Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lí tài chính của các trường trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tài chính ở các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long theo quan điểm tự chủ​ (Trang 62 - 66)

trung học phổ thông

* Về cơ cấu bộ máy, nhân lực

Bộ máy quản lí nguồn lực tài chính của các trường THPT được tổ chức rất đơn giản gồm 3 bộ phận: Hiệu trưởng, kế toán và thủ quỹ. Mỗi trường THPT trên địa bàn thành phố Vĩnh Long có 01 kế toán và 01 thủ quỹ. Trong

đó, 05 kế toán được Sở GD&ĐT tuyển dụng và tiến hành điều động về các trường. Hiện tại có đủ 05 thủ quỹ tại các trường THPT nhưng chủ yếu là do Hiệu trưởng phân công văn thư kiêm nhiệm công tác này theo quy định của Điều lệ trường phổ thông. Như vậy, nhân lực tài chính các trường THPT hiện nay đã đảm bảo về số lượng.

* Về thực trạng thực hiện nhiệm vụ

- Hiệu trưởng: Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lí nguồn tài chính của nhà trường từ việc lập dự toán đến việc chấp hành dự toán thu - chi; quản lí tài sản của nhà trường.

- Kế toán: Hiện nay, kế toán trong trường thực hiện các chức năng như: tổ chức hệ thống sổ sách kế toán; ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh; tổ chức thực hiện hạch toán kế toán, công tác thống kê; tổ chức thực hiện công tác thông tin - kinh tế - tài chính nội bộ và chế độ báo cáo kế toán - thống kê định kỳ; thường xuyên quan hệ và giao dịch với Kho bạc nhà nước để rút dự toán chi trả cho các đối tượng thụ hưởng; hướng dẫn nghiệp vụ cho những người có liên quan đến việc thực hiện ghi chép, phản ánh, xác nhận trên các loại chứng từ kế toán có liên quan đến thu - chi; theo dõi tăng, giảm tài sản nhà trường; tổ chức lưu giữ, bảo quản chứng từ, tài liệu kế toán; tham mưu Thủ trưởng đơn vị tổ chức thu - chi tài chính theo đúng Luật kế toán và các quy định tài chính hiện hành.

- Thủ quỹ: Chịu trách nhiệm giữ tiền mặt, mở sổ theo dõi quỹ tiền mặt để phản ảnh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt của trường.

* Về trình độ cán bộ QLTC của các trường THPT thành phố Vĩnh Long

Bảng 2.4. Thực trạng trình độ cán bộ QLTC của các trường THPT thành phố Vĩnh Long

STT Nội dung khảo sát

Kết quả khảo sát Hiệu trưởng Kế toán

SL % SL %

1 Sau đại học 1 20

2 Đại học 4 80 4 80

3 Cao đẳng 0 0 0 0

4 Trung cấp 1 20

- Hiệu trưởng: Có 01/05 Hiệu trưởng trình độ thạc sỹ, còn lại 04/05 người trình độ cử nhân. Một Hiệu trưởng được đào tạo sau đại học, chủ yếu là được đào tạo chuyên ngành QLGD. Như vậy, số lượng người được đào tạo để quản lí về mặt tài chính trong nhà trường là không có. Điều này dẫn đến khó khăn trong công tác QLTC ở các trường THPT thành phố Vĩnh Long.

- Kế toán: Có 04 kế toán trình độ đại học; 01 kế toán trình độ là trung cấp. Với đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn như vậy, cơ bản phù hợp với việc thực hiện các nghiệp vụ kế toán hàng ngày, công tác báo cáo thống kê cho Hiệu trưởng về tình hình thu - chi tài chính cũng như làm báo cáo và lập dự toán NS hàng năm cho nhà trường.

* Về mức độ tham gia của các thành phần trong bộ máy QLTC

- Hiệu trưởng: Là người có vai trò quan trọng nhất trong việc quản lí hoạt động thu - chi tài chính nhằm đảm bảo hoàn thành kế hoạch, nhiệm vụ năm học do trường đề ra. Hiện nay, việc lập kế hoạch tài chính thường do kế toán thực hiện sau đó trình Hiệu trưởng xét duyệt trước khi gửi các cấp quản lí. Tuy nhiên, công tác quản lí này đôi khi gặp nhiều khó khăn vì Hiệu trưởng đa phần không nắm chắc về nghiệp vụ tài chính nên hay xảy ra các sai sót

trong quá trình lập và triển khai thực hiện thu - chi tài chính tại đơn vị.

- Kế toán: Chủ yếu chỉ dừng lại ở việc thực hiện các nghiệp vụ kế toán thuần túy, kế toán chưa thực hiện tốt chế độ kiểm tra kế toán nội bộ; hoạt động tham mưu trong công tác kiểm soát việc chấp hành các chế độ tiêu chuẩn, định mức về thu - chi kinh phí, sử dụng tài sản, quản lí kinh tế - tài chính trong nhà trường còn yếu. Việc giúp đỡ, tham mưu Hiệu trưởng trong công tác QLTC-TS của nhà trường còn hạn chế, còn xảy ra nhiều sai sót, chưa chủ động đề xuất biện pháp cải tiến công tác QLTC-TS nhà trường có hiệu quả, chưa đủ trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong việc xây dựng kế hoạch tài chính căn cứ vào chiến lược phát triển của nhà trường trung và dài hạn. Chưa kể đến việc bất đồng quan điểm giữa chủ tài khoản và kế toán.

- Thủ quỹ: Là người giữ vai trò ít nhất trong bộ máy QLTC của nhà trường, chỉ thực hiện nhiệm vụ quản lí thu - chi tiền mặt của đơn vị theo phiếu thu chi của kế toán lập và được duyệt của chủ tài khoản.

Bảng 2.5. Thực trạng về điều kiện QLTC của các trường THPT thành phố Vĩnh Long

STT Về nội dung thực hiện khảo sát

CBQL NV ĐTB Thứ bậc ĐTB Thứ bậc 1 Nhà trường có ít nhất 1 kế toán 2,95 1 2,90 1 2

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ QLTC của Hiệu trưởng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

2,34 7 2,33 7

3

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của kế toán đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ 2,34 6 2,32 6 4 Trường có đủ máy tính phục vụ quản lí tài chính 2,45 4 2,43 4 5 Phần mềm quản lí tài chính thống nhất từ Sở tới các trường THPT 2,44 5 2,40 5 6 Trường truy cập được Internet và

sử dụng trong quản lí nhà trường 2,50 3 2,45 3 7 Hệ thống sổ sách báo cáo tài chính

đảm bảo đúng quy định 2,77 2 2,67 2

Qua kết quả khảo sát được tổng hợp tại bảng 2.5 cho thấy, mức đánh giá thường xuyên là nhiều nhất. Nhiều ý kiến đánh giá tốt về các trường THPT có đầy đủ các điều kiện về đội ngũ, CSVC, trang thiết bị đảm bảo để phục vụ công tác QLTC tại đơn vị.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lí hoạt động tài chính ở các trường trung học phổ thông thành phố vĩnh long theo quan điểm tự chủ​ (Trang 62 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)