Nội dung tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính tại các đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tài chính ở các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long theo quan điểm tự chủ​ (Trang 26 - 28)

vị sự nghiệp công lập

Hoạt động tài chính theo quan điểm tự chủ trong trường học gồm các hoạt động chủ yếu sau:

- Lập dự toán tài chính: Đây là xây dựng dự toán thu, chi tài chính trên cơ sở các chỉ tiêu kế hoạch hoạt động của đơn vị, quy mô phát triển, nhiệm vụ được giao. Lập kế hoạch phải dựa vào các thông tin chính xác; trong kế hoạch cần xác định các mục tiêu ưu tiên, chú trọng sự tác động thay đổi của môi trường tài chính cũng như nhiệm vụ dạy học.

- Chấp hành dự toán ngân sách: Đây là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính, hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi ghi trong dự toán NS của đơn vị thành hiện thực. Trên cơ sở dự toán NS được giao, các đơn vị trường học tổ chức triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi được giao, đồng thời phải có kế hoạch sử dụng kinh phí NS theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả. Để theo dõi quá trình chấp hành dự toán thu - chi, các trường học

cần tiến hành theo dõi chi tiết, cụ thể từng nguồn thu, từng khoản chi trong kỳ của đơn vị.

- Quyết toán ngân sách: Tức là quyết toán thu, chi đây là công việc cuối cùng của việc sử dụng kinh phí, đảm bảo phản ánh đầy đủ các khoản thu, chi và báo cáo quyết toán kinh phí theo đúng chế độ báo cáo về mẫu biểu, thời gian, nội dung các khoản chi tiêu. Đây là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong kỳ và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch chi tiêu cho các hoạt động giáo dục của đơn vị, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho quá trình quản lí và làm cơ sở cho việc lập kế hoạch cho kỳ tiếp theo được sát thực hơn. Để có thể tiến hành quyết toán thu, chi các đơn vị phải hoàn tất báo cáo tài chính và báo cáo quyết toán ngân sách.

Nhà trường phải thực hiện trách nhiệm công khai, minh bạch trong cung cấp thông tin QLTC kịp thời, đầy đủ và tin cậy của nhà trường tới CB, GV, NV, HS và các đối tượng có liên quan đảm bảo theo quy định của pháp luật tại Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 22/3/2005 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán NS và các tổ chức được NSNN hỗ trợ; Thông tư số 09/2009/TT-BGDĐT ngày 07/5/2009 của Bộ GD&ĐT Ban hành Quy chế thực hiện công khai đối với CSGD (Phan Văn Sỹ, 2011).

- Kiểm tra tài chính nội bộ: Thực hiện theo Quyết định số 67/2004/QĐ- BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế về tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí NSNN.

Đây là khâu quan trọng phải được tiến hành đồng thời, lồng ghép trong khi thực hiện với các khâu khác. Kiểm tra việc lập kế hoạch để đảm bảo cho kế hoạch bao quát hết các mục tiêu, nhiệm vụ, các nội dung, các khoản mục chi. Thực hiện kế hoạch phải được kiểm tra thường xuyên, bởi vì thực hiện kế hoạch không phải bao giờ cũng đúng tuyệt đối như đã dự kiến. Thông qua

kiểm tra thường xuyên để nắm tình hình về sử dụng nguồn lực tài chính, có điều chỉnh kịp thời, nhằm đảm bảo được hiệu quả đầu tư tài chính trong khâu lập kế hoạch tài chính. Khâu quyết toán phải được kiểm tra để sao cho phản ánh trung thực, khách quan, đầy đủ, đúng mục lục NS, niên độ NS. Thông qua kiểm tra, thông qua quyết toán để phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính, tình hình quản lí nguồn lực tài chính (Phan Văn Sỹ, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tài chính ở các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long theo quan điểm tự chủ​ (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)