Chỉ đạo thực hiện hoạt động tài chính trong các trường trung học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tài chính ở các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long theo quan điểm tự chủ​ (Trang 66 - 78)

học phổ thông thành phố Vĩnh Long

các trường THPT thành phố Vĩnh Long

Từ năm 2015 đến năm 2017, nguồn kinh phí từ NSNN và kinh phí ngoài NS có sự tăng trưởng tương đối đều.

Bảng 2.6. Tình hình thu ngân sách của 05 trường THPT thành phố Vĩnh Long từ năm 2015 đến năm 2017

ĐVT: Ngàn đồng

TT Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng cộng

1 Kinh phí NSNN 35.500.560 37.800.370 40.250.890 113.551.820 2 Kinh phí ngoài

NSNN 1.230.670 1.540.230 2.202.087 2.560.450 Tổng cộng 36.731.230 39.340.600 42.452.977 116.112.270 Theo số liệu thống kê, ngoài khoản thu học phí, tiền DTHT thu theo quy định, việc huy động nguồn thu ngoài NSNN của các trường được thực hiện dựa trên nguyên tắc tự nguyện, có sự thống nhất trong Ban giám hiệu nhà trường và Ban đại diện CMHS; dự toán thu - chi được công khai theo quy định. Tuy nhiên, nguồn huy động ngoài NSNN chủ yếu từ CMHS đóng góp, nhà trường chưa có giải pháp huy động XHHGD từ nguồn đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân ngoài nhà trường để đầu tư CSVC và tăng cường trang thiết bị dạy học và các hoạt động giáo dục cho nhà trường.

Các khoản thu mà các trường đã thực hiện bao gồm học phí, tiền DTHT, thu từ CMHS, từ kinh doanh dịch vụ và thu từ tài trợ của các tổ chức và cá nhân. Trong đó, thu từ tài trợ của các tổ chức, cá nhân chiếm tỉ trọng lớn nhất, tiếp đến là thu từ học phí và thu từ DTHT, cuối cùng là thu từ dịch vụ giáo dục chiếm tỉ trọng thấp.

Bảng 2.7. Các nguồn thu ngoài NSNN của 05 trường THPT thành phố Vĩnh Long từ năm 2015 đến năm 2017

ĐVT: Ngàn đồng

T T

Nội dung Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng cộng 1 Thu từ học phí 965.356 1.133.895 1.578.400 3.677.651 2 Thu từ dạy thêm, học

thêm 70.000 100.715 235.879 406.594

3 Thu từ dịch vụ giáo

dục 195.314 210.120 287.376 692810

4 Tài trợ của các tổ chức

và cá nhân 0 95.500 100.432 195.932

5 Tài trợ từ nước ngoài 0 0 0 0

Tổng cộng 1.230.670 1.540.230 2.202.087 2.560.450

Nguồn thu từ các khoản tài trợ của các tổ chức, cá nhân ngày càng tăng qua các năm. Trong các nguồn thu này, nguồn thu từ học phí, DTHT và dịch vụ giáo dục liên tục tăng qua các năm. Nếu trong những năm tới, nguồn thu này tiếp tục tăng sẽ là điều kiện thuận lợi cho các trường bổ sung nguồn thu phục vụ cho các hoạt động dạy học và giáo dục ngoài giờ lên lớp cho HS.

Về việc quản lí các nguồn thu, theo khảo sát cho thấy, công tác thu của các trường chưa xây dựng quy chế quản lí thu phí, lệ phí, hoạt động sự nghiệp có thu, hoạt động dịch vụ theo nguyên tắc quản lí thống nhất, bảo đảm đầy đủ chứng từ kế toán cũng như quy trình thu nộp các khoản thu giữa các bộ phận thu và bộ phận kế toán của đơn vị: Cách thức nộp tiền, thời gian nộp, chứng từ thu, nộp và các yếu tố ghi trên chứng từ, thanh toán biên lai thu.

lực tài chính cho phát triển giáo dục ở các trường như sau:

Bảng 2.8. Nhận thức của CBQL, NV về mức độ cần thiết của việc khai khác nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục

