trường trung học phổ thông theo quan điểm tự chủ
* Các yếu tố bên ngoài
- Môi trường quản lí được phân cấp rõ ràng linh hoạt: Thiết lập môi trường quản lí là nội dung được quan tâm ở hầu hết các hệ thống quản lí giáo dục, từ kiểm soát cho tới giám sát. Việc tạo môi trường cho phép các trường tự quyết định và chịu trách nhiệm được Chính phủ lựa chọn như là biện pháp để đổi mới quản lí tài chính, tạo động lực cho các trường phát triển. Quá trình đổi mới hay cải cách giáo dục theo hướng trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường đều nhắm tới việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật rành mạch, thống nhất, bình đẳng cũng như các chính sách hỗ trợ nhất quán và phù hợp cho mọi loại hình nhà trường tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ giáo dục một cách thuận lợi và chủ động.
- Chính sách và phương thức phân bổ hay kiểm soát tài chính có thể thúc đẩy hoặc hạn chế việc tự chủ và tự chịu trách nhiệm của trường học: Khi nào ngân sách nhà nước còn được cấp cho hệ thống giáo dục thì cách thức tài trợ công khai và minh bạch là yêu cầu quan trọng. Đây không chỉ là yêu cầu có tính nguyên tắc trong quản lí mà còn là phương thức đảm bảo tự chịu trách nhiệm của trường học đi vào cuộc sống.
* Các yếu tố bên trong
- Trình độ quản lí của lãnh đạo các trường THPT công lập: Trình độ quản lí ở đây cụ thể là Hiệu trưởng nhà trường tác động rất lớn tới cơ chế
quản lí tài chính của đơn vị . Hiệu trưởng có vai trò quan trọng trong việc xây dựng chiến lược phát triển chung của nhà trường điều này có ảnh hưởng rất lớn và có tính chất quyết định đến việc xây dựng kế hoạch tài chính của đơn vị cũng như việc xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ là một trong những công cụ hữu hiệu để quản lí tài chính nhà trường theo quan điểm tăng quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm. Do vậy, quản lí tài chính như thế nào, hiệu quả hoạt động ra sao cũng bị tác động rất lớn bởi quan điểm và trình độ quản lí của lãnh đạo đơn vị. Nhận thức của người đứng đầu nhà trường về quản lí tài chính sẽ tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động của trường.
- Chiến lược phát triển của nhà trường nói chung, kế hoạch tài chính dài hạn của nhà trường nói riêng: Chiến lược phát triển của mỗi trường khác nhau sẽ tác động đến phương cách quản lí tài chính thời điểm hiện tại, chi phối đến việc quản lí chi và thực hiện các khoản thu khác nhau. Theo những mục tiêu, chiến lược khác nhau, mỗi trường sẽ có kế hoạch quản lí tài chính khác nhau. Quy mô của mỗi nhà trường THPT công lập cũng ảnh hưởng tới các quan hệ tài chính khác nhau trong đơn vị như việc xác định hình thức và phương pháp huy động các nguồn tài chính cho giáo dục hay việc phân phối chênh lệch thu chi hàng năm của trường. Đối với các đơn vị công lập, quy mô lớn hay nhỏ sẽ ảnh hưởng tới mức chi tiêu của đơn vị và mức thu từ ngân sách cấp. Vì vậy khi có sự thay đổi của quy mô hoạt động và mô hình tổ chức thì đơn vị cũng cần có sự điều chỉnh cơ chế quản lí tài chính cho phù hợp.
- Tổ chức bộ máy quản lí tài chính trường THPT công lập: Bộ phận tài chính của một cơ sở giáo dục thường quản lí hầu hết hoạt động thu chi. Tuy nhiên, việc quản lí như thế nào nhiều khi lại do bộ phận khác đảm nhiệm. Ngoài ra, các chính sách về thu chi trong nội bộ đơn vị không chỉ do bộ phận tài chính quyết định. Các bộ phận khác trong bộ máy quản lí đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát, giám sát và tư vấn cho lãnh đạo đơn vị ra
quyết định thích hợp. Sự yếu kém của một bộ phận sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới hiệu quả thực hiện cơ chế quản lí tài chính của các bộ phận khác.
Tiểu kết chương 1
Ở Việt Nam đã có nhiều tác giả nghiên cứu về quản lí hoạt động tài chính tại các đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, chưa có tác giả nào nghiên cứu vấn đề này ở các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Vĩnh Long.
Quản lí hoạt động tài chính là một nội dung quan trọng của quản lí trường học. Trong giai đoạn hiện nay, việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong các đơn vị sự nghiệp đang thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ và đã có Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 06/4/2015 tính tới thời điểm hiện nay, các Bộ có liên quan chưa ban hành các Thông tư hướng dẫn quy định cụ thể nên các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long vẫn đang quản lí công tác tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ.
Quản lí nhà nước về giáo dục theo quan điểm tự chủ ở các cơ sở giáo dục đã tạo ra được môi trường thuận lợi và bình đẳng cho các cơ sở giáo dục chủ động phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mình trong các hoạt động giáo dục; Từ đó, giúp các trường ứng phó với những thay đổi mà còn thúc đẩy các trường đa dạng hóa các nguồn thu và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực tài chính được đầu tư và nhất là tạo động lực phát triển phù hợp điều kiện thực tế.
Trong chương 1, tác giả đã tổng thuật và xác định các khái niệm cơ bản của đề tài, đặc biệt là khái niệm Quản lí hoạt động tài chính trường trung học phổ thông theo quan điểm tự chủ. Trên cơ sở đó tác giả đã xác định các lí luận về mục tiêu, nguyên tắc, nội dung tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập; đồng thời xác định nội dung quản lí hoạt động tài chính trong trường trung học phổ thông theo quan điểm tự chủ: Nguyên tắc, chủ thể quản lí, đối tượng quản lí, nội dung quản lí hoạt động tài chính…và xem xét các yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến công tác quản lí.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ VĨNH LONG
THEO QUAN ĐIỂM TỰ CHỦ