Thực trạng hoạt động tài chín hở các trường trung học phổ thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tài chính ở các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long theo quan điểm tự chủ​ (Trang 55 - 60)

thông thành phố Vĩnh Long theo quan điểm tự chủ

* Thực trạng tình hình lập kế hoạch tài chính ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long

Bảng 2.1. Đánh giá của CBQL, NV về thực trạng tình hình lập kế hoạch tài chính tại các trường THPT thành phố Vĩnh Long

STT Về nội dung thực hiện khảo sát

CBQL NV

ĐTB Thứ

bậc ĐTB

Thứ bậc

1 Lập kế hoạch tài chính dài hạn (5 năm) 1,60 3 1,57 3 2 Lập kế hoạch tài chính trung hạn (3 năm) 2,23 2 2,18 2 3 Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn (1 năm) 2,82 1 2,77 1 Phân tích qua số liệu khảo sát tại bảng 2.1 cho thấy các đơn vị thường xuyên lập kế hoạch tài chính năm, đa số các trường không lập kế hoạch tài chính trung hạn và dài hạn. Điều này, chứng tỏ Hiệu trưởng các trường còn ít quan tâm đến công tác lập kế hoạch tài chính trung và dài hạn, một khâu quan trọng để tạo nên sự tự chủ thực sự trong QLTC.

Thực trạng trên có thể là do: Một là do chỉ đạo liên ngành trong QLTC của giáo dục hiện nay khá phức tạp, các cơ chế quản lí và phân bổ tài chính thiếu tính chuẩn mực và thống nhất giữa các cơ quan quản lí, vì vậy công tác QLNN nhìn về mặt hình thức là chặt chẽ nhưng thực chất lại không thực sự hiệu quả. Hai là Hiệu trưởng nhà trường chưa nắm bắt hết được quyền và trách nhiệm của mình trong QLTC, trông chờ vào các hướng dẫn chi tiết của cơ quan QLNN dẫn tới tình trạng tự hạn chế quyền tự chủ được giao.

* Thực trạng công tác chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách của các trường THPT thành phố Vĩnh Long

Để chi tiêu đúng mục đích, phục vụ kịp thời và hiệu quả các hoạt động trong nhà truờng, Hiệu trưởng phải chỉ đạo chấp hành nghiêm dự toán, giải quyết hợp lí, đúng quy định các vấn đề phát sinh.

phân phối kinh phí cho từng phần việc và thông báo cho từng bộ phận thực hiện. Dự toán NS chính thức là dự toán NS đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì mọi người đều phải thực hiện. Hiệu trưởng chỉ đạo thực hiện các khoản thu - chi dựa trên căn cứ là dự toán NS đã được phê duyệt. Thực chất của công việc này chính là việc quản lí các nguồn thu, các nhiệm vụ chi trong nhà trường theo dự toán.

Sau khi các chứng từ kế toán phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đã được kiểm tra và phê duyệt bởi chủ tài khoản, kế toán đơn vị tiến hành thực hiện việc hạch toán và ghi sổ kế toán theo quy định hiện hành.

Nhà trường lập, nộp báo cáo tài chính quý, năm và nộp báo cáo quyết toán NS cho đơn vị kế toán cấp trên, cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch để phối hợp kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh số liệu kế toán liên quan đến thu - chi NSNN và hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của nhà trường. Nhà trường thực hiện trách nhiệm công khai, minh bạch trong việc cung cấp thông tin QLTC kịp thời, đầy đủ và độ tin cậy của trường tới CB, GV, NV, HS và các đối tượng có liên quan đảm bảo theo quy định.

Bảng 2.2. Đánh giá của CBQL, NV về công tác chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách của các trường THPT thành phố Vĩnh Long

S T T

Về nội dung thực hiện khảo sát

CBQL NV

ĐTB Thứ

bậc ĐTB

Thứ bậc

1 Thực hiện thu - chi đảm bảo theo dự toán

ngân sách đã được phê duyệt 2,56 3 2,60 3

2 Hệ thống sổ sách kế toán tài chính đảm bảo

theo quy định 2,98 1 2,77 1

3 Thực hiện công tác báo cáo tài chính theo

quy định 2,77 2 2,77 2

4 Công khai minh bạch tài chính trong nhà

trường theo quy định 2,37 4 2,40 4

Kết quả khảo sát cho thấy yếu tố được xếp mức độ chấp hành cao nhất là hệ thống sổ sách kế toán tài chính; yếu tố được xếp mức độ thứ 2 là việc thực hiện công tác báo cáo tài chính; yếu tố được xếp mức độ thứ 3 là việc thực hiện thu - chi đảm bảo theo dự toán NS đã được phê duyệt; yếu tố được đánh giá có mức chấp hành thấp nhất là việc công khai minh bạch tài chính trong nhà trường. Kết quả này cho thấy, nhìn chung các trường đã có nhiều cố gắng trong việc chấp hành dự toán NS và quyết toán NS trong nhà trường theo quy định.

