Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác HSSV ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác học sinh sinh viên ở các trường trung cấp nghề tại thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 87)

8. Cấu trúc đề tài

2.4.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác HSSV ở

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác HSSV là một quy trình xuyên suốt, do đó nhà trường cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các nội dung cụ thể của chức năng kiểm tra, đánh giá một cách đầy đủ và nghiêm túc. Các nội dung này đều mang ý nghĩa nhất định, do đó phải thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất để đảm bảo quá trình kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác HSSV diễn ra hiệu quả, mang lại kết quả thiết thực, chứ không phải chỉ mang nặng tính hình thức. Nhìn chung,

chức năng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác HSSV đã được các trường TCN thực hiện đạt hiệu quả (ĐTB cộng=2.78, đạt mức độ “hiệu quả”), tuy nhiên so với các chức năng quản lý còn lại thì hiệu quả thực hiện được đánh giá còn ở mức thấp hơn. Do đó các nhà quản lý cần quan tâm, chú trọng thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hơn nữa nhằm đảm bảo cho việc xác định thực trạng công tác HSSV trong nhà trường. Từ đó có những biện pháp quản lý phù hợp, khả thi và hiệu quả nhằm phát huy những ưu điểm và khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện công tác, nâng cao hiệu quả công tác HSSV trong nhà trường.

2.4.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác HSSV ở trường TCN trường TCN

Đánh giá được đúng về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả quản lý công tác HSSV sẽ giúp nhà quản lý có những biện pháp quản lý phù hợp nhằm phát huy những yếu tố ảnh hưởng này trong việc thực hiện công tác HSSV trong nhà trường TCN. Những đánh giá của GV, NV – những người trực tiếp tham gia vào việc thực hiện công tác HSSV trong nhà trường sẽ có những cái nhìn đúng đắn về tầm ảnh hưởng của các yếu tố này đến hiệu quả công tác HSSV trong trường TCN.

Bảng 2.17. Đánh giá của GV, NV về các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý công tác HSSV

STT Yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng

ĐTB Hạng Nhiều Vừa Ít Không

1 Năng lực của cán bộ quản lý 95.6% 4.4% 0% 0% 3.96 1

2 Trình độ của đội ngũ GV, NV 75.6% 24.4% 0% 0% 3.72 4

3 Các đặc điểm của HSSV 73.3% 22.2% 4.4% 0% 3.69 5

4 Cơ chế, chính sách quản lý 75.6% 24.4% 0% 0% 3.76 3

5 Sự phối hợp giữa nhà trường

với gia đình HSSV 91.1% 8.9% 0% 0% 3.91 2

6

Sự hỗ trợ, phối hợp của các tổ chức xã hội bên ngoài nhà trường

33.3% 62.2% 4.4% 0% 3.29 6

Dựa vào kết quả khảo sát, có thể thấy các yếu tố kể trên đều được đánh giá về mức độ ảnh hưởng ở mức “nhiều” và “vừa”, như vậy có thể thấy các yếu tố trên đều có ảnh hưởng ở mức cao đến hiệu quả quản lý công tác HSSV trong nhà trường TCN. Yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng cao nhất đó chính là yếu tố về “năng lực của cán bộ quản lý” với ĐTB là 3.96, tương ứng với mức độ ảnh hưởng “nhiều”. Về tỉ lệ đánh giá, có đến 95.6% người được khảo sát lựa chọn mức ảnh hưởng “nhiều”, chỉ có 4.4% lựa chọn mức độ “vừa” và không có người nào lựa chọn 2 mức độ ảnh hưởng thấp. Như vậy, yếu tố về “năng lực của người cán bộ quản lý” có ảnh hưởng quan trọng nhất đến hiệu quả quản lý công tác HSSV trong nhà trường TCN. Nhà quản lý cần luôn có ý thức trau dồi và phát triển năng lực của bản thân, đặc biệt là các năng lực quản lý. Một người quản lý có năng lực, có tố chất lãnh đạo sẽ góp phần rất lớn vào việc quản lý hiệu quả công tác HSSV trong nhà trường. Một yếu tố được đánh giá cao theo ngay sau yếu tố về năng lực người quản lý đó chính là “sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình HSSV”. Yếu tố này được đánh giá mức độ ảnh hưởng ở mức độ “nhiều”, ĐTB đạt 3.91 đạt hạng 2. Thực tế thông qua việc phỏng vấn CBQL nhà trường, yếu tố này cũng đã được các

