Phát triển ngành nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường và an

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 127 - 144)

ninh – quốc phòng trên địa bàn huyện Kế Sách

- Mục tiêu của giải pháp chính là bảo vệ hệ thống chính trị ở nông thôn, nâng cao giá trị nông nghiệp nông thôn, đảm bảo mục tiêu phát triển nông thôn gắn với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng bền vững, chất lượng cao theo những tiêu chuẩn quốc tế đồng thời đảm bảo an ninh lương thực cả trọng hiện tại và tương lai.

- Tổ chức thực hiện: Hiện nay trên toàn huyện Có 75 ấp đã được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự, phấn đấu để con số này nâng cao hơn nữa, đảm bảo đến 2030 đạt 100% ấp. Duy trì tình hình an ninh trật tự trên toàn huyện luôn được giữ vững, đảm bảo không có tổ chức, cá nhân hoạt động chống Đảng, chính quyền, phá hoại kinh tế; truyền đạo trái pháp luật, khiếu kiện đông người kéo dài.

Phấn đấu hàng năm Công an xã đều đạt danh hiệu đơn vị tiên tiến trở lên. Các vùng sản xuất trong trồng trọt, chăn nuôi và cả nuôi trồng thủy hải sản đều có các yêu cầu về đảm bảo vệ sinh an toàn cho môi trường. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối với người dân hạn chế sử dụng các loại phân hóa học, chất kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu, sử lý an toàn các chất thải trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, trong khâu chăn nuôi và thủy sản cũng hạn chế vấn đề chất thải ra môi trường, đảm bảo môi trường xung quanh cho nông dân. Hướng dẫn cho nông dân kĩ thuật làm hầm Biogas để đảm bảo vấn đề vệ sinh môi trường ở những vùng chăn nuôi heo.

Biện pháp đối với trồng trọt là khuyến khích người dân sử dụng biện pháp phân vi sinh,sử dụng kĩ thuật theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học.

Tiểu kết Chương 3

Ngành nông nghiệp huyện Kế Sách giai đoạn 2007 đến 2017 có nhiều thay đổi, nhiều nhất là trong lĩnh vực trồng trọt vì đây là ngành chính trong nông nghiệp huyện. Sự thay đổi trong nông nghiệp theo hướng CDCC cây trồng, cơ cấu mùa vụ trong trồng trọt, mục tiêu là làm tăng năng suất cây trồng. Một số xã đã mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng theo định hướng CDCC KT chung của tỉnh và đã mang lại giá trị cao hơn trong nông nghiệp, đặc biệt là trong trồng trọt như xã Xuân Hòa hay xã An Lạc Thôn (Thị trấn An Lạc Thôn ngày nay) trước đây 2 địa phương này còn trồng cây lương thực, đặc biệt là lúa, nay đã mạnh dạn thay vào đó là các mô hình trồng cây ăn quả, đặc biệt là cây lâu năm. Hiện nay sự thay đổi đó dã mang lại một số địa phương đã dần hình thành nê các nông sản đặc thù theo chủ trương của chính phủ là “mỗi xã một sản phẩm” như xã Kế An, Kế Thành lại hình thành được các HTX trồng bưởi rất hiệu quả; hay An Lạc Tây, Nhơ Mỹ lại có nhiều vườn nhãn mới cho năng suất cao mà thị trường lại rất ưa chuộng….

Bên cạnh đó các mô hình đạt hiệu quả cao trong nông nghiệp của huyện như mô hình cánh đồng sản xuất lúa tập trung gắn với tiêu thụ; mô hình trồng thâm canh cây có múi (Cam sành, Quýt đường, Cam xoàn, Bưởi da xanh, Bưởi 5 roi); mô hình nhân giống lúa nông hộ tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, trong đó Kế Sách cũng là một trong các huyện có mô hình này mang lại hiệu quả trong nông nghiệp cao…

Song song đó, ngoài những ưu điểm mà huyện có về tự nhiên cũng như về mặt KT - XH thì trên địa bàn huyện còn được sự quan tâm rất sâu sát của các cấp lãnh đạo tỉnh, trực tiếp là các phòng ban trên địa bàn huyện, điều đó tạo động lực cũng như định hướng đúng đắn cho sự phát triển KT nói chung và phát triển ngành nông nghiệp nói riêng.

Tuy có nhiều điều kiện thuận lợi nhưng trên địa bàn huyện cũng chịu ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, cũng như các tác động khác của thiên

tai hay nhiều đợt dịch bệnh, sâu bệnh hoành hành. Từ đó huyện luôn tăng cường các công tác phòng chống các tác hại trên, luôn chủ động ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu. Ngoài ra sự biến đổi của dòng chảy cũng làm cho nhiều vùng bị sạt lỡ nghiêm trọng, từ đó các công trình đê bao, các công tác gia cố đê, đập cũng được tăng cường. Có như thế mới có thể tạo sự an tâm trong trồng trọt, chăn nuôi cũng như nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện.

