Khảo sát mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tài chính ở các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long theo quan điểm tự chủ​ (Trang 101 - 125)

3.4.1. Chọn mẫu

Cuộc khảo sát được thực hiện đối với Hiệu trưởng là chủ tài khoản, Phó Hiệu trưởng, phụ trách kế toán, Thủ quỹ, giáo viên (kiệm nhiệm chủ tịch công đoàn) các trường THPT công lập trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, CB chuyên trách Sở Tài Chính, CBQL phòng KH-TC Sở GD&ĐT.

3.4.2. Kết quả khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

* Khái quát về khảo sát

- Mục tiêu: Kiểm định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. - Nội dung: Khảo sát tính cần thiết, tính khả thi của 7 biện pháp đã đề xuất ở mục 3.2. Việc khảo sát 2 nội dung này bằng phiếu khảo sát số 2 ở phụ lục 1.

Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp ST T Biện pháp CBQL NV ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc

1 Đổi mới công tác lập kế hoạch tài chính ở

các trường THPT 3,67 6 3,67 6

2 Đẩy mạnh công tác huy động các nguồn lực

tài chính cho các trường THPT 3,78 2 3,78 2

3

Tăng cường phân cấp và quyền tự chủ cho các trường THPT trong quản lí công tác tài chính

3,87 1 3,87 1

4 Bồi dưỡng năng lực QLTC cho đội ngũ

CBQL tài chính ở các trường THPT 3,70 3 3,70 3 5 Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và đẩy

mạnh hoạt động dân chủ ở các trường THPT 3,74 5 3,74 5

6

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí hoạt động tài chính ở trường THPT

3,37 7 3,37 7

7

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát trong quản lí hoạt động tài chính ở các trường THPT

3,76 4 3,76 4 Kết quả khảo sát được tổng hợp tại bảng 3.1 cho thấy, ý kiến của CBQL, GV, NV các trường cho rằng các biện pháp này đều có tính cần thiết cao. Trong đó, biện pháp tăng cường phân cấp và quyền tự chủ cho các trường THPT trong quản lí công tác tài chính là biện pháp cần thiết nhất với điểm

trung bình 3,87 điểm; tiếp đến là biện pháp đẩy mạnh công tác huy động các nguồn lực tài chính cho các trường THPT với điểm trung bình 3,78 điểm, biện pháp tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát trong quản lí hoạt động tài chính ở các trường THPT với điểm trung bình là 3,76 điểm, biện pháp xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và đẩy mạnh hoạt động dân chủ ở các trường THPT với điểm trung bình là 3,74 điểm, biện pháp bồi dưỡng năng lực QLTC cho đội ngũ CBQL tài chính ở các trường THPT với điểm trung bình là 3,70 điểm, biện pháp đổi mới công tác lập kế hoạch tài chính ở các trường THPT với điểm trung bình là 3,67 điểm và cuối cùng là biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí hoạt động tài chính ở trường THPT với điểm trung bình là 3,37 điểm.

* Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp

STT Biện pháp CBQL NV ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc

1 Đổi mới công tác lập kế hoạch tài chính

ở các trường THPT 3,65 6 3,65 6

2 Đẩy mạnh công tác huy động các nguồn

lực tài chính cho các trường THPT 3,80 3 3,80 3

3

Tăng cường phân cấp và quyền tự chủ cho các trường THPT trong quản lí công tác tài chính

3,85 2 3,85 2

4 Bồi dưỡng năng lực QLTC cho đội ngũ

CBQL tài chính ở các trường THPT 3,72 4 3,72 4

5

Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và đẩy mạnh hoạt động dân chủ ở các trường THPT

3,70 5 3,70 5

6

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí hoạt động tài chính ở trường THPT

3,52 7 3,52 7

7

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát trong quản lí hoạt động tài chính ở các trường THPT

3,91 1 3,91 1

Qua kết quả khảo sát tại bảng 3.2 cho thấy cả đánh giá của CBQL, GV, NV đều cho rằng các biện pháp đề xuất trong đề tài này đều có tính khả thi bằng điểm trung bình. Trong đó: Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát trong quản lí hoạt động tài chính ở các trường THPT là có tính khả thi nhất

với điểm trung bình là 3,91 điểm; tiếp đến là biện pháp tăng cường phân cấp và quyền tự chủ cho các trường THPT trong quản lí công tác tài chính với điểm trung bình là 3,85 điểm, biện pháp đẩy mạnh công tác huy động các nguồn lực tài chính cho các trường THPT với điểm trung bình là 3,80 điểm, biện pháp bồi dưỡng năng lực QLTC cho đội ngũ CBQL tài chính ở các trường THPT với điểm trung bình là 3,72 điểm, biện pháp xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và đẩy mạnh hoạt động dân chủ ở các trường THPT với điểm trung bình là 3,70 điểm, biện pháp đổi mới công tác lập kế hoạch tài chính ở các trường THPT với điểm trung bình là 3,65 điểm và cuối cùng biện pháp ít tính khả thi nhất là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí hoạt động tài chính ở các trường THPT với điểm trung bình là 3,52 điểm.

