- Thuận lợi
Năm 2017, ĐBSCL có 13 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương bao gồm: Thành phố Cần Thơ, Long An, Bến Tre, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh và Sóc Trăng. Diện tích toàn vùng là 40.816,3 km2 và tổng dân số 17.660,7 nghìn người (năm 2016), Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm 13% diện tích cả nước nhưng chiếm đến 18% dân số cả nước. Dân số đông là lợi thế cho sự phát triển kinh tế của vùng, đặc biệt là đối với ngành nông nghiêp.
Đồng bằng sông Cửu Long có địa hình tương đối bằng phẳng, cao ở rìa phía Tây (An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ), vùng thấp ở duyên hải phía đông (Cà Mau, Bến Tre, Trà Vinh, Cà Mau, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Hậu Giang) đây là vùng hàng năm vào mùa khô bị ảnh hưởng xâm nhập mặn nghiêm trọng, nền chung cao so với mực nước biển ở vùng hạ châu thổ là 1 đến 2m,
vùng thượng châu thổ là 2 đến 4m. Vùng có sông ngòi, kênh rạch dày đặc và chằng chịt, bên cạnh đó còn có các kênh đào mà quan trọng hơn hết là Kênh Vĩnh Tế ở phần biên giới giáp Campuchia. Hệ thống sông ngòi và kênh đào là tiền đề quan trọng cho sự phát triển ngành nông nghiệp của vùng, tạo điều kiện cho tưới tiêu, thau chua rữa mặn, nuôi trồng thủy sản, giao thông vận tải… Bên cạnh đó vùng có ba mặt giáp biển với đường bờ biển dài hơn 700km và diện tích khoảng 360.000km2 nên ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản cũng rất thuận lợi cả trong môi trường nước ngọt, lợ và mặn, đồng thời cũng là thế mạnh cho vùng phát triển tổng hợp kinh tế biển
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, với những đặc trưng về tự nhiên mang nhiều thuận lợi cho nông nghiệp. Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường thì vùng có giờ nắng cao nhất là An Giang trung bình 2400 giờ nắng/năm, cường độ bức xạ mỗi ngày là 4,7 – 5,1 kWh/m2, toàn vùng dao động từ 2200 đến 2500 giờ nắng/năm. Vùng 2 mùa cơ bản là mùa nắng và mùa mưa, với mùa mưa tương ứng vào thời gian hoạt động của gió mùa Tây Nam. Chế độ nước theo mùa mùa lũ tương ứng với mùa mưa và mùa cạn tương ứng với mùa khô.
Thiên nhiên vùng ĐBSCL rất thuận lợi cho phát triển sản xuất ngành nông nghiệp bởi vì đây là vùng đồng bằng châu thổ, đất đai màu mỡ với ba loại đất chính là đất phù sa, đất phèn và đất mặn, bên cạnh đó vùng còn có nguồn nước dồi dào, khí hậu cận xích đạo, đây là những yếu tố vô cùng quan trọng cho sự phát triển ngành nông nghiệp nhiệt đới, đặc biệt là ngành trồng trọt.
Trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu long thì chiếm tỉ trọng 64,1 % là đối với đất sản xuất nông nghiệp, 6,2 % là đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng chiếm 6,0 %, còn lại đất ở là 3,1 % (Tổng cục thống kê, 2007;2017). So với cả nước diện tích cây lượng thực có hạt của vùng đến 48%. Qua đó, cho vùng có nông nghiệp chiếm ưu thế hơn các hoạt động sản xuất khác, thể hiện vai trò là vùng sản xuất lương thực thực phẩm lớn nhất trong
cả nước. Hằng năm, toàn vùng đóng góp khoảng 27% GDP của cả nước, sản xuất hơn 50% tổng sản lượng lương thực, đóng góp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu, thu ngoại tệ khoảng 3 tỉ USD. Sản xuất lúa gạo, cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản là thế mạnh của đồng bằng sông Cửu Long, đã góp phần bảo đảm an ninh lương thực quốc gia, gia tăng kim ngạch xuất khẩu cho cả nước, nâng cao đời sống vật chất, tạo cơ hội việc làm cho cư dân ở khu vực nông thôn. (Tổng cục thống kê, 2007;2017)
Yếu tố nguồn lao động là nhân tố quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp của vùng, người nông dân ngày càng tiếp cận và ứng dụng nhanh hơn với những tiến bộ khoa học - công nghệ
Chính sách nông nghiệp của nhà nước về kết hợp “4 nhà” cũng góp phần thúc đẩy các mô hình sản xuất nông nghiệp của vùng.
Bên cạnh đó thị trường được mở rộng cùng với chính sách mở của của nền kinh tế giúp cho nông sản của toàn vùng, mà hơn hết là sản phẩm lúa gạo ngày càng có vị thế trên trường quốc tế.
- Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên thì vùng cũng gặp không ít những khó khăn từ thiên nhiên mang lại như lũ thất thường, hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng nghiêm trọng do sự nóng lên của khí hậu Trái Đất hay diễn biến của bão hàng năm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển KT - XH nói chung và toàn ngành nông nghiệp nói riêng. Thực tế nông nghiệp toàn vùng hiện nay vẫn còn một số khu vực còn tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, thiếu sự gắn kết doanh nghiệp với nông dân. Nếu có sự kiên kết như hiện nay một số địa phương thực hiện “Cánh đồng lớn” mang lại hiệu quả cao hơn so với các mô hình sản xuất khác, giúp nông dân có thể giảm chi phí sản xuất từ 10 đến 5%, giá trị sản xuất có thể tăng đến 20 hay 25%.