Các lớp tập huấn được huyện thường xuyên kết hợp với các trường Đại học cũng như các phòng chức năng mở ra đã góp phần nâng cao trình độ của người nông dân, người dân có thể ứng phó với thiên tai, dịch bệnh, sâu bệnh dễ dàng hơn.

Sự hỗ trợ của Nhà nước, tạo điều kiện vay vốn, tạo điều kiện thành lập các HTX, các tổ hợp tác đã làm cho người nông dân yên tâm tái đàn trong chăn nuôi cũng như mạnh dạn đầu tư cho nông nghiệp.

Sự kết hợp ngày càng chặt chẽ của nhà vườn với doanh nghiệp tạo được hướng mới cho đầu ra của nông sản, hiện nay sản phẩm nông nghiệp huyện cũng đảm bảo được các yêu cầu của những thị trường lớn và khó tính trên thế giới từ thị trường Campuchia đến thị trường Trung Quốc, Mỹ, Nhật…

Từ 2007 đến 2010, sự phát triển nông nghiệp huyện có những thành tựu nhất định đã đạt được. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế vì vậy tác giả đã nêu ra một số định hướng và giải pháp cho sự phát triển toàn ngành nông nghiệp huyện trong giai đoạn đến năm 2020 và xa hơn nữa là tầm nhìn đến 2030. Trong 11 giải pháp góp phần xây dựng nông nghiệp huyện, tác giả đánh giá cao về giải pháp thị trường, vì đây là yếu tố quan trọng liên quan mật thiết đến tất cả các yếu tác khác và có tác động trực tiếp lên của các yếu tố khác.

KẾT LUẬN

Khi nền KT thế giới chuyển sang nền KT tri thức, những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại đã được đưa vào tất cả các ngành KT trong đó có ngành nông nghiệp, đặc biệt hiện nay những thành tựu của công nghệ 4.0 ngày càng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của ngành nông nghiệp, người nông dân không mất nhiều thời gian cũng như sức lao động. Huyện Kế Sách là một huyện trong tỉnh Sóc Trăng thuộc ĐBSCL, có nhiều điều kiện để phát triển nông nghiệp đặc biệt là trồng trọt hơn nữa trong trồng cây lâu năm huyện đứng thứ nhất về diện tích và sản lượng trong toàn tỉnh. Sự phát triển nông nghiệp của huyện góp phần là tăng thu nhập cho người dân trong huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì huyện cũng còn nhiều khó khăn phải đối phó như hạn mặn, như dịch bệnh, sâu bệnh… Do đó hiện nay các cấp lãnh đạo huyện Kế Sách tăng cường hỗ trợ người dân các biện pháp khoa học kỹ thuật, định hướng phát triển đúng đắn đối với ngành nông nghiệp là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.

Trong giai đoạn 2007 đến 2017 ngành nông nghiệp huyện phát triển có nhiều thay đổi để phù hợp với quá trình CNH, HĐH đất nước. Sự thay đổi trong nông nghiệp của huyện được thể hiện ở sự CDCC trong nông nghiệp theo hướng giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản. Trong trồng trọt cũng có sự CDCC cây trồng sao cho phù hợp nhất trong từng bộ phận tiểu vùng nông nghiệp, sự phát triển của cây ăn trái và rau màu trên địa bàn xã Xuân Hòa, An Lạc Tây, An Lạc Thôn, Phong Nẫm, Kế Thành… đã nói lên điều này. Với sự hình thành các mô hình HTX làm ăn có hiệu quả đã dẫn đưa giá nông sản ổn định hơn khi bà con tham gia vào HTX nông nghiệp cũng như các tổ hợp tác, ngoài ra còn được hưởng những chính sách về vay vốn cũng thuận lợi hơn. Bên cạnh ngành trồng trọt thì chăn nuôi mặc dù gặp nhiều khó khăn về dịch bệnh và giá chưa cao, đầu ra chưa ổn định, nhưng người dân

cũng đã có lại niềm tin và tái đàn, tuy chưa nhiều nhưng đó là một tín hiệu vui trong ngành chăn nuôi của huyện.

Hướng đến sự phát triển bền vững, phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại và thực hiện thành công CNH - HĐH đất nước, đề tài đã nêu lên định hướng phát triển ngành nông nghiệp của huyện đến năm 2020, năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Trong định hướng đến năm 2030 huyện chủ yếu phát triển theo hướng hình thành những vùng trồng cây chủ lực và phát triển theo hướng mỗi xã một sản phẩm nông sản đặc thù, tạo thế mạnh trong sự cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời huyện cũng đang tăng cường tranh thủ những nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp theo hướng chuyên môn hóa.

