồn lực. Phân công, quy định rõ ràng trách nhiệm, chức năng và nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận có liên quan đến công tác HSSV.

Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cá nhân, bộ phận trong việc phối hợp thực hiện công tác HSSV trong nhà trường. Xây dựng chế độ báo cáo công việc, thông tin để đảm bảo nguồn thông tin hai chiều và kịp thời giải quyết công việc.

Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong việc quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của HSSV và trong việc tổ chức các HĐGD, tuyên truyền trong nhà trường. Thúc đẩy, tăng cường vai trò giáo dục của gia đình trong việc thực hiện công tác HSSV trong nhà trường.

Xây dựng mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ giữa nhà trường với các ban, ngành đoàn thể, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội bên ngoài nhà trường.

Tổ chức, triển khai và hướng dẫn thực hiện các nội dung hoạt động của công tác HSSV trong nhà trường theo kế hoạch đã được đề ra và thông qua.

1.4.3.3. Chỉ đạo thực hiện công tác HSSV

Phổ biến kế hoạch, mục tiêu, nội dung công tác HSSV công khai, rộng rãi trong nhà trường để toàn thể nội bộ GV, NV nắm rõ và thực hiện theo.

Theo dõi, giám sát việc thực hiện các nội dung công tác HSSV theo kế hoạch. Thiết lập, hệ thống hóa các hồ sơ, sổ sách có liên quan đến công tác HSSV trong nhà trường.

Xây dựng các chế độ khen thưởng, kỉ luật hợp lý; thực hiện việc khen thưởng, kỉ luật công bằng, minh bạch và công khai,

Động viên, khuyến khích GV, NV trong nhà trường tích cực tham gia và phối hợp thực hiện hiệu quả kế hoạch công tác HSSV đã đề ra.

Đào tạo, bồi dưỡng hoặc đưa GV, NV đi đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao nghiệp vụ quản lý công tác HSSV trong nhà trường.

Lập kế hoạch kiểm tra việc thực hiện công tác HSSV trong nhà trường. Xây dựng chế độ kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch công tác HSSV.

Thành lập bộ phận chuyên trách kiểm tra việc thực hiện công tác HSSV trong nhà trường.

Xác định mục tiêu và các chuẩn làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá hiệu quả thực hiện công tác HSSV trong nhà trường, cụ thể hóa thành các tiêu chí cho từng nội dung cụ thể.

Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, đánh giá định kì theo kế hoạch và đột xuất để nắm được chính xác thực trạng việc thực hiện công tác HSSV.

Đánh giá hiệu quả thực hiện công tác HSSV dựa trên so sánh việc thực hiện thực tế với các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá đã được đề ra.

Tổ chức các buổi trao đổi, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện công tác HSSV tại nhà trường, từ đó làm cơ sở cho việc điều chỉnh kế hoạch công tác HSSV trong năm học sắp tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác học sinh sinh viên ở các trường trung cấp nghề tại thành phố hồ chí minh (Trang 36 - 38)