Lập kế hoạch tài chính và dự toán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tài chính ở các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long theo quan điểm tự chủ​ (Trang 60 - 62)

Lập kế hoạch tài chính cho giáo dục THPT, thực chất là xây dựng cơ chế sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn để đạt được mục tiêu cuối cùng là phát triển số lượng và chất lượng giáo dục THPT. Người lập kế hoạch phải dựa vào các thông tin chính xác; trong kế hoạch cần định ra được các mục tiêu ưu tiên, chú trọng sự tác động sự thay đổi của môi trường tài chính cũng như nhiệm vụ dạy học.

- Kế hoạch ngắn hạn

Hàng năm, khoảng giữa tháng 12 trước khi kết thúc năm tài chính, Sở GD&ĐT có văn bản yêu cầu các đơn vị trực thuộc báo cáo đánh giá tình hình thực hiện dự toán NS được giao. Ở nội dung báo cáo, các đơn vị nêu khó khăn, vướng mắc và những đề xuất, kiến nghị đối với Sở GD&ĐT. Trên cơ sở báo cáo của đơn vị theo nội dung và biểu mẫu của Sở GD&ĐT yêu cầu, Sở GD&ĐT xây dựng dự toán NS cho toàn ngành. Dự toán NS hàng năm gửi Sở Tài Chính để thẩm định và giao dự toán. Trên cơ sở dự toán thu - chi NS được Sở Tài Chính thông báo, Trưởng phòng KH-TC và bộ phận kế toán tham mưu Giám đốc Sở GD&ĐT phân bổ kinh phí cho các đơn vị trực thuộc quản lí và hướng dẫn triển khai thực hiện.

- Kế hoạch trung và dài hạn

Theo kết quả khảo sát CBQL, NV của các trường THPT được tổng hợp tại bảng 2.1, có thể nhận thấy các trường đã chấp hành đúng các quy định về biểu mẫu dự toán; nội dung đánh giá các trường chỉ thực hiện việc lập dự toán tài chính cho từng năm theo yêu cầu của Sở GD&ĐT, đa số đơn vị không lập kế hoạch tài chính trung và dài hạn. Việc lập kế hoạch tài chính của các trường gắn với lập kế hoạch tự chủ tài chính theo từng giai đoạn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính. Hiện nay, các trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long đang triển khai thực hiện tự chủ tài chính giai đoạn 2015-2017 (giai đoạn tự chủ tài chính ổn định trong 3 năm).

- Cách thức lập dự toán của các trường

+ Về căn cứ lập kế hoạch tài chính

Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.1 về việc xác định căn cứ để lập dự toán hàng năm xét theo mức độ tầm quan trọng, tác giả nhận thấy: Thứ nhất, yếu tố được đánh giá là căn cứ quan trọng nhất là dựa vào định mức, chế độ chính sách đã quy định, thứ 2 là dựa vào các chỉ tiêu kế hoạch và chỉ tiêu nhiệm vụ

năm học, được quan tâm thứ 3 là căn cứ vào QCCTNB đã xây dựng và thực hiện của năm trước và cuối cùng là tình hình thực hiện thu - chi của năm trước.

Như vậy, CBQL, NV chưa nhìn nhận đúng đắn các căn cứ để lập kế hoạch tài chính. Cần phải xuất phát từ chỉ tiêu theo năm kế hoạch của nhà trường, thông qua việc xác định quy mô HS, số lượng GV và đội ngũ CB phục vụ và CSVC, trang thiết bị đảm bảo cho hoạt động giảng dạy làm căn cứ đầu tiên cho việc lập kế hoạch. Sau đó mới dựa vào các định mức, chế độ chi, mục tiêu của năm học, tiếp đến là tình hình thực hiện thu - chi của năm trước và cuối cùng là QCCTNB để lập một kế hoạch chi tiêu hoàn chỉnh, đảm bảo hài hòa các hoạt động GD&ĐT của nhà trường.

+ Thời gian lập kế hoạch tài chính

Qua khảo sát 2 đối tượng Hiệu trưởng và kế toán ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long, có 04/05 trường tiến hành lập dự toán khi có yêu cầu của Sở GD&ĐT chiếm tỉ lệ 80%. Còn lại 01 trường tự chủ động thực hiện lập dự toán trước khi có yêu cầu của cơ quan chủ quản chiếm tỉ lệ 20%. Như vậy, các trường đều tiến hành lập kế hoạch tài chính đúng thời gian quy định theo yêu cầu của Sở GD&ĐT. Việc các trường tự chủ động thực hiện việc lập kế hoạch tài chính sẽ giúp nhà trường có thời gian để kiểm soát, điều chỉnh lại các hạng mục trong kế hoạch nhằm tạo ra một bản dự toán hoàn chỉnh và phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị cũng như có kế hoạch dự phòng về tài chính nhằm giảm thiểu được rủi ro xảy ra nếu có.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tài chính ở các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long theo quan điểm tự chủ​ (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)