Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác HSSV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác học sinh sinh viên ở các trường trung cấp nghề tại thành phố hồ chí minh (Trang 110 - 112)

TRUNG CẤP NGHỀ TẠI TP HỒ CHÍ MINH

3.2. Biện pháp quản lý công tác học sinh sinh viên ở các trường Trung cấp Nghề tạ

3.2.6. Tăng cường kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác HSSV

3.2.6.1. Chủ thể và đối tượng quản lý

- Chủ thể quản lý là Hiệu trưởng trường TCN.

- Đối tượng quản lý là đội ngũ GV, NV nhà trường.

3.2.6.2. Mục đích, ý nghĩa biện pháp

Kiểm tra, đánh giá công tác HSSV nhằm đảm bảo cho việc thực hiện công tác HSSV đúng theo mục tiêu và kế hoạch đề ra; kịp thời giải quyết khi có vấn đề phát sinh, đảm bảo cho việc quản lý hiệu quả công tác HSSV trong nhà trường. Đồng thời thông qua kiểm tra, đánh giá, xác định được thực trạng việc thực hiện công tác HSSV trong nhà trường, từ đó đánh giá được những ưu điểm và hạn chế làm tiền đề cho việc đổi mới và phát triển.

Thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá góp phần đảm bảo q trình thực hiện cơng tác HSSV trong nhà trường diễn ra đồng bộ, thống nhất và thúc đẩy sự phát triển trong hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Thông qua kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác HSSV, cán bộ quản lý và đội ngũ nhân sự nhà trường nắm bắt được thực trạng công tác HSSV của nhà trường hiện nay, từ đó làm tiền đề, rút kinh nghiệm cho việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo các nội dung cụ thể của công tác HSSV các năm học sau sát sao và hiệu quả hơn.

Kiểm tra, đánh giá công tác HSSV trong nhà trường cũng phản ảnh trình độ, năng lực hiện tại của đội ngũ GV, NV nhà trường – những người có ảnh hưởng, tham gia trực tiếp vào việc thực hiện cơng tác HSSV trong nhà trường. Từ đó có kế hoạch phát triển, nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện công tác HSSV, thúc đẩy hiệu quả thực hiện công tác HSSV trong nhà trường TCN.

3.2.6.3. Nội dung biện pháp

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá.

- Tiến hành quá trình kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch đã đề ra. - Trao đổi, rút kinh nghiệm sau quá trình kiểm tra, đánh giá.

3.2.6.4. Cách thức thực hiện

Xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kì trong nhà trường. Trong kế hoạch phải xác định được các chuẩn đánh giá và cụ thể hóa thành các tiêu chí đánh giá cụ thể. Xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác HSSV trong nội bộ nhà trường, cơng khai quy trình này trong tồn trường để mọi cá nhân đều nắm và thực hiện.

Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, đội ngũ GV, NV về tầm quan trọng và yêu cầu của công tác kiểm tra công tác HSSV trong nội bộ nhà trường. Việc kiểm tra, đánh giá trong nội bộ nhà trường phải được tiến hành một cách khách quan, đảm bảo theo các quy định về kiểm tra, đánh giá.

Thành lập bộ phận chuyên trách phụ trách theo dõi, thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cơng tác HSSV trong nhà trường. Có sự quan tâm, chỉ đạo bộ phận chuyên trách này trong quá trình đánh giá, xác lập hệ thống báo cáo để nắm rõ kết quả kiểm tra, đánh giá trong nhà trường.

Tiến hành thực hiện kiểm tra, đánh giá theo kế hoạch đã đề ra, lưu ý công tác kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành xuyên suốt việc tổ chức thực hiện công tác HSSV trong suốt năm học.

Tiến hành tổng kết hoạt động kiểm tra, đánh giá theo học kì và tồn năm học, kết quả kiểm tra, đánh giá này phải được báo cáo lên cấp quản lý nhà trường cũng như công khai rõ ràng, minh bạch trong nội bộ nhà trường, đảm bảo cho mọi cá nhân trong đội ngũ nhà trường tiếp cận được với báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá.

Xây dựng cơ chế, hình thức khen thưởng, kỉ luật công bằng, công khai cho các cá nhân, bộ phận thực hiện. Triển khai thực hiện cơ chế khen thưởng, kỉ luật nghiêm túc, minh bạch, rạch rịi, từ đó góp phần tạo động lực cho đội ngũ nhân sự nhà trường tích cực, phấn đấu trong công việc.

Tổ chức các hoạt động tổng kết quá trình kiểm tra, đánh giá và các buổi trao đổi, rút kinh nghiệm sau khi kiểm tra, đánh giá để các cá nhân, bộ phận trong nhà trường có thể nhận thức được thực tiễn cơng tác và có biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm để ngày càng phát triển hơn nữa hiệu quả công tác HSSV trong nhà trường. Đồng thời, các buổi tổng kết, trao đổi, rút kinh nghiệm này cũng là tiền đề cho việc tổ chức công tác HSSV trong các năm học tới.

3.2.6.5. Điều kiện thực hiện

Sự quan tâm, chỉ đạo thực hiện của các cán bộ quản lý trong nhà trường. Các cán bộ quản lý bước ban đầu phải theo dõi, giám sát việc kiểm tra, đánh giá trong nhà trường để đảm bảo quá trình này diễn ra nghiêm túc và hiệu quả, chứ khơng chỉ mang tính hình thức, khơng mang lại hiệu quả xác thực.

Tăng cường kiểm tra, đánh giá trong nhà trường để thực hiện hiệu quả đòi hỏi cán bộ quản lý phải có năng lực quản lý, lãnh đạo tốt; tranh thủ được sự nhiệt tình và hợp tác từ đội ngũ nhân sự nhà trường, có khả năng xử lý thỏa đáng đối với các tình trạng chống đối, khơng hài lịng từ đội ngũ nhân sự.

Biện pháp được đề xuất này đòi hỏi sự hợp tác tích cực từ đội ngũ GV, NV nhà trường. Các cá nhân trong nhà trường phải có tinh thần cầu tiến, mong muốn nâng cao hiệu quả công việc. Có sự phối hợp tích cực từ các bộ phận trong nhà trường thì biện pháp này mới có thể đạt hiệu quả đề ra, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV trong trường TCN hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác học sinh sinh viên ở các trường trung cấp nghề tại thành phố hồ chí minh (Trang 110 - 112)