8. Cấu trúc đề tài
2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện công tác HSSV ở trường TCN
Chức năng tổ chức thực hiện công tác HSSV ở trường TCN gồm bảy nội dung cụ thể, việc thực hiện các nội dung này (“có thực hiện” và “không thực hiện”) được trình bày thông qua biểu đồ 2.3: đánh giá của GV, NV về việc thực hiện nội dung tổ chức thực hiện công tác HSSV. Chức năng tổ chức trong quản lý có nhiệm vụ phát huy vai trò, nhiệm vụ, sự vận hành và sức mạnh của tổ chức thực hiện hiệu quả theo kế hoạch công tác HSSV đã được đề ra. Đây là chức năng quản lý quyết định việc triển khai kế hoạch thực hiện có đạt hiệu quả không, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả quản lý công tác HSSV trong nhà trường.
Biểu đồ 2.3. Đánh giá của GV, NV về việc thực hiện nội dung tổ chức thực hiện công tác HSSV
Biểu đồ 2.3 đã thể hiện đánh giá của GV, NV về việc thực hiện chức năng tổ chức trong quản lý công tác HSSV ở trường TCN, theo đó bảy trên tám nội dung
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Ban hành quy
chế Cơ cấu tổ chức Cơ chế phối hợp Chế độ báo cáo công việc gia đình HSSVPhối hợp với Phối hợp với tổ chức bên ngoàiTriển khai thực hiện theo kế hoạch
được đánh giá “có thực hiện” đạt tuyệt đối (100%). Trường hợp duy nhất là nội dung về “xây dựng chế độ báo cáo công việc, đảm bảo nguồn thông tin hai chiều và kịp thời” được đánh giá “có thực hiện” chiếm 97.8% và “không thực hiện” chiếm 2.2%. Đây là nội dung duy nhất có sự khác biệt trong kết quả đánh giá so với các nội dung còn lại, tuy nhiên tỉ lệ đánh giá “không thực hiện” vẫn rất thấp, chỉ chiếm 2.2% đồng nghĩa với chỉ có một người trong tổng số 45 GV, NV thực hiện khảo sát lựa chọn “không đánh giá”. Như vậy, bước đầu có thể đánh giá rằng việc tổ chức thực hiện công tác HSSV ở các trường TCN hiện nay đã được thực hiện nghiêm túc, đầy đủ theo các nội dung cụ thể. Tuy nhiên, để đánh giá được việc thực hiện các nội dung này đã đạt hiệu quả đề ra hay chưa, cần phân tích mức độ hiệu quả việc tổ chức thực hiện công tác HSSV.
Kết quả khảo sát mức độ hiệu quả việc thực hiện tổ chức thực hiện kế hoạch công tác HSSV được trình bày ở bảng 2.14 với bảy nội dung cụ thể.
Bảng 2.14. Đánh giá của GV, NV về mức độ hiệu quả việc tổ chức thực hiện công tác HSSV
STT Nội dung ĐTB Hạng
1
Xây dựng và ban hành rộng rãi các quy định, quy chế có liên quan đến HSSV và công tác HSSV phù hợp với thực tiễn nhà trường.
3.09 2
2
Xác định cơ cấu tổ chức, phân công, bố trí rõ ràng các nguồn lực. Quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận thực hiện công tác HSSV.
2.86 7
3 Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận
trong nhà trường. 3.04 4
4 Xây dựng chế độ báo cáo công việc, thông tin
đảm bảo nguồn thông tin hai chiều và kịp thời. 3.00 5
5 Phối hợp chặt chẽ với gia đình HSSV trong việc
6 Xây dựng mối quan hệ phối hợp, hỗ trợ với các
ban, ngành, tổ chức bên ngoài nhà trường. 3.05 3
7
Tổ chức, triển khai và hướng dẫn thực hiện các nội dung hoạt động công tác HSSV theo kế hoạch.