Tóm lại, đề tài cũng đã nhận định những mặt tích cực trong nông nghiệp huyện, đồng thời phân tích những hạn chế, khó khăn mà ngành nông nghiệp đang chịu ảnh hưởng. Từ đó tác giả nêu ra các phương hướng giải quyết dựa vào nghiên cứu tình hình thực tế về mặt tự nhiên, KT – XH của huyện vốn có, bên cạnh đó dựa vào những văn bản định hướng của Chính phủ, của các cấp lãnh đạo. Hi vọng trong thời gian tới sự phát triển KT của huyện có nhiều khởi sắc và đạt được những chỉ tiêu trong định hướng đã đề ra, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo trong toàn huyện còn nhiều nhất là 2%, thu nhập của người dần đạt 77 triệu đồng/ người/ năm. Giá trị thu hoạch trên 1 ha đất nông nghiệp cũng tăng lên và đạt mức 230 triệu đồng/ha.

Hơn thế nữa, để đạt được những mục tiêu đã đề ra thì tác giả mong rằng, đó là kết quả của sự đoàn kết, đồng lòng và hợp tác của nông dân, của các cấp lãnh đạo, của doanh nghiệp và của các nhà khoa học hỗ trợ về mặt kỹ thuật. Có như thế thì nông sản của huyện Kế Sách mới có thể vươn cao và vươn xa hơn nữa trên thị trường trong và ngoài nước đồng thời huyện mới có thể đạt được những mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra trong định hướng phát triển nông nghiệp của đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(2018). Báo cáo Kết quả thực hiện tam nông huyện Kế Sách.

Bộ Nông nghiệp & phát triển nông thôn. (2012). Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước. Hà Nội: Bộ Nông nghiệp.

Chi cục thống kê Kế Sách. (2007, 2010, 2013, 2016, 2017). Niêm giám thống kê huyện Kế Sách năm 2007, 2010, 2013, 2016, 2017.

Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng - Chi cục thống kê huyện Kế Sách. (2018, 3). Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016.

Cục thống kê tỉnh Sóc Trăng. (2010, 2012, 2016, 2017). Niên giám thống kê Sóc Trăng năm 2010, 2012, 2016, 2017.

Đặng Kim Sơn; Hoàng Thu Hòa. (2002). Một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn. Hà Nội: Nxb: Thống kê.

Đặng Văn Phan. (2008). Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp Việt Nam. Nhà xuất bản Giáo Dục.

Hiền, P. V., Thìn, T. D., Tâm, P. T., & Quyền, M. V. (2017). Hệ thống nông nghiệp Việt Nam: Lý luận và thực tiễn. Tp. HCM: Nhà xuất bản nông nghiệp.

https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=713. (2017). Retrieved from Tổng cục thống kê.

Huy Tự. (2016). Diễn đàn đầu tư kinh doanh. Kế Sách là huyện phát triển kinh tế năng động và toàn diện của Sóc Trăng.

Lê Thông. (2006). Địa Lý các tỉnh thành. Hà Nội: Nxb: ĐHSP.

Lê Thông; Nguyễn Văn Phú; Nguyễn Minh Tuệ; Lê Mỹ Dung. (2011). Địa Lý kinh tế - xã hội Việt Nam. Hà Nội: Nxb: ĐHSP Hà Nội.

Nguyễn, T. M., Lê, T., & Nguyễn , T. V. (2014). Địa lý kinh tế xã hội đại cương. Hà Nội: Đại học sư phạm.

Thiên Hoàng. (2014). Kênh thông tin đối ngoại của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam . Huyện Kế Sách: Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện.

Tổng cục thống kê. (2007;2017). Được truy lục từ https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=717

Tuệ, N. M., Thông, L., Thanh, N. T., & Cúc, V. T. (2013). Địa Lý nông - lâm - thủy sản Việt Nam. Hà Nội: ĐHSP.

