Thực trạng nhận thức vai trò của quản lý công tác HSSV ở trường TCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác học sinh sinh viên ở các trường trung cấp nghề tại thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 70)

8. Cấu trúc đề tài

2.4.1. Thực trạng nhận thức vai trò của quản lý công tác HSSV ở trường TCN

Công tác HSSV ở trường TCN với vị trí là công tác trọng tâm trong nhà trường, đòi hỏi sự phối hợp thực hiện của từng cá nhân trong nhà trường. Do đó, việc từng cá nhân trong nhà trường TCN nắm rõ và hiểu được những trách nhiệm, nhiệm vụ của bản thân trong công tác HSSV là rất quan trọng. Phân cấp quản lý trong công tác HSSV là rất cần thiết, việc phân tầng trách nhiệm và nhiệm vụ, sẽ là tiền đề cho việc thực hiện các chức năng quản lý công tác HSSV trong nhà trường được hiệu quả. Công tác phân công trách nhiệm, nhiệm vụ trong công tác HSSV ở các trường TCN hiện nay được đánh giá cao, theo đó đối tượng GV, NV được khảo

77.8% 17.8%

4.4%

Ảnh hưởng lớn Ảnh hưởng vừa Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng

sát đánh giá là công tác này đã được “phân công rõ ràng, hợp lý” chiếm đa số (cụ thể là 82.2%), chỉ có 17.8% số người được khảo sát cho rằng việc phân công còn “nhập nhằng và không hợp lý”. Như vậy, việc phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cho các cá nhân trong tổ chức nhà trường TCN thực hiện công tác HSSV được đánh giá thực hiện tốt, đạt hiệu quả. Nhà trường TCN cần xác lập quy trình công việc, đó sẽ là cơ sở để GV, NV nhà trường nắm rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của mình và tổ chức công việc đạt hiệu quả.

Đề tài đã khảo sát GV, NV tại các trường TCN nhằm đánh giá được nhận thức của họ về vai trò, ảnh hưởng của quản lý hiệu quả công tác HSSV trong trường

TCN.

Biểu đồ 2.1. Đánh giá của GV, NV về ảnh hưởng của quản lý hiệu quả công tác HSSV

Dựa vào kết quả khảo sát bên trên, có thể nhận thấy rằng đối tượng GV, NV được khảo sát đã nhận thức đúng đắn về tầm ảnh hưởng của quản lý công tác HSSV đến hiệu quả giáo dục và đào tạo tại các trường TCN. Theo đó, tỉ lệ lựa chọn “ảnh hưởng lớn” chiếm đa số (77.8%), các lựa chọn còn lại chiếm tỉ lệ rất nhỏ (tổng cộng là 22.2%). Hai lựa chọn mức độ thấp là “ảnh hưởng ít” và “không ảnh hưởng” chiếm tỉ lệ rất nhỏ, không đáng kể (lần lượt là 0% và 4.4%). Điều này đã cho thấy rằng GV, NV nhà trường đã có những nhận thức, đánh giá đúng đắn và cần thiết về vai trò của quản lý hiệu quả công tác HSSV trong nhà trường. Nhận thức đúng đắn

của đội ngũ GV, NV sẽ góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy hoạt động quản lý công tác HSSV đạt đến hiệu quả đã đề ra.

GV, NV nhà trường theo kết quả khảo sát bên trên đã được phân công trách nhiệm, nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý, đồng thời có nhận thức tốt về tầm ảnh hưởng của quản lý công tác HSSV đến hiệu quả giáo dục và đào tạo nhà trường. Từ kết quả khảo sát trên, GV, NV ở các trường TCN hiện nay đã nhận biết, nắm bắt được nhiệm vụ của bản thân mỗi cá nhân trong việc tổ chức thực hiện công tác HSSV trong nhà trường TCN. Cụ thể, theo kết quả khảo sát, 100% GV, NV đánh giá nhận thức về nhiệm vụ của cá nhân đạt từ mức độ 3 trở lên. Trong đó, có 71.1% cho biết bản thân “có hiểu biết đầy đủ” về nhiệm vụ của mình trong công tác HSSV và 28.9% cho rằng đã “biết nhưng không hiểu đầy đủ” mình phải làm gì trong việc thực hiện công tác HSSV ở trường TCN. Như vậy, phần lớn GV, NV được khảo sát ở các trường TCN đã nhận thức được đầy đủ vai trò và trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện hiệu quả công tác HSSV trong nhà trường TCN, góp phần mang lại ảnh hưởng tích cực đến chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường trong thời đại hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác học sinh sinh viên ở các trường trung cấp nghề tại thành phố hồ chí minh (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)