Mối quan hệ giữa các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác học sinh sinh viên ở các trường trung cấp nghề tại thành phố hồ chí minh (Trang 112 - 114)

TRUNG CẤP NGHỀ TẠI TP HỒ CHÍ MINH

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Như đã nêu ở nguyên tắc đề xuất biện pháp, các biện pháp được đề ra đảm bảo tính hệ thống, giữa các biện pháp có mối liên hệ chặt chẽ trong q trình tổ chức thực hiện thực tế. Trong các biện pháp đã đề xuất, khơng có biện pháp nào là riêng rẽ, độc lập mà đều có sự lồng ghép, phối hợp trong quá trình thực hiện với nhau. Các biện pháp nếu thực hiện đơn lẻ sẽ không thể nào đạt được hiệu quả quản lý cao

nhất, cần phải thực hiện theo một hệ thống đồng bộ sẽ giúp tăng cường hiệu quả quản lý.

Biện pháp đầu tiên về “nâng cao nhận thức và năng lực của CBQL, đội ngũ

GV, NV” là nền tảng, cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp khác được hiệu quả,

chất lượng đội ngũ được đảm bảo thì mới có thể triển khai tổ chức hiệu quả các biện pháp khác đạt hiệu quả. Đội ngũ GV, NV nhà trường là lực lượng tham gia trực tiếp, sâu sát vào việc thực hiện công tác HSSV trong nhà trường, do đó nâng cao trình độ, năng lực đội ngũ này sẽ góp phần rất lớn vào việc nâng cao hiệu quả, chất lượng cơng việc nói chung.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về công tác HSSV là một yêu cầu tất yếu của thực trạng tại các trường TCN hiện nay, đồng thời biện pháp này là cơ sở của hoạt động quản lý công tác HSSV trong nhà trường. Việc thực hiện các biện pháp quản lý được đề xuất phải đảm bảo tuân thủ theo các văn bản pháp lý của nhà nước, đồng thời cũng cần sâu sát với thực tế giáo dục của nhà trường. Do đó, hệ thống văn bản này còn quy định, là cơ sở để đánh giá hiệu quả và chất lượng công tác HSSV trong nhà trường.

Cơ cấu bộ máy nhà trường rõ ràng, cụ thể về chức năng, nhiệm vụ sẽ là cơ sở

cho việc phân công công việc phù hợp cho các cá nhân, bộ phận, đảm bảo đúng người đúng việc. Các biện pháp kể trên là cơ sở cho việc thực hiện các biện pháp về quản lý được thuận lợi, hiệu quả và tiết kiệm thời gian như phân công công việc cho từng bộ phận cụ thể trong việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức xã hội, ứng dụng CNTT trong công tác HSSV. Đồng thời, các biện pháp này lại hỗ trợ ngược lại cho các biện pháp quản lý nền tảng kể trên trong quá trình chỉnh sửa, bổ sung lại cơ cấu tổ chức, hệ thống văn bản và đội ngũ nhân sự ngày càng chất lượng và đạt hiệu quả đề ra.

Ngoài ra, để thực hiện hiệu quả các biện pháp quản lý, vai trị của cơng tác giám sát, kiểm tra và đánh giá là không thể phủ nhận, cơng tác này nhằm đảm bảo q trình triển khai thực hiện đạt hiệu quả dự kiến. Kiểm tra, đánh giá góp phần kiểm sốt hiệu quả quản lý cơng tác HSSV trong nhà trường, cần thực hiện xuyên suốt quá trình quản lý. Việc tác động qua lại của các biện pháp không chỉ một chiều,

mà là sự tác động hai chiều qua lại, biện pháp này là nền tảng cho việc thực hiện biện pháp kia và ngược lại.

Trong q trình thực hiện, có thể thấy trong cách thức thực hiện các biện pháp có sự lồng ghép với nhau, biện pháp này là tiền đề cho việc thực hiện biện pháp khác và ngược lại. Như vậy, trong xun suốt q trình quản lý cơng tác HSSV ở trường TCN, cần tổ chức song song và xuyên suốt các biện pháp được đề xuất thì mới có thể đem lại hiệu quả quản lý tốt nhất, đảm bảo mục đích nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cơng tác HSSV trong nhà trường TCN hiện nay. Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý được đề xuất song song và đồng bộ để có thể phát huy tối đa hiệu quả và ảnh hưởng của các biện pháp đến hiệu quả quản lý công tác HSSV trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác học sinh sinh viên ở các trường trung cấp nghề tại thành phố hồ chí minh (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)