Thực trạng nhận thức của GV, NV về công tác HSSV ở trường TCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác học sinh sinh viên ở các trường trung cấp nghề tại thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 59)

8. Cấu trúc đề tài

2.3.1. Thực trạng nhận thức của GV, NV về công tác HSSV ở trường TCN

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về mục tiêu của công tác HSSV ở trường TCN

Kết quả khảo sát cho thấy, trong 45 GV, NV tại 3 trường TCN mà đề tài thực hiện khảo sát, có 43 GV, NV (chiếm tỉ lệ 95.6%) cho biết bản thân có nhận thức được về mục tiêu của công tác HSSV ở trường TCN và 2 GV, NV (chiếm tỉ lệ 4.4%) cho biết bản thân không nắm được mục tiêu công tác HSSV ở trường TCN hiện nay. Qua đây, có thể thấy rằng các trường TCN đã xác định rõ ràng mục tiêu công tác HSSV cho nhà trường của mình và mục tiêu này đã được công khai rộng rãi trong nhà trường TCN và phần lớn các GV, NV đang công tác tại các trường đã nắm bắt được mục tiêu mà nhà trường đã đề ra. Tuy vẫn còn GV, NV chưa nắm bắt được mục tiêu công tác HSSV nhưng số này rất nhỏ, chiếm tỉ lệ không cao và xuất hiện rải rác ở các trường được khảo sát. Tuy nhiên, các trường vẫn cần có sự cải thiện tích cực để đảm bảo rằng nguồn nhân lực trong nhà trường đều nhận thức được và hiểu rõ mục tiêu được đề ra, cần quan tâm nâng cao nhận thức của các cá nhân và bộ phận trong nhà trường về công tác HSSV.

Trường TCN với vị trí quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực trong hệ thống giáo dục quốc dân, vì vậy mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường cần được xác định rõ ràng và phù hợp với định hướng đào tạo nguồn nhân lực của nhà trường. Cán bộ quản lý tại trường TCN Bình Thạnh cho biết: “công tác HSSV có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả giáo dục và đào tạo của nhà trường vì HSSV là nhân vật trung tâm trong nhà trường, được nhà trường đảm bảo điều kiện thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ trong quá trình học tập và rèn luyện”. Theo lẽ đó, mục tiêu công tác HSSV ở trường TCN phải phù hợp với mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường. Trên thực tế, thông qua khảo sát ở 3 trường TCN tại khu vực TP. Hồ Chí Minh, tần số GV, NV cho rằng mục tiêu công tác HSSV tại nhà trường đang công tác phù hợp với mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường là 42 GV, NV (chiếm tỉ lệ 93.3%) trong tổng số người được khảo sát. Có thể thấy rằng mục tiêu công tác HSSV mà các trường TCN đã đề ra được đánh giá là phù hợp với mục tiêu giáo dục và đào tạo của một nhà trường TCN. Số lượng người đánh giá không phù hợp

chiếm tỉ lệ nhỏ, chưa đến 10%, chỉ có 3 GV, NV (chiếm tỉ lệ 6.7%) đánh giá là mục tiêu hiện nay không phù hợp với mục tiêu giáo dục và đào tạo của nhà trường.

2.3.1.2. Thực trạng nhận thức về vai trò của công tác HSSV ở trường TCN

Đội ngũ nhân sự nhà trường cần nhận thức được tầm quan trọng của công tác HSSV để tổ chức triển khai hiệu quả công tác, mang lại hiệu quả giáo dục và đào tạo thực tế. Đề tài đã tiến hành thực hiện khảo sát ý kiến của đội ngũ GV, NV đang công tác tại các trường TCN thuộc TP. HCM, kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 2.6.

