TRUNG CẤP NGHỀ TẠI TP HỒ CHÍ MINH
3.1. Cơ sở và nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp 3.1.1.1. Cơ sở pháp lý
Căn cứ vào quan điểm chỉ đạo về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trong Nghị quyết hội nghị trung ương 8 Khóa XI. Trong Nghị quyết đã khẳng định quan điểm chỉ đạo: “Đổi
mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”.
Căn cứ vào Chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 của Thủ tướng Chính phủ xác định mục tiêu phát triển giáo dục đến năm 2020 về giáo dục nghề nghiệp: “Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục nghề nghiệp và đại học; điều chỉnh cơ cấu
ngành nghề và trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; đào tạo ra những con người có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến động của thị trường lao động và một một phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới”.
Căn cứ vào Quy chế công tác HSSV trong trường trung cấp, trường cao đẳng ban hành kèm theo Thông tư số 17/2017/TT-BLĐTBXH ngày 30/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẳng định: “Công tác học sinh, sinh
viên là công tác trọng tâm của Nhà trường bao gồm tổng thể các hoạt động giáo dục, tuyên truyền, quản lý, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ đối với học sinh, sinh viên nhằm đảm bảo các mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp”.
3.1.1.2. Cơ sở lí luận
Quy chế cơng tác HSSV đã xác định rõ công tác HSSV là công tác trọng tâm của nhà trường, cần được quan tâm tổ chức thực hiện. Để nâng cao hiệu quả công tác HSSV trong nhà trường TCN cần thực hiện công tác quản lý đồng bộ và hiệu quả. Hoạt động quản lý công tác HSSV cần được thực hiện dựa trên các vấn đề lý luận về công tác HSSV và quản lý công tác HSSV trong trường TCN.
Đề tài đã xây dựng cơ sở lý luận về quản lý công tác HSSV trong trường TCN ở chương 1, đây là cơ sở lý luận cho việc đề ra các biện pháp quản lý công tác HSSV hợp lý và hiệu quả. Để quản lý hiệu quả công tác HSSV, cần nắm được những khái niệm cơ bản về quản lý công tác HSSV, một số vấn đề lý luận về mục tiêu, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của công tác HSSV trong nhà trường. Đây là tiền đề xây dựng nhận thức đúng đắn về cơng tác HSSV trong nhà trường TCN, có nhận thức đúng đắn thì mới có thể thực hiện hoạt động quản lý hiệu quả. Muốn đề xuất các biện pháp quản lý cũng cần nhận thức được công tác HSSV gồm các nội dung cụ thể nào cần thực hiện trong nhà trường TCN, từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch và tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác này trong nhà trường TCN.
Nhà quản lý cũng cần dựa trên cơ sở lý luận về quản lý công tác HSSV trong trường TCN, nhà quản lý phải nhận thức được vai trị của hoạt động quản lý cơng tác HSSV ảnh hưởng đến hiệu quả công tác HSSV và chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường. Xác định được phân cấp quản lý từ cấp quản lý nhà trường đến cơ sở là nền tảng, cơ sở cho việc đề xuất và triển khai các biện pháp quản lý công tác HSSV trong nhà trường TCN. Ngoài ra, hoạt động quản lý được thực hiện thông qua các chức năng quản lý bao gồm lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác HSSV trong nhà trường. Những vấn đề lý luận trên đây là cơ sở cho việc đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV trong nhà trường TCN.
3.1.1.3. Cơ sở thực tiễn
Thơng qua q trình khảo sát thực trạng cơng tác HSSV và thực trạng quản lý công tác HSSV trong các trường TCN tại TP. Hồ Chí Minh đã cho thấy tình hình thực tiễn tại các trường TCN hiện nay. Đây là cơ sở thực tiễn đảm bảo cho việc đề xuất các biện pháp quản lý có tính cần thiết, khả thi, có thể thực hiện được trong tình hình giáo dục và đào tạo thực tế của nhà trường. Thơng qua kết quả khảo sát có thể nhận thấy tuy cịn tồn tại nhiều khó khăn nhưng cơng tác HSSV trong trường TCN đã được quan tâm và thực hiện thường xuyên. Nhà trường có sự quan tâm và chỉ đạo trong việc tổ chức thực hiện công tác HSSV.
Hoạt động quản lý cơng tác HSSV trong các trường TCN cịn nhiều hạn chế và chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Do đó, yêu cầu về các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác HSSV là không thể phủ nhận. Các biện pháp quản lý này phải được đề xuất dựa trên việc thực hiện và các điều kiện hỗ trợ thực tế tại nhà trường, từ đó có thể thực hiện được, góp phần vào nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường TCN trong bối cảnh hiện nay.
Việc đề xuất biện pháp dựa trên thực trạng công tác HSSV và thực trạng quản lý công tác HSSV ở trường TCN đã được phân tích ở phần thực trạng. Từ các đánh giá về ưu điểm và hạn chế trong quản lý công tác HSSV, đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp với thực trạng và các điều kiện thực tế ở các trường TCN thuộc TP. HCM. Đảm bảo các biện pháp được đề xuất phù hợp và có tính khả thi. Ngồi ra, đề xuất biện pháp phải cân nhắc, dựa trên tình hình kinh tế - xã hội, cơ cấu hoạt động thực tế của nhà trường, tình hình đội ngũ,..
3.1.2. Nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Các biện pháp quản lý công tác HSSV trong nhà trường được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả công tác HSSV trong nhà trường, các biện pháp này phải đảm bảo hướng đến mục tiêu công tác HSSV đã đề ra. Đồng thời, các biện pháp quản lý được đề xuất phải đảm bảo hướng đến việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách của người học, đáp ứng yêu cầu về mục tiêu giáo dục hiện nay.
3.1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Thực trạng quản lý công tác HSSV trong nhà trường cịn tồn tại nhiều hạn chế, tuy nhiên vẫn có rất nhiều ưu điểm có thể kế thừa và phát huy. Do đó, việc đề xuất biện pháp quản lý được dựa trên việc rút kinh nghiệm từ quá trình làm việc thực tế, kế thừa những ưu điểm của biện pháp quản lý trước và khắc phục các hạn chế.
3.1.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Các biện pháp được đề xuất phải có mối quan hệ gắn kết và chặt chẽ với nhau, biện pháp này là tiền đề và hỗ trợ cho biện pháp khác và ngược lại. Các biện pháp tạo thành một hệ thống đồng bộ, nhất quán và toàn diện, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Nguyên tắc này đảm bảo cho các biện pháp được đề xuất thực hiện đồng bộ, không xảy ra mâu thuẫn trong quá trình thực hiện các biện pháp, quản lý theo một hệ thống đồng bộ và thống nhất, toàn diện.
3.1.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Các biện pháp được đề xuất dựa trên cơ sở pháp lý và thực tiễn, mang tính khả thi, có thể áp dụng được vào thực tiễn trong việc quản lý công tác HSSV ở các nhà trường TCN hiện nay một cách thuận lợi và mang lại hiệu quả, nâng cao chất lượng công tác HSSV trong nhà trường. Các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của nhà trường, nhà trường đủ khả năng và điều kiện để áp dụng hiệu quả các biện pháp được đề ra.