ST

T Nội dung thực hiện

CBQL NV

ĐTB Thứ

bậc ĐTB

Thứ bậc

1 Khai thác tối đa nguồn lực tài chính

NSNN cấp chi thường xuyên 2,83 1 2,85 1 2 Khai thác nguồn học phí do học sinh

đóng góp 2,61 3 2,55 3

3 Khai thác nguồn kinh phí XDCB tập

trung 2,75 2 2,71 2

4 Huy động nguồn đóng góp của cha

mẹ học sinh 2,10 5 1,96 5

5 Huy động nguồn xã hội hóa giáo dục

khác 2,34 4 2,30 4

Từ kết quả khảo sát ở bảng 2.8 cho thấy, các trường quan tâm khai thác tối đa nguồn lực tài chính cấp cho chi thường xuyên ở các trường là điều rất cần thiết để đảm bảo cho hoạt động chi cho con người và chi khác. Nguồn chi cần thiết cho hoạt động của nhà trường đó là chi mua sắm trang thiết bị dạy học, xây dựng, sửa chữa CSVC cho nhà trường. Còn lại, khai thác các nguồn lực khác như nguồn huy động từ XHHGD để tăng thêm nguồn kinh phí hoạt động thì các trường chưa nhận thức đầy đủ và chưa quan tâm đúng mức.

Nhận thức về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến quản lí nguồn lực tài chính nhà trường của CBQL, NV các trường THPT thành phố Vĩnh Long như sau:

Bảng 2.9. Nhận thức về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến quản lí nguồn lực tài chính

ST

T Về nội dung thực hiện khảo sát

CBQL NV

ĐTB Thứ

bậc ĐTB

Thứ bậc

1 Cấp phát kinh phí từ cơ quan tài

chính cấp trên 2,89 1 2,89 1

2 Cơ chế tài chính của nhà trường 2,34 3 2,32 3 3 Bộ phận kế toán của nhà trường 2,15 4 2,15 4 4 Công tác xây dựng kế hoạch dự toán

ngân sách năm 2,76 2 2,76 2

Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy yếu tố cấp phát kinh phí từ cơ quan tài chính cấp trên có ảnh hưởng lớn nhất đến QLTC của nhà trường. Vì vậy, việc thanh toán, quyết toán có kịp thời và hiệu quả hay không phụ thuộc vào công tác cấp phát tài chính của các cấp, nhất là của cơ quan tài chính cấp trên.

Yếu tố xây dựng kế hoạch dự toán NS năm được xếp thứ 2 ở mức độ ảnh hưởng lên công tác quản lí của nhà trường. Vì việc xây dựng dự toán năm ngân sách có đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu trọng yếu cho các chế độ của con người và chi khác hay không là phụ thuộc vào việc giao dự toán NS của cơ quan tài chính cấp trên. Nhà trường có phát triển và xây dựng CSVC phòng học và trang thiết bị dạy học hiện đại hay không phụ thuộc vào việc cấp phát NS của cơ quan quản lí cấp trên.

Qua khảo sát cho rằng cơ chế tài chính của nhà trường cũng như hoạt động của bộ phận kế toán có ảnh hưởng đến công tác QLTC nhưng không thực sự đáng kể.

Phân bổ sử dụng nguồn lực tài chính là khâu quan trọng mà ở đó, sự linh hoạt trong khâu phân bổ giúp tập trung có hiệu quả vào giải quyết các mục tiêu quản lí. Phân bổ nguồn lực tài chính phải gắn liền với kế hoạch phát triển giáo dục THPT. Phân bổ nguồn lực tài chính chính xác là xác định thứ tự ưu tiên các nhiệm vụ chi xác định lượng kinh phí cần thiết để hoàn thành các nhiệm vụ đó, phân bổ kinh phí được phê duyệt cho các nhiệm vụ trong năm.

Bảng 2.10. Các khoản chi từ nguồn NSNN và nguồn ngoài NSNN từ năm 2015 đến năm 2017 của các trường THPT thành phố Vĩnh Long

ĐVT: Ngàn đồng

T T

Nội dung

Chi từ NSNN Chi từ nguồn ngoài NSNN

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Chi thường xuyên 34.743.753 36.799.147 38.672.545 1.200.670 1.450.230 2.002.187 2 Chi không thường xuyên 756.807 1.001.223 1.578.345 0 0 0 Tổng cộng 35.500.560 37.800.370 40.250.890 1.200.670 1.450.230 2.002.187

Qua số liệu tổng hợp các nguồn chi từ ngân sách năm 2015 đến năm 2017 của các trường THPT thành phố Vĩnh Long cho thấy, trong các nguồn chi từ NSNN cấp, chi cho tiền lương và các khoản mang tính chất lương chiếm tỉ trọng cao nhất 91% trên tổng chi NS (tăng dần qua các năm: năm 2016 tăng so năm 2015 là 1,3%, năm 2017 tăng so năm 2016 là 1,7%); tiếp đến là chi mua sắm tăng cường CSVC chiếm 1,5%; sau đó là chi mua vật tư văn phòng chiếm 1,4%; các mục chi còn lại chiếm bình quân 6,1% trên tổng chi (chủ yếu sử dụng cho các hoạt động chi khác không đáng kể như chi tiền thưởng, tiền phúc lợi tập thể, khoản thanh toán cá nhân, dịch vụ công cộng, thông tin tuyên truyền liên lạc, công tác phí, chi phí nghiệp vụ chuyên môn,..)