3.4.3. Tính tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

- Cách tính điểm cho các mức độ đánh giá: Rất cần thiết/Rất khả thi: 4 điểm; Cần thiết/Khả thi: 3 điểm; Ít cần thiết/Ít khả thi: 2 điểm; Không cần thiết/Không khả thi: 1 điểm.

- Cách tính điểm trung bình: X .ki i X =

n

 , trong đó: X : Điểm trung bình;

Xi: Điểm được đánh giá ở mức độ i; k: Tổng số khách thể đánh giá ở mức độ i; i: Mức độ đánh giá; n: Tổng số khách thể đánh giá.

- Chuẩn đánh giá: Mức 4 (Rất cần thiết/Rất khả thi): 3,25 ≤X ≤ 4,0; Mức 3 (Cần thiết/Khả thi): 2,5 ≤ X≤ 3,24; Mức 2 (Ít cần thiết/Ít khả thi): 1,75 ≤ X≤ 2,49; Mức 1 (Không cần thiết/Không khả thi): X <1,75.

- Sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp. Để đánh giá sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí đề xuất, tác giả dùng phương pháp toán thống kê tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman. Cụ thể như sau:

- Công thức tính: 2 2 6. D r = 1 - N.(N - 1)

 . Trong đó: r: Hệ số tương quan thứ bậc

Spearman; D: Hiệu số thứ bậc giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí đề xuất; N: Số biện pháp quản lí đề xuất.

- Chuẩn đánh giá: r > 0: Tương quan thuận, nghĩa là các biện pháp đề xuất phù hợp, thống nhất với nhau; r < 0: Tương quan nghịch, nghĩa là các biện pháp đề xuất không phù hợp, không thống nhất với nhau; r ≥ 0,70: Tương quan chặt chẽ, nghĩa là các biện pháp đề xuất phù hợp, thống nhất với nhau; 0,50 ≤ r ≤ 0,69: Tương quan tương đối chặt chẽ, nghĩa là các biện pháp đề xuất tương đối phù hợp, tương đối thống nhất với nhau; r < 0,50: Tương quan lỏng, ít chặt chẽ, nghĩa là các biện pháp đề xuất ít phù hợp, ít thống nhất với nhau.

Dựa vào kết quả khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí đề xuất, áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman (r), ta có:r = 1 - 6 x 52 0,75

5 x (5 - 1) . Với kết quả r = 0,75 cho

phép kết luận tương quan trên là tương quan thuận và chặt chẽ, nghĩa là giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lí đề xuất là phù hợp và thống nhất chặt chẽ với nhau.

Bảng 3.3. Sự tương quan giữa mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ST T Biện pháp CBQL NV ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc

1 Đổi mới công tác lập kế hoạch tài

chính ở các trường THPT 3,67 6 3,65 6

2

Đẩy mạnh công tác huy động các nguồn lực tài chính cho các trường THPT

3,78 2 3,80 3

3

Tăng cường phân cấp và quyền tự chủ cho các trường THPT trong quản lí công tác tài chính

3,87 1 3,85 2

4 Bồi dưỡng năng lực QLTC cho đội ngũ

CBQL tài chính ở các trường THPT 3,70 5 3,72 4

5

Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và đẩy mạnh hoạt động dân chủ ở các trường THPT

3,74 4 3,70 5

6

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí hoạt động tài chính ở trường THPT

3,37 7 3,52 7

7

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát trong quản lí hoạt động tài chính ở các trường THPT

Tiểu kết chương 3

Từ cơ sở lí luận của chương 1 và thực trạng trong quản lí đã khảo sát ở chương 2, tác giả đã đề xuất 7 biện pháp quản lí đó là:

Đổi mới công tác lập kế hoạch tài chính ở các trường THPT.

Đẩy mạnh công tác huy động các nguồn lực tài chính cho các trường THPT.

Tăng cường phân cấp và quyền tự chủ cho các trường THPT trong quản lí công tác tài chính.

Bồi dưỡng năng lực QLTC cho đội ngũ CBQL tài chính ở các trường THPT.

Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và đẩy mạnh hoạt động dân chủ ở các trường THPT.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí hoạt động tài chính ở trường THPT.

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát trong quản lí hoạt động tài chính ở các trường THPT.

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Để đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí hoạt động tài chính ở các trường trung học phổ thông thành phố Vĩnh Long theo quan điểm tự chủ, tác giả đã khảo nghiệm và kết quả cho thấy bảy nhóm biện pháp được đề xuất là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Có thể, kết quả khảo sát này chưa tuyệt đối chính xác đối với cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên của tất cả các trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long, nhưng với tỉ lệ khảo sát như trên cũng có thể khẳng định các biện pháp được đề xuất có cơ sở thực tiễn và có giá trị.