Bảng 2.6. Đánh giá của GV, NV về mức độ quan trọng của công tác HSSV

STT Mức độ Tần số Tỉ lệ %

1 Rất quan trọng 25 55.6%

2 Quan trọng 20 44.4%

3 Ít quan trọng 0 0%

4 Không quan trọng 0 0%

Thông qua số liệu ở bảng 2.6, cho thấy GV, NV tại các trường TCN được khảo sát có nhận thức, đánh giá cao về tầm quan trọng, vai trò của công tác HSSV trong trường TCN. Tất cả GV, NV được khảo sát đều đánh giá công tác HSSV từ mức độ “quan trọng” trở lên, cụ thể với mức độ rất quan trọng là 55.6% và mức độ quan trọng là 44.4%. ĐTB đạt 3.56. Chiếu theo Quy ước xử lý số liệu được trình bày ở Bảng 2.1, đánh giá của GV, NV về mức độ quan trọng của công tác HSSV ở trường TCN có mức độ tương ứng là mức độ 4, được đánh giá là “rất quan trọng”.Trong quá trình phỏng vấn, cán bộ quản lý cho biết: “Công tác HSSV có ảnh hưởng rất lớn và là công tác trọng tâm trong nhà trường. Công tác HSSV phải tuân thủ theo các văn bản pháp lý, nội quy nội bộ của nhà trường, phải khách quan, công bằng, công khai, minh bạch, dân chủ, phải xử lý và giải quyết khéo léo, đúng người, đúng việc”. Qua đây có thể thấy rằng, GV và NV nhà trường đã có nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của công tác HSSV trong nhà trường, đây sẽ là yếu tố quan trọng góp phần vào hiệu quả thực hiện công tác HSSV và là điều kiện cho việc quản lý công tác HSSV trong nhà trường thuận lợi, tiến tới đạt hiệu

HSSV là đối tượng của hoạt động giáo dục và đào tạo trong trường TCN, đặc biệt là các trường TCN. Các trường TCN có những đặc trưng đặc biệt và đối tượng đầu vào đặc thù, do đó công tác HSSV là nền tảng quan trọng trong việc đạt được hiệu quả giáo dục và đào tạo mà nhà trường mong muốn. Công tác HSSV góp phần rất quan trọng vào việc quyết định hiệu quả giáo dục và đào tạo của nhà trường TCN.

Bảng 2.7. Đánh giá của GV, NV về mức độ ảnh hưởng của công tác HSSV đến hiệu quả giáo dục và đào tạo của trường TCN

STT Mức độ Tần số Tỉ lệ %

1 Ảnh hưởng lớn 37 82.2%

2 Ảnh hưởng vừa 8 17.8%

3 Ảnh hưởng ít 0 0%

4 Không ảnh hưởng 0 0%

Qua bảng 2.7, nhận thấy rằng phần lớn GV, NV cho rằng công tác HSSV có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giáo dục và đào tạo tại trường TCN. Số liệu điều tra cho thấy có 37 GV, NV lựa chọn mức độ “ảnh hưởng lớn”, chiếm phần lớn tỉ lệ là 82.2%, ngoài ra có 8 GV, NV (chiếm tỉ lệ 17.8%) cho rằng công tác HSSV có “ảnh hưởng vừa” đến hiệu quả giáo dục và đào tạo của nhà trường. Qua đó, có thể cho rằng GV và NV hiện đang công tác tại các trường TCN, những người trực tiếp tham gia và gây ảnh hưởng đến công tác HSSV, đã có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng của công tác HSSV đến hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trường. ĐTB đạt được là 3.82, có nghĩa là nhận thức của GV, NV nhà trường về mức độ ảnh hưởng của công tác HSSV đến hiệu quả giáo dục và đào tạo là mức độ “ảnh hưởng lớn”. GV và NV là những người trực tiếp tham gia vào thực hiện công tác HSSV, do đó các lực lượng này có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và ảnh hưởng của công tác sẽ giúp cho các hoạt động trong công tác được chú trọng thực hiện hiệu quả, mang lại những ảnh hưởng tích cực đến chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường.

2.3.1.3. Thực trạng nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của công tác HSSV ở trường TCN

GV, NV là các lực lượng đóng vai trò thiết yếu, trực tiếp thực hiện và quyết định hiệu quả của công tác HSSV trong nhà trường. Các cá nhân này cần nắm rõ về chức năng và nhiệm vụ của công tác HSSV trong nhà trường TCN, từ đó có thể xây dựng kế hoạch và tổ chức công việc của bản thân hiệu quả.

