Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 26 - 27)

Mỗi ngành kinh tế đều có những đặc điểm riêng biệt, ngành nông nghiệp có một số đặc điểm cơ bản sau:

- Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, đặc biệt và không thể thay thế

Đất được coi là tư liệu sản xuất quan trọng nhất. Quy mô sản xuất, trình độ phát triển, mức độ thâm canh, phương hướng sản xuất phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của đất. (Tuệ, Thông, Thanh, & Cúc, 2013).

Đối với nông nghiệp đất vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động, xét về mặt kinh tế đất bao gồm đất vật chất và đất tư bản. Việc sử dụng hợp lí đất sẽ duy trì và tái tạo được độ phì trong đất, sẽ góp phần nâng cao năng suất trong lao động nông nghiệp.

Hiện nay, tài nguyên đất cho sản xuất nông nghiệp không nhiều và đang có nguy cơ bị thu hẹp do các mục đích sử dụng đất khác nhiều hơn, bên cạnh đó hiện nay diện tích đất nổi còn bị thu hẹp do nhiều yếu tố như sạt lở đất, xói mòn, rửa trôi, hoang mạc hóa, nước biển dâng. Do đó trong quá trình sử dụng đất con người cần có biện pháp sử dụng đất hợp lí và bảo vệ tài nguyên đất.

- Đối tượng sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống.

Đối tượng của nông nghiệp là cây trồng và vật nuôi, đó là cơ thể sống phát triển theo quy luật sinh học và chịu ảnh hưởng của tự nhiên. Những thay đổi của tự nhiên về thời tiết, khí hậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng và vật nuôi về quá trình sinh trưởng, phát triển.

- Sản xuất nông nghiệp có tính thời vụ

Trong nông nghiệp thời gian lao động không trùng với thời gian sản xuất và thời gian sản xuất lúc nào cũng dài hơn, điều đó làm nảy sinh tính thời vụ. Đây là nét đặc trưng của ngành nông nghiệp đặc biệt là đối với trồng trọt. Hiện nay trong sản xuất nông nghiệp con người đã áp dụng biện pháp khoa học kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)