PHỤ LỤC

Phụ lục 2.1. Dân số, mật độ dân số huyện Kế Sách năm 2017 Đơn vị hành chính diện tích (km2) Dân số (người) Dân tộc Kinh Mật độ dân số (người/km2) Số hộ cận nghèo Số hộ nghèo Thị trấn Kế Sách 14,63 13946 8007 953,25 768 924 Thị trấn An Lạc Thôn 20,15 10530 10483 522,58 84 259 Xã Xuân Hòa 38,14 21553 21520 565,1 620 623 Xã Phong Nẫm 17,21 4998 4979 290,41 77 72 Xã An Lạc Tây 27,90 8783 8645 314,8 331 285 Xã Trinh Phú 26,54 11781 11030 443,9 182 581 Xã Ba Trinh 31,86 13602 13474 426,93 249 109 Xã Thới An Hội 32,61 14797 10589 453,76 589 866 Xã Nhơn Mỹ 28,82 11460 11384 3,97,64 452 315 Xã Kế Thành 25,48 9647 4917 378,61 422 656 Xã Kế An 21,48 8519 8328 396,60 394 289 Xã Đại Hải 38,67 19177 18737 495,91 679 877 Xã An Mỹ 29,34 11605 9859 395,54 626 1130

Phụ lục 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành và phân theo ngành KT ( đơn vị : %)

Năm Tổng số trồng trọt chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp 2007 100 79,14 16,46 4,4 2008 100 84,16 12,99 2,85 2009 100 76,55 19,46 3,99 2010 100 82,54 14,2 3,26 2011 100 81,89 13,82 4,29 2012 100 72,27 18,02 9,71 2013 100 75,17 18,7 6,13 2014 100 75,31 19,22 5,47 2015 100 71,18 19,79 9,03 2016 100 71,87 22,86 5,27 2017 100 71,21 23,22 5,57

Phụ lục 2.3. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Kế Sách giai đoạn 2007 đến 2017

Năm Trồng trọt

(%) Chăn nuôi (%) Dịch vụ và các hoạt động khác (%) 2007 100 100 100 2008 181,94 135,04 110,52 2009 81,09 180,37 138,05 2010 140,71 171,67 147,52 2011 143,01 240,84 279,52 2012 82,72 297,51 770,96 2013 106,28 312,27 382,21 2014 106,74 341,9 363,52 2015 99,29 369,7 630,54 2016 97,54 412,53 355,67 2017 98,91 447,26 384,08

Phụ lục 2.4. diện tích theo hình thức nuôi và sản lượng thủy sản huyện Kế Sách từ năm 2007 đến 2017 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số 2362 3129 2267 3247 3280 2690 3062 2831 2741 1985 1809 diện tích nuôi cá 2362 3129 2267 3247 3280 2690 3062 2831 2741 1985 1809 diện tích nuôi thâm canh (ha) 62 86 34 34 32 25 27 29 Dt nuôi quảng canh quảng canh cải tiến (ha) 3186 3194 2656 3028 2799 2446 1858 1780 Sản lượng thủy sản (tấn) 15426 29368 28266 23373 28840 28840 17457 12065 10260 9250 8240

Phụ lục 3.1. Định hướng phát triển cây lúa huyện Kế Sách đến năm 2025 và dự kiến năm 2030 Chỉ tiêu Đơn vị tính Kế hoạch 2020 Dự kiến 2025 Dự kiến 2030 Lúa cả năm diện tích Ha 30,700 29,000 27,300

Năng suất Tạ/Ha 63,29 63,28

Sản lượng Tấn 194,300 183,500

Lúa đặc sản Ha 19,000 19,000

Sản lượng Tấn 120,251 120,232

Lúa Đông Xuân

diện tích Ha 20,200 19,000 1,780

Năng suất Tạ/Ha 67,60 67,63

Sản lượng Tấn 136,550 128,500

Lúa đặc sản Ha 14,000 14,000

Trong đó:

Lúa Đông xuân sớm

diện tích Ha 9,700 9,000 8,300

Năng suất Tạ/Ha 65 65

Sản lượng Tấn 63,050 58,500

Lúa đặc sản Ha 7,000 7,000

Lúa Đông xuân muộn

diện tích Ha 10,500 10,000 9,500

Năng suất Tạ/Ha 70 70

Sản lượng Tấn 73,500 70,000

Lúa đặc sản Ha 7,000 7,000

Hè thu chính vụ

diện tích Ha 10,500 10,000 9,500

Năng suất Tạ/Ha 55 55

Sản lượng Tấn 57,750 55,000

Phụ lục 3.2. Định hướng phát triển một số loại cây trồng huyện Kế Sách đến năm 2030 Cây trồng Đơn vị tính Kế hoạch 2020 Dự kiến 2025 Dự kiến 2030 diện tích trồng màu ha 1.700 2.500 3.300

Cây lâu năm ha 16.425 16.925 17.425

+ Cây Bưởi ha 1600 2200 2800

+ Cây Vú sữa ha 1850 1850 2800

+ Cam, quýt, chanh ha 2500 2500 2500

+ Cây Nhãn ha 2050 2050 2100

+ Cây Dừa ha 1570 1600 1630

Trồng cây phân tán cây 1000 2.000 2.000

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 127 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)