nhà quản lý nêu bật lên. Cán bộ quản lý cho biết thêm: “Phải xử lý tốt mối quan hệ giữa nhà trường với gia đình HSSV, do gia cảnh của nhiều học sinh khá phức tạp, có nhiều trường hợp gia đình thiếu quan tâm đến học sinh. Do đó, giáo viên chủ nhiệm trong trường hợp này phải khéo léo xử lý, theo sát học sinh”. Gia đình HSSV là một trong ba môi trường giáo dục toàn diện nhân cách HSSV, do đó việc phối hợp với gia đình HSSV là vô cùng quan trọng và cần thiết trong yêu cầu về nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV. Nhà quản lý cần có xây dựng những biện pháp và có sự chỉ đạo cụ thể để thực hiện tốt công tác phối hợp này, nhận được sự hợp tác tích cực và sử dụng hiệu quả ảnh hưởng từ phía gia đình HSSV trong việc thực hiện công tác HSSV nói riêng và trong việc giáo dục toàn diện HSSV nói chung.

Các yếu tố có tầm ảnh hưởng được xếp tiếp theo lần lượt là các yếu tố về “ chế, chính sách quản lý” (xếp hạng 3), “trình độ của đội ngũ GV, NV” (xếp hạng 4) và “các đặc điểm của HSSV” (xếp hạng 5). Các yếu tố này đều được đánh giá mức độ ảnh hưởng đạt mức độ “nhiều”, đây đều là các yếu tố chủ quan, xuất hiện ở bên trong nhà trường. Thông qua phỏng vấn, nhà quản lý tại trường TCN cũng cho biết: “hiện nay hệ thống văn bản pháp lý chưa được đầy đủ, việc xây dựng được cơ chế, chính sách riêng cho trường TCN là rất cần thiết”. Ngoài ra, nhà trường cần lưu ý về yếu tố “các đặc điểm của HSSV”, đây là một trong những yếu tố đáng chú ý đến, đặc biệt là trong bối cảnh các trường TCN hiện nay. Lứa tuổi HSSV ở trường TCN chủ yếu là lứa tuổi thanh thiếu niên, nhận thức còn chưa trưởng thành và nhiều trường hợp có hoàn cảnh khá đặc biệt. Một cán bộ quản lý cho biết: “phải hiệu được tâm lý của HSSV thì mới thực hiện công tác HSSV được tốt”. Khi xây dựng các biện pháp thực hiện công tác HSSV trong nhà trường cần lưu ý đến các đặc điểm về tâm sinh lý của HSSV, từ đó có các biện pháp quản lý phù hợp, tránh gây cho HSSV sự phản cảm để dẫn đến các phản ứng không tốt từ phía HSSV.

Yếu tố được đánh giá thấp nhất trong tổng số 6 yếu tố là “sự phối hợp, hỗ trợ của các tổ chức xã hội bên ngoài nhà trường” đạt ĐTB là 3.29. Tuy yếu tố này vẫn đạt mức độ đánh giá ở mức độ cao nhất là mức độ ảnh hưởng “nhiều”, tuy nhiên thông qua tỉ lệ đánh giá ta có thể nhận thấy yếu tố này có sự chệnh lệch trong

đánh giá khá lớn với những yếu tố còn lại. Cụ thể mức độ đánh giá chiếm tỉ lệ lớn nhất là mức độ “vừa” lên đến 62.2%, chiếm đa số tỉ lệ đánh giá, mức độ “nhiều” chiếm 33.3% và mức độ “ít” chiếm 4.4%. Như vậy, có thể nhận thấy rằng yếu tố này được đánh giá có sức ảnh hưởng thấp hơn đến hiệu quả quản lý công tác HSSV trong nhà trường. Các trường TCN hiện nay cũng đã xây dựng được mối quan hệ liên kết với các doanh nghiệp địa phương trong việc tư vấn nghề nghiệp và đưa HSSV đi thực tập tại các doanh nghiệp này. Ngoài ra, cán bộ quản lý tại trường TCN chia sẻ “do nhà trường chịu sự quản lý của ủy ban nhân dân do đó đã nhiều lần phối hợp với Quận đoàn địa phương trong việc tổ chức các hoạt động cho HSSV nhà trường”. Nhà trường TCN cần có kế hoạch chủ động liên kết, tạo mối quan hệ chặt chẽ, gắn kết với các tổ chức bên ngoài xã hội, từ đó làm cơ sở cho việc thực hiện hiệu quả các biện pháp quản lý công tác HSSV trong nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí công tác học sinh sinh viên ở các trường trung cấp nghề tại thành phố hồ chí minh (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)