Thực trạng chỉ đạo thực hiện công tác HSSV ở trường TCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác học sinh sinh viên ở các trường trung cấp nghề tại thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 81)

8. Cấu trúc đề tài

2.4.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện công tác HSSV ở trường TCN

Đây là chức năng thể hiện năng lực của người quản lý. Sau khi hoạch định kế hoạch và sắp xếp tổ chức, người cán bộ quản lý phải điều khiển, chỉ đạo cho hệ thống hoạt động theo đúng kế hoạch nhằm thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Biểu đồ 2.4. Đánh giá của GV, NV về việc thực hiện nội dung chỉ đạo thực hiện công tác HSSV

Chỉ đạo thực hiện công tác HSSV bao gồm sáu nội dung cụ thể, tuy nhiên việc chỉ đạo thực hiện là một quá trình xuyên suốt, rất khó phân tách thành các đầu mục công việc cụ thể. Do đó, việc đánh giá có thực hiện của các nội dung cụ thể này mang ý nghĩa tương đối. Thông qua phân tích kết quả ở biểu đồ 2.4, có thể thấy rằng các trường TCN đã thực hiện các nội dung trong việc chỉ đạo thực hiện công tác HSSV. Có bốn trên tổng số sáu nội dung đạt tỉ lệ đánh giá “có thực hiện” đạt 100%, đó là các nội dung cụ thể về “động viên, khuyến khích các cá nhân tham gia và phối hợp thực hiện kế hoạch công tác HSSV”, “hệ thống hóa hồ sơ, sổ sách có liên quan”, “theo dõi, giám sát việc thực hiện nội dung công tác HSSV theo kế hoạch” và “phổ biến kế hoạch, mục tiêu, nội dung công tác HSSV trong nhà trường”. Hai nội dung có tỉ lệ đánh giá “có thực hiện” thấp hơn đó là “xây dựng chế độ khen thưởng, kỷ luật” và “đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác HSSV” trong nhà trường. Trong việc đánh giá sáu nội dung cụ thể trên, nội dung về việc “đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác HSSV cho đội ngũ nhân sự nhà trường” có tỉ lệ đánh giá “có thực hiện” thấp nhất (chiếm 82.2%), tỉ lệ “không thực hiện” chiếm 17.8%. Nhà trường cần xem xét thực hiện nội dung này một cách nghiêm túc và hiệu quả hơn, do đây là một trong những nội dung quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện công tác HSSV trong nhà trường. Đội ngũ nhân sự ở các trường TCN hiện nay về năng lực thực hiện công tác HSSV chủ yếu là

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Phổ biến KH, MT, ND Giám sát thực hiện Hệ thống hóa hồ sơ Chế độ khen thưởng, kỷ luật Động viên, khuyến khích Đào tạo, bồi dưỡng

được rèn luyện từ trong quá trình làm việc, ít được đào tạo chính quy. Nhà trường cần tạo các điều kiện thuận lợi cho đội ngũ nhân sự nhà trường tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, nghiệp vụ công tác HSSV.

Chức năng chỉ đạo trong việc thực hiện công tác HSSV được áp dụng trong xuyên suốt quá trình thực hiện, đòi hỏi nhà quản lý phải linh động, có khả năng truyền cảm hứng và lãnh đạo nguồn nhân lực đạt được kết quả mong muốn được đề ra.

Bảng 2.15. Đánh giá của GV, NV về mức độ hiệu quả việc chỉ đạo thực hiện công tác HSSV

Theo đánh giá của đội ngũ GV, NV tại các trường TCN, việc chỉ đạo thực hiện của nhà quản lý hiện nay được đánh giá tốt, cụ thể mức độ hiệu quả của công tác chỉ đạo đạt ĐTB cộng là 2.95, tương ứng với mức độ “hiệu quả” trong thang đánh giá. Như vậy xét trong quá trình hoạt động, chức năng chỉ đạo đã đạt được

STT Nội dung ĐTB Hạng

1

Phổ biến kế hoạch, mục tiêu, nội dung công tác HSSV công khai, rộng rãi trong nhà trường.