2.91 6
Trung bình cộng 3.03
Việc thực hiện các nội dung cụ thể trong việc tổ chức thực hiện công tác HSSV ở trường TCN hiện nay được đánh giá thực hiện hiệu quả, cụ thể có sáu nội dung đạt mức độ “hiệu quả” và một nội dung được đánh giá đạt mức độ “rất hiệu quả”. Nội dung được đánh giá cao nhất, đạt mức độ “rất hiệu quả” là nội dung “phối hợp chặt chẽ với gia đình HSSV trong việc thực hiện các nội dung công tác HSSV” với ĐTB là 3.29. Việc nội dung này được đánh giá mức độ hiệu quả cao là một kết quả rất tốt, nội dung này là một trong những yếu tố cốt yếu trong việc tổ chức thực hiện hiệu quả công tác HSSV trong nhà trường. Vai trò của gia đình HSSV trong công tác giáo dục nói chung và công tác HSSV nói riêng đều vô cùng quan trọng, những ảnh hưởng từ gia đình nếu được sử dụng hiệu quả sẽ mang lại tác dụng giáo dục rất lớn, ảnh hưởng đến quá trình giáo dục toàn diện trong nhà trường. HSSV các trường TCN thuộc lứa tuổi thanh thiếu niên, do đó vẫn còn chịu ảnh hưởng rất lớn từ gia đình. Ngoài ra các nội dung, hoạt động trong công tác HSSV trong nhà trường khi thực hiện đều cần sự đồng ý và tích cực tham gia từ phía gia đình HSSV. Nếu nhà trường xây dựng được mối quan hệ chặt chẽ với gia đình HSSV sẽ góp phần giúp công tác HSSV được thực hiện thuận lợi và đạt hiệu quả.
Các nội dung còn lại trong việc tổ chức thực hiện công tác HSSV ở trường TCN đều đạt mức độ “hiệu quả”, như vậy nhìn chung việc tổ chức thực hiện công tác được GV, NV đánh giá khá cao. Các nội dung được tổ chức thực hiện theo kế hoạch đề ra và mang lại hiệu quả thiết thực. Trong các nội dung được đánh giá, nội dung “xác định cơ cấu tổ chức, phân công, bố trí rõ ràng các nguồn lực; quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ của các cá nhân, bộ phận thực hiện công tác HSSV” đạt ĐTB thấp nhất (ĐTB=2.86, hạng 7). Đây cũng là nội dung cơ bản trong việc tổ chức thực hiện công tác HSSV trong nhà trường, để thực hiện hiệu quả công tác
HSSV đòi hỏi sự tham gia của mỗi cá nhân trong nhà trường. Cán bộ quản lý tại trường TCN Đông Sài Gòn cho biết: “Nhà trường đã có sự phân tách nhiệm vụ rõ ràng cho các bộ phận, phân công cụ thể trong kế hoạch và có sự phối hợp thực hiện khi tổ chức hoạt động”. Tuy nhiên các trường TCN hiện nay vẫn gặp khó khăn rất lớn về nguồn nhân lực, hầu hết công tác HSSV đều là công tác kiêm nhiệm. Do vậy dù đã có sự phân tách trách nhiệm trong công việc nhưng cơ chế phân cấp quản lý, cơ chế phối hợp còn nhập nhằng là điều khó tránh khỏi. Các cá nhân, bộ phận có liên quan cần phải nắm được cơ cấu hoạt động rõ ràng, cụ thể và minh bạch, đòi hỏi phải xác định rõ trách nhiệm và nhiệm vụ của các nguồn nhân lực trong nhà trường. Một nội dung rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công tác HSSV trong nhà trường là “tổ chức, triển khai và hướng dẫn thực hiện các nội dung hoạt động công tác HSSV theo kế hoạch”. Đây là nội dung nhằm triển khai kế hoạch được xây dựng và thông qua vào thực hiện thực tế trong nhà trường, tuy nhiên hiện tại mức độ hiệu quả của nội dung được đánh giá khá thấp trong tổng số các nội dung của chức năng tổ chức – đạt hạng 6. Nhà trường cần quan tâm và thực hiện sát sao hơn nữa nội dung này, nhằm giúp việc triển khai thực hiện kế hoạch đúng theo tiến độ đã xây dựng và đạt được mục tiêu mà kế hoạch đã đề ra. Nhìn chung, chức năng tổ chức đã thực hiện nghiêm túc và hiệu quả trong việc thực hiện công tác HSSV ở nhà trường TCN. Qua đánh giá của GV, NV là những người trực tiếp tham gia thực hiện công tác HSSV cho rằng mức độ hiệu quả thực hiện chung của việc tổ chức thực hiện công tác HSSV đạt mức độ “hiệu quả” với ĐTB cộng là 3.03. Có thể thấy rằng việc tổ chức thực hiện công tác HSSV ở các trường TCN tuy gặp nhiều khó khăn nhưng đã tổ chức thực hiện hiệu quả, góp phần chung vào quản lý hiệu quả công tác HSSV trong nhà trường, đem lại hiệu quả giáo dục và đào tạo cho nhà trường TCN hiện nay.