TRUNG CẤP NGHỀ TẠI TP HỒ CHÍ MINH
3.2. Biện pháp quản lý công tác học sinh sinh viên ở các trường Trung cấp Nghề tạ
3.2.2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về quản lý công tác HSS
3.2.2.1. Chủ thể và đối tượng quản lý
- Chủ thể quản lý là Hiệu trưởng trường TCN.
- Đối tượng quản lý là hệ thống văn bản về quản lý công tác HSSV. - Khách thể quản lý là các cấp cán bộ quản lý, đội ngũ GV, NV và HSSV.
3.2.2.2. Mục đích, ý nghĩa biện pháp
Hệ thống văn bản được ban hành là cơ sở, tiền đề cho việc tổ chức thực hiện công tác HSSV trong nhà trường TCN, đảm bảo hoạt động của nhà trường tuân thủ theo các quy định pháp lý, đồng thời phù hợp với thực tiễn của nhà trường.
Trong quá trình khảo sát thực tế, nhận thấy rằng hệ thống văn bản quy định về quản lý công tác HSSV trong trường TCN hiện nay còn thiếu, chưa hồn thiện. Trong khi đó, các văn bản quy định này chính là nền tảng cho việc quản lý hiệu quả công tác HSSV trong nhà trường đảm bảo tuân thủ theo pháp luật, các quy chế hiện hành.
Ngoài ra, tại các trường TCN hiện nay, việc nghiên cứu các văn bản, tài liệu của cán bộ quản lý, GV, NV cịn hạn chế, mang tính bị động. Các văn bản pháp quy ít được cập nhật và phổ biến cho toàn thể GV, NV nhà trường nắm và thực hiện theo. Do đó, việc hồn thiện hệ thống văn bản và phổ biến cho toàn thể nhân sự nhà trường là rất cần thiết, cần được thực hiện đồng bộ và toàn diện.
Hiện tại, do có sự thay đổi về quy chế thực hiện từ các cấp quản lý về nhà nước, do đó, các trường cần có sự cập nhật, đổi mới hệ thống văn bản quy định về quản lý công tác HSSV trong nội tại nhà trường dựa trên các quy chế nhà nước mới và thực trạng cơng tác tại đơn vị mình.
Việc quản lý cơng tác HSSV hồn tồn dựa vào các văn bản của nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động – Thương binh và xã hội thiếu cụ thể và mang
tính bị động. Các văn bản này mang tính quản lý chung, do đó nhà trường cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản riêng của nội bộ nhà trường. Hệ thống văn bản này được xây dựng dựa trên các văn bản pháp lý của nhà nước, các quy định, quy chế của cơ quan chủ quản và các điều kiện, nhu cầu, tình hình thực tế của nhà trường.
Hệ thống văn bản được ban hành sẽ là nền tảng cho việc quản lý công tác HSSV trong nhà trường, hướng dẫn cụ thể cho GV, NV cũng như HSSV về công tác HSSV. Thơng qua đó, HSSV nhận biết được quyền và nghĩa vụ của bản thân, nhận thức được mình nên và khơng nên làm gì; ngồi ra đội ngũ GV, NV cũng nhận thức được vai trò, chức năng và nhiệm vụ của bản thân trong quản lý công tác HSSV tại nhà trường.
3.2.2.3. Nội dung biện pháp
- Thường xuyên cập nhật, bổ sung các tài liệu, văn bản pháp quy mới, hiện hành.
- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản về quản lý công tác HSSV trong nội bộ nhà trường.
- Triển khai thực hiện hệ thống văn bản được xây dựng trong quản lý công tác HSSV tại trường TCN.
3.2.2.4. Cách thức thực hiện
Nghiên cứu, tìm hiểu các văn bản pháp quy đang hiện hành về quản lý nhà nước, quản lý giáo dục, quản lý trường trung cấp và quản lý công tác HSSV trong nhà trường TCN.
Cập nhật các văn bản pháp lý mới, đang hiện hành về quản lý công tác HSSV, phổ biến các văn bản (quy định, quy chế,..) này cho toàn thể nhân sự nhà trường đảm bảo mọi người đều nắm bắt và thực hiện dựa trên các văn bản pháp quy.
Xác định các loại văn bản cần xây dựng và hoàn thiện trong nhà trường tuân thủ theo pháp luật và phù hợp với thực tiễn nhà trường như Quy chế công tác HSSV của trường, Nội quy nhà trường, Quy chế đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của HSSV, sổ tay công tác HSSV,…
Đánh giá tình hình thực tế của nhà trường và các điều kiện hỗ trợ trong công tác HSSV như tình hình giáo dục và đào tạo tại nhà trường, cơ cấu tổ chức bộ máy nhà trường, chất lượng đầu vào HSSV, trình độ đội ngũ GV, NV, tình hình học tập và rèn luyện của HSSV, thực trạng việc thực hiện công tác HSSV hiện nay trong nhà trường. Các đánh giá này là nền tảng cho việc hệ thống văn bản phù hợp, sát sao với điều kiện thực tế của nhà trường, đảm bảo cho việc triển khai các văn bản thuận lợi, tiết kiệm và nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV trong nhà trường.
Trước khi thơng qua và hồn thiện hệ thống văn bản trong nhà trường, cần ban hành bản dự thảo và có sự động viên, khuyến khích GV, NV tham gia, đóng góp ý kiến tích cực cho việc xây dựng hệ thống văn bản này để các văn bản được phù hợp và hiệu quả.
Hồn thiện hệ thống văn bản về quản lý cơng tác HSSV trong nhà trường, thực hiện việc phổ biến cơng khai và rộng rãi trong nội bộ tồn nhà trường, để mỗi GV, NV và HSSV tồn trường có thể biết và thực hiện theo hệ thống văn bản đã ban hành.
Triển khai thực hiện hệ thống văn bản đồng bộ và toàn diện trong toàn nhà trường; ngồi ra trong q trình triển khai cần theo dõi, giám sát việc thực hiện theo văn bản, từ đó đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của hệ thống văn bản làm tiền đề cho việc chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện hơn nữa hệ thống văn bản về quản lý công tác HSSV trong nhà trường TCN.
3.2.2.5. Điều kiện thực hiện
Các cấp quản lý nhà nước và quản lý giáo dục ban hành các văn bản pháp lý quy định về việc thực hiện giáo dục và đào tạo của các trường, cơ sở giáo dục, đặc biệt là trường TCN.
Cán bộ quản lý nhà trường và cơng tác HSSV có kĩ năng, năng lực tổ chức, quản lý tốt, dám thay đổi và hồn thiện hơn cơng tác HSSV trong nhà trường.
Để xây dựng và hồn thiện hệ thống văn bản, cần có sự tham gia, phối hợp tích cực của đội ngũ GV, NV của nhà trường. Toàn thể nhân sự nhà trường đều cần có sự tham gia tích cực, đóng góp ý kiến, chỉnh sửa, bổ sung trong q trình xây
dựng và hồn thiện các văn bản. Ngoài ra, cán bộ quản lý, GV, NV nhà trường cũng cần có ý thức tìm tịi, nghiên cứu tài liệu, văn bản quản lý công tác HSSV.
Hệ thống văn bản chỉ có thể triển khai hiệu quả khi nhận được sự hợp tác, phối hợp thực hiện tích cực của tồn thể GV, NV nhà trường cũng như nhận được sự hưởng ứng, làm theo của HSSV nhà trường – những người chịu ảnh hưởng trực tiếp của hệ thống văn bản quy định trong nhà trường TCN.