3.13 1

2 Theo dõi, giám sát việc thực hiện nội dung

công tác HSSV theo kế hoạch. 3.00 3

3 Hệ thống hóa hồ sơ, sổ sách có liên quan đến

công tác HSSV. 2.91 5

4 Xây dựng chế độ khen thưởng, kỷ luật hợp lý,

công bằng, minh bạch và công khai. 3.04 2

STT Nội dung ĐTB Hạng

5

Động viên, khuyến khích các cá nhân trong nhà trường tích cực tham gia và phối hợp thực hiện hiệu quả kế hoạch công tác HSSV đã đề ra.

2.98 4

6 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công

tác HSSV cho đội ngũ nhân sự của nhà trường. 2.62 6

hiệu quả cần thiết. Tuy nhiên, nhà quản lý vẫn cần trau dồi và phát triển các năng lực quản lý của bản thân để chỉ đạo hiệu quả việc thực hiện công tác HSSV trong nhà trường. Chỉ đạo thực hiện công tác HSSV gồm sáu nội dung cụ thể, trong đó các nội dung này đều được đánh giá khá cao, đạt mức độ “hiệu quả” với ĐTB cao nhất đạt 3.13 và thấp nhất là 2.62. Có thể nhận thấy không có sự chênh lệch quá lớn giữa hiệu quả thực hiện các nội dung này thông qua số liệu ĐTB mức độ hiệu quả thực hiện. Nội dung được đánh giá đạt hiệu quả cao nhất là “phổ biến kế hoạch, mục tiêu, nội dung công tác HSSV công khai, rộng rãi trong nhà trường” (ĐTB=3.13), để chỉ đạo thực hiện công tác HSSV hiệu quả thì đội ngũ nhân sự trong nhà trường cần nắm và hiểu rõ các nội dung này từ đó triển khai thực hiện hiệu quả dưới sự chỉ đạo của nhà quản lý. Các nội dung bao gồm “xây dựng chế độ khen thưởng, kỷ luật”, “theo dõi, giám sát việc thực hiện” và “động viên, khuyến khích các cá nhân tham gia tích cực” lần lượt đạt ĐTB xếp hạng 2, 3 và 4. Đây đều là các nội dung nhằm thúc đẩy, truyền cảm hướng cho đội ngũ nhân sự tham gia thực hiện công tác HSSV trong nhà trường, góp phần nâng cao tinh thần và thôi thúc GV, NV thực hiện hiệu quả các nội dung công việc được giao, hoàn thành tốt trách nhiệm, nhiệm vụ của bản thân.

Nội dung “đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác HSSV cho đội ngũ nhân sự của nhà trường” đạt ĐTB thấp nhất (ĐTB=2.62). Như đã trình bày ở trên, đây cũng là nội dung có tỉ lệ đánh giá “có thực hiện” thấp nhất, do đó mức độ hiệu quả của nội dung thấp cũng là tất yếu. Tuy vẫn được đánh giá đạt mức độ “hiệu quả”, nhưng ĐTB của nội dung này khá sát với điểm tối thiểu để đạt mức độ “hiệu quả” trong thang đánh giá. Nhà trường cần có những kế hoạch, chính sách thích hợp để thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho GV, NV nhà trường. Đồng thời cũng cần tạo điều kiện cần thiết để đội ngũ cán bộ tham gia tự đánh giá năng lực bản thân, từ đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực với từng cá nhân; khuyến khích GV, NV nhà trường tự học, tự trau dồi năng lực và nghiệp vụ có liên quan. Do đội ngũ cán bộ làm công tác HSSV trong nhà trường TCN hiện nay phần lớn đều không đươc trải qua đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành, do đó để khắc phục tình trạng này, việc đưa nhân sự tham gia các khóa học ngắn hạn, các lớp tập huấn,

các lớp chuyên đề về nghiệp vụ đào tạo, nghiệp vụ công tác HSSV là vô cùng cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác học sinh sinh viên ở các trường trung cấp nghề tại thành phố hồ chí minh (Trang 77 - 81)