Tuy nhiên, nhiều trường đã thực hiện sai quy định tài chính; một số trường thu sai quy định; một số trường chi không đúng mục đích, sai định mức, chế độ tài chính như: Phụ cấp nghề nghiệp đối với giáo viên; các chế độ bảo hiểm; công tác phí;...

* Đánh giá của CBQL, NV về thực trạng công tác kiểm tra tài chính nội bộ nhà trường của các trường THPT thành phố Vĩnh Long

quản lí nhằm đạt được các mục đích và nhiệm vụ đặt ra, đặc biệt trong cơ chế quản lí theo định hướng tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm đang được thực thi hiện nay. Kiểm tra, giám sát nhằm đưa lại những thông tin phản hồi hữu ích cho công tác quản lí, nếu hoạt động này được thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc sẽ làm hạn chế được những sai sót, khuyết điểm, từ đó giúp chủ thể quản lí điều chỉnh phương pháp, biện pháp quản lí cho phù hợp.

Trong các trường THPT, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị về công tác tự kiểm tra, giám sát công tác QLTC là: Xây dựng quy định, nguyên tắc, phương pháp tự kiểm tra, giám sát tại đơn vị mình quản lí và tổ chức tuyên truyền về mức độ cần thiết của công tác này cũng như triển khai công tác này một cách có hiệu quả.

Công việc cụ thể cần thực hiện là: Hàng năm, xây dựng kế hoạch tự kiểm tra, tổ chức việc tự kiểm tra tài chính, kế toán trong đơn vị mình theo quy định, đồng thời chịu trách nhiệm hướng dẫn và chỉ đạo các bộ phận về những nội dung cần kiểm tra, về tiến trình và thời hạn kiểm tra; hàng năm tiến hành rà soát và điều chỉnh QCCTNB, làm căn cứ cho các hoạt động đánh giá kết quả HĐTC.

Tiến hành khảo sát thực trạng công tác kiểm tra, giám sát công tác QLTC tại các trường THPT thành phố Vĩnh Long, kết quả như sau:

Bảng 2.3. Đánh giá của CBQL, NV về công tác kiểm tra tài chính nội bộ nhà trường của các trường THPT thành phố Vĩnh Long

STT Về nội dung thực hiện khảo sát ĐTB Thứ

bậc ĐTB

Thứ bậc

1 Xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ công

tác quản lí tài chính 2,98 1 2,90 1

2 Tổ chức kiểm tra theo đúng kế hoạch đã

xây dựng 2,56 2 2,57 2

của việc thực nhiệm vụ kiểm tra và giám sát đã được các trường tuân thủ theo quy định, mức thực hiện các nội dung được đánh giá ở mức thường xuyên. Như vậy so với mức cao nhất là 2,98 điểm thì nhìn chung các đơn vị có thực hiện xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra công tác QLTC trong nhà trường.

Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, nhất là tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế đã làm biến đổi hệ giá trị xã hội, làm cho mục đích lợi ích của con người tăng lên, khả năng hy sinh giảm xuống thì việc chấp nhận đấu tranh, chấp nhận va chạm để làm tròn trách nhiệm của người cán bộ kiểm tra lại không dễ dàng và họ còn chịu những áp lực từ nhiều phía tác động như: Đối tượng kiểm tra, dư luận, bạn bè, người thân. Như vậy, với công tác kiểm tra, giám sát HĐTC cần có các thành phần khác nhau, hưởng các lợi ích khác nhau từ HĐTC của nhà trường tham gia mới mong đem lại được kết quả mong đợi.

Qua công tác tự kiểm tra tài chính, kế toán sẽ giúp cho nhà trường nâng cao tính chính xác, trung thực và thể hiện đầy đủ những khoản thu, chi, hạch toán, quyết toán theo chế độ quy định; hạn chế được sai sót trong số liệu báo cáo quyết toán tài chính - ngân sách của đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tài chính ở các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long theo quan điểm tự chủ​ (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)