Đối với nguồn chi ngoài NSNN, tập trung chủ yếu là chi tiền lương, phụ cấp lương và các khoản đóng góp chiếm cơ cấu lớn nhất 52,3% trong tổng chi ngoài NS; tiếp đến là chi phí nghiệp vụ chuyên môn 17,7%; sau đó là chi mua sắm và chi vật tư văn phòng 16,4%; các mục chi còn lại chiếm 13,6%.

Trong tất cả nguồn chi của các trường tập trung chủ yếu chi cho đội ngũ giáo viên, cán bộ viên chức trong trường; tiếp đến là chi phí nghiệp vụ chuyên môn; chi mua vật tư văn phòng; sau đó cho hoạt động ngoại khóa, thanh toán công tác phí, tiền tàu xe nghỉ phép cán bộ giáo viên, chi dịch vụ công cộng, chi phí thuê mướn,... nội dung chi mua sắm tài sản và sửa chữa CSVC chiếm tỉ trọng thấp (hai nội dung này chiếm bình quân 2,3% trên tổng chi).

Đánh giá mức độ thực hiện các nội dung trong quản lí nguồn lực tài chính của nhà trường như sau:

Bảng 2.11. Mức độ thực hiện các nội dung trong quản lí nguồn lực tài chính của nhà trường

ST

T Về nội dung thực hiện khảo sát

CBQL NV

ĐTB Thứ

bậc ĐTB

Thứ bậc

1 Mức độ thực hiện nội dung tự chủ trong

điều hành ngân sách của đơn vị 2,98 1 2,98 1 2 Nội dung quản lí kinh phí mua sắm tài

sản 2,63 4 2,63 4

3 Nội dung quản lí cơ chế tiền lương, tiền

công và thu nhập 2,84 2 2,84 2

4

Nội dung quản lí sử dụng kinh phí tiết kiệm được từ khoản chênh lệch thu lớn hơn chi

2,37 5 2,37 5

5 Thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ của

nhà trường 2,75 3 2,75 3

6

Xây dựng quy chế khuyến khích huy động các nguồn lực xã hội đầu tư tài chính cho nhà trường

2,16 9 2,16 9

7 Xây dựng và thực hiện báo cáo định kỳ

công tác tài chính cho cơ quan chủ quản 2,36 6 2,36 6 8 Kiểm tra việc ứng dụng CNTT của kế

toán trong nhà trường 2,35 7 2,35 7

9 Công tác kiểm tra hoạt động tài chính

của kế toán 2,21 8 2,21 8

Số liệu theo bảng 2.11 cho thấy, việc đánh giá nội dung quản lí tự chủ trong điều hành NS của đơn vị thực hiện tương đối tốt, vì năng lực của chủ tài

khoản tuy không am hiểu nhiều về lĩnh vực tài chính nhưng có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lí; kế toán các đơn vị có chuyên môn nghiệp vụ vì được đào tạo qua trường lớp và nguồn tài chính đơn thuần do NS cấp; các khoản thu - chi ngoài NS không đáng kể. Mức độ thực hiện nội dung quản lí cơ chế tiền lương, tiền công và thu nhập được đánh giá mức độ thực hiện đứng thứ 2, vì các khoản này gắn liền CBQL, NV được quan tâm nhất. Mức độ thực hiện đánh giá tương đối cao là nội dung thực hiện QCCTNB của nhà trường và nội dung quản lí kinh phí mua sắm tài sản. Các nội dung được đánh giá thực hiện ở mức thấp nhất là xây dựng quy chế khuyến khích huy động các nguồn lực xã hội đầu tư tài chính cho nhà trường và kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin của kế toán trong nhà trường. Nhìn chung có thể đánh giá nội dung quản lí nguồn lực tài chính của nhà trường thực hiện tương đối tốt.

2.4.4. Kiểm tra, đánh giá việc quản lí hoạt động tài chính ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long

* Thực trạng công tác QLTC ở các trường THPT

Quyết toán là khâu cuối cùng trong mỗi chu kỳ QLTC của các trường THPT nói riêng và quản lí NSNN nói chung. Khâu này được tiến hành trên cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá các khoản chi đã được nêu trong báo cáo quyết toán của đơn vị để xác nhận các khoản chi theo đúng dự toán, đúng chế độ nhà nước quy định. Công tác này làm chặt chẽ có tác dụng làm tăng cường kỷ luật tài chính, kế toán, ngăn ngừa và có biện pháp xử lí kịp thời các trường hợp vi phạm chế độ chính sách tài chính phát sinh. Trên cơ sở xem xét, đánh giá một cách nghiêm túc các báo cáo quyết toán của các đơn vị cơ sở giúp cho cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính tổng hợp quyết toán NSNN hàng năm được đầy đủ và chính xác.