Để quản lí tốt và đúng quy định hoạt động tài chính và đạt hiệu quả cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao, các cấp quản lí các trường THPT phải vận dụng linh hoạt, mềm dẻo các biện pháp cho phù hợp với từng thời điểm,

phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế, phát huy tối đa hành lang pháp lí của các quy định, quy chế và thể hiện sự công khai, minh bạch trong công tác quản lí hoạt động tài chính theo quan điểm tự chủ.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ khi Nghị định 43/2006/NĐ-CP ra đời việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011-2020 của Chính phủ hướng tới đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam. Việc thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trong các đơn vị sự nghiệp là vấn đề rất được quan tâm. Quản lí hoạt động tài chính là một nội dung quan trọng trong công tác quản lí trường học nhằm thực hiện cân đối thu chi một cách khoa học, tiết kiệm, đúng pháp luật.

Qua quá trình khảo sát thực trạng quản lí hoạt động tài chính ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long hiện nay, cho thấy công tác quản lí hoạt động tài chính trong thời gian qua đã có một số ưu điểm:

- Tất cả các trường THPT đã được trao quyền tự chủ về tài chính. Có bộ phận kế toán đủ trình độ đáp ứng các yêu cầu tối thiểu của Luật giáo dục và Luật kế toán. Các trường đã tuân thủ quy định về quản lí tài chính.

- Nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên các trường THPT thành phố Vĩnh Long về vấn đề tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính khá chính xác.

- Việc xây dựng dự toán, quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với điều kiện của trường mình, tổ chức thực hiện đạt hiệu quả và được sự đồng thuận cao.

Bên cạnh những ưu điểm đạt được vẫn còn những sai sót, hạn chế trong công tác quản lí hoạt động tài chính như:

- Hiệu trưởng – chủ tài khoản chưa chuyên nghiệp trong công tác quản lí còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng.

- Công khai tài chính chưa đạt chất lượng, báo cáo giải trình, công tác tự kiểm tra, giám sát tại trường còn mang tính hình thức chưa đạt yêu cầu về chất lượng.

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, chúng tôi đã đề ra 7 nhóm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quản lí hoạt động tài chính ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long theo quan điểm tự chủ. Nội dung cơ bản của các biện pháp là:

Đổi mới công tác lập kế hoạch tài chính ở các trường THPT.

Đẩy mạnh công tác huy động các nguồn lực tài chính cho các trường THPT.

Tăng cường phân cấp và quyền tự chủ cho các trường THPT trong quản lí công tác tài chính.

Bồi dưỡng năng lực QLTC cho đội ngũ CBQL tài chính ở các trường THPT.

Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ và đẩy mạnh hoạt động dân chủ ở các trường THPT.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí hoạt động tài chính ở trường THPT.

Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát trong quản lí hoạt động tài chính ở các trường THPT.

Những biện pháp này đã được khảo sát và đã được kết quả là cần thiết và khả thi có tác động tích cực đến kết quả quản lí hoạt động tài chính của nhà trường. Các biện pháp này cần được thực hiện đồng bộ và triệt để thì công tác quản lí hoạt động tài chính mới có thể tốt hơn, thực hiện đúng các quy định, quy chế và thể hiện sự công khai, minh bạch trong công tác quản lí hoạt động tài chính ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long.

2. Khuyến nghị

Để nâng cao chất lượng công tác quản lí hoạt động tài chính ở các trường THPT, tác giả kiến nghị như sau:

2.1. Đối với các cấp quản lí giáo dục 2.1.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Hiện nay Nghị định số 16/2015/NĐ-CP đã được ban hành ngày 14/02/2015 thay thế Nghị định 43/2006/NĐ-CP là một bước tiến mới trong việc đẩy mạnh trao quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp. Tuy nhiên, các cơ quan quản lí chuyên môn cần nhanh chóng ban hành các Thông tư hướng dẫn thực hiện cụ thể cho các cơ sở giáo dục công lập nói chung, các trường THPT công lập nói riêng trong hệ thống giáo dục. Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho các cơ quan chức năng ban hành Thông tư hướng dẫn kịp thời.

2.1.2. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long

- Tập hợp đội ngũ chuyên quản các trường THPT có nghiệp vụ, kỹ năng quản lí tài chính vững vàng để kịp thời hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra giám sát, đánh giá công tác quản lí hoạt động tài chính của các đơn vị trực thuộc.

- Hàng năm tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm sau khi xét duyệt quyết toán các đơn vị trực thuộc. Thường xuyên tổ chức chuyên đề, hội nghị về quản lí tài chính cập nhật thông tin, chủ trương, văn bản mới và là nơi trao đổi kinh nghiệm quản lí tài chính.

- Theo chương trình bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo nên lồng ghép vào đó bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tài chính cho cán bộ, giáo viên, nhân viên.

- Trong công tác thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành các trường THPT cần đi chuyên sâu về tài chính nhất là thanh tra các nguồn thu, chi ngoài ngân sách. Tổ chức thanh tra chuyên đề tài chính mỗi năm đối với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tài chính ở các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long theo quan điểm tự chủ​ (Trang 101 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)