Bảng 2.8. Đánh giá nhận thức của GV, NV về công tác HSSV

STT Mức độ Tần số Tỉ lệ %

1 Có hiểu biết đẩy đủ 32 71.1% 2 Biết nhưng không hiểu đẩy đủ 13 28.9%

3 Chỉ biết một ít 0 0%

4 Không biết 0 0%

Thông qua phân tích kết quả khảo sát, việc đánh giá nhận thức của GV, NV về công tác HSSV đạt ĐTB là 3.71, tương ứng với mức độ “có hiểu biết đẩy đủ” về công tác HSSV trong nhà trường TCN với độ lệch chuẩn 0.458. Cụ thể, trong tổng số 45 người được thực hiện khảo sát, số lượng lựa chọn lớn nhất là mức độ “có hiểu biết đầy đủ” có 32 người lựa chọn (chiếm tỉ lệ 71.1%) và những người còn lại lựa chọn mức độ “biết nhưng không hiểu đầy đủ” là 13 GV, NV (chiếm tỉ lệ là 28.9%). Qua số liệu thu được, GV, NV đã được phổ biến về chức năng, nhiệm vụ của công tác HSSV trong một nhà trường TCN. Phần lớn GV, NV đã nhận thức và hiểu rõ chức năng và nhiệm vụ của công tác và của bản thân trong hệ thống nhà trường. Tuy nhiên, trong việc phổ biến các kiến thức liên quan đến công tác HSSV, nhà trường vẫn cần phải tổ chức thực hiện sâu sát và hiệu quả hơn, quan tâm đến việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và trình độ của GV và NV nhà trường, đảm bảo cho mọi cá nhân tham gia công tác HSSV trong nhà trường nắm bắt và hiểu rõ, có nhận thức đầy đủ về công tác HSSV trong trường TCN.

Công tác HSSV đòi hỏi phải xây dựng được mối quan hệ gắn kết, phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Có thể nói đây là một trong những hoạt động mang tính trọng tâm, cần được quan tâm thực hiện trong công tác HSSV, cần có những nhận thức đúng đắn về hoạt động phối hợp đặc biệt quan trọng này.

Bảng 2.9. Đánh giá của GV, NV về mức độ quan trọng của việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội

STT Mức độ Tần số Tỉ lệ %

1 Rất quan trọng 36 80%

2 Quan trọng 9 20%

3 Ít quan trọng 0 0%

4 Không quan trọng 0 0%

Thông qua phân tích kết quả khảo sát, số liệu thu được cho thấy tất cả người được khảo sát đều đánh giá tầm quan trọng của việc phối hợp giữa ba lực lượng gia đình, nhà trường và xã hội từ mức độ “quan trọng” trở lên. Điều này cho thấy, GV và NV trong nhà trường đã nhận thức được về tầm quan trọng của hoạt động phối hợp hết sức cần thiết này. Cụ thể có 36 GV, NV lựa chọn mức độ “rất quan trọng” và 9 GV, NV lựa chọn mức “quan trọng”, chiếm tỉ lệ lần lượt là 80% và 20%. Ngoài ra, thông qua các buổi phỏng vấn cán bộ quản lý tại 3 trường TCN được khảo sát, các cán bộ quản lý tham gia phỏng vấn đều đề cao tầm quan trọng và ảnh hưởng của việc phối hợp gia đình, nhà trường và xã hội đến hiệu quả công tác HSSV và cao hơn nữa là hiệu quả giáo dục và đào tạo của nhà trường TCN, đặc biệt là sự ảnh hưởng từ phía gia đình HSSV. Đơn cử như cán bộ quản lý tại trường TCN Đông Sài Gòn đã nhận xét: “Nhiều em học sinh của trường có tâm lý phản nghịch, thái độ học tập chưa tốt, do đó nhà trường rất quan tâm đến việc giữ mối quan hệ với gia đình học sinh để theo sát, đảm bảo các em không bước vào con đường xấu”.

Do còn tồn tại nhiều khó khăn nên việc quản lý mối quan hệ phối hợp này chưa thật sự đạt hiệu quả như mong muốn. Khi được hỏi về hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường, cô cũng cho biết rằng: “Nhà trường có hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh, trường cũng thường xuyên khuyến khích cha mẹ học sinh tham gia, tuy nhiên trên thực tế học sinh nhà trường nhiều em có hoàn cảnh khá khó khăn, do đó cha mẹ học sinh không tích cực tham gia các hoạt động của Ban đại diện”. Các cán bộ quản lý cũng cho biết rằng GV, NV trong nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động phối hợp và tổ chức thực hiện đạt hiệu quả. Thực tế cho thấy, ĐTB đánh giá được là 3.80, đạt mức độ “rất quan trọng” với độ lệch chuẩn là 0.405, cho thấy các điểm số thu thập được tập

trung quanh trung bình. Như vậy, GV và NV trong nhà trường TCN hiện nay đã đánh giá đúng đắn về tầm quan trọng của việc phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, đồng thời có nhận thức đầy đủ ý nghĩa của hoạt động phối hợp này đối với hiệu quả giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác học sinh sinh viên ở các trường trung cấp nghề tại thành phố hồ chí minh (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)