Công tác quyết toán các khoản thu - chi NS của các trường THPT được tiến hành theo một trình tự chung đó là các trường gửi báo cáo quyết toán cho

Sở GD&ĐT đồng thời gửi Sở Tài Chính. Hàng năm, Sở GD&ĐT phối hợp với Sở Tài Chính tổ chức xét duyệt quyết toán năm cho các trường; đồng thời, thẩm tra và ra thông báo xét duyệt quyết toán cho đơn vị.

Về công tác sử dụng kinh phí của đơn vị, công tác giám sát chi của Kho bạc nhà nước và thanh quyết toán: Được giao quyền tự chủ về tài chính, chủ tài khoản được chủ động hơn trong điều hành NS; một phần NS đã chuyển đổi từ hình thức cấp phát theo tháng, quý chuyển sang giao dự toán năm; Sở Tài Chính thông báo dự toán NSNN cho Sở GD&ĐT theo Chương - Loại - Khoản, Sở GD&ĐT thông báo và ra quyết định giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc theo Chương - Loại - Khoản (không giao chi tiết đến mục chi). Quyết định giao dự toán NS cho đơn vị được chi tiết theo 02 nguồn chính: kinh phí giao tự chủ và kinh phí giao không tự chủ. Căn cứ dự toán thu - chi được thông báo, kinh phí giao tự chủ các trường được quyền chủ động các mục chi cho phù hợp với tình hình hoạt động của đơn vị.

Trên thực tế cho thấy, nhà trường quản lí chưa tốt dẫn đến mất cân đối ngân sách trong chi tiêu, vẫn điều hành theo kinh nghiệm chủ quan và kinh phí thường bị thiếu hụt vào cuối năm. Công tác kế toán, thống kê còn yếu, chất lượng các báo cáo tài chính còn sơ sài. Về công tác kế toán, trước tiên là sự kiểm tra kiểm soát của nội bộ đơn vị, các trường chưa hình thành được bộ phận chuyên trách đảm nhiệm việc kiểm soát nội bộ nên kiểm soát tài chính diễn ra tự kiểm tra là chính. Mọi công tác thu, chi, thanh quyết toán đều tập trung ở bộ phận kế toán; tuy nhiên công tác hạch toán thu, chi phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chưa kịp thời, chưa đầy đủ vào hệ thống sổ sách kế toán, do vậy công tác tham mưu cho thủ trưởng đơn vị không kịp thời, chưa mang lại hiệu quả cao trong việc sử dụng nguồn tài chính tại đơn vị.

Bảng 2.12. Hoạt động kiểm tra, đánh giá thu - chi định kỳ của Hiệu trưởng các trường Số lần kiểm tra CBQL NV ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc 1 tháng/lần 1,86 3 1,79 3 3 tháng/lần 2,15 2 2,10 2 6 tháng/lần 2,36 1 2,38 1

Việc kiểm tra và điều chỉnh các chỉ tiêu cho phù hợp với kế hoạch và hoạt động của nhà trường còn nhiều hạn chế. Theo kết quả khảo sát cho việc kiểm tra còn tương đối thấp, chủ yếu là kiểm tra theo quý và thậm chí có trường chỉ 6 tháng mới kiểm tra một lần. Bên cạnh đó, có sự chênh lệch trong khảo sát CBQL và NV, có trường khi được hỏi số lần kiểm tra HĐTC thì CBQL cho rằng “mình thực hiện việc kiểm tra hàng tháng”, tuy nhiên, NV lại cho rằng “một quý Hiệu trưởng mới kiểm tra một lần”, có trường cả năm không kiểm tra lần nào, chỉ khi có thông báo lịch kiểm tra của cơ quan quản lí cấp trên hoặc kiểm tra đột xuất của các cơ quan có thẩm quyền thì Hiệu trưởng mới đôn đốc nhắc nhở kế toán hoàn thiện các thủ tục hồ sơ, chứng từ, kế toán.

Bảng 2.13. Hoạt động kiểm tra, theo dõi thu - chi tiền mặt của Hiệu trưởng các trường THPT

Số lần kiểm tra CBQL NV

ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc

1 tháng/lần 2,79 1 2,80 1

3 tháng/lần 2,36 2 2,35 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tài chính ở các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long theo quan điểm tự chủ​ (Trang 66 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)