Bài học kinh nghiệm cho huyện Kế Sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 43 - 46)

Huyện Kế Sách, một huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Sóc Trăng với những ưu thế về tự nhiên cũng như về các nhân tố KT – XH, thông qua nghiên cứu đặc điểm phát triển nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long cũng như tỉnh Sóc Trăng sẽ góp phần có được những bài học kinh nghiệm cho phát triển kinh tế nông nghiệp huyện. Sự phát triển nông nghiệp của huyện là yếu tố góp phần nâng cao hiệu quả trong phát triển của tỉnh và của Đồng bằng sông Cửu Long như sau:

- Định hướng phát triển nông nghiệp của huyện Kế Sách nhằm nâng cao hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa, cũng như chất lượng nông sản.

- Tạo nên mối liên kết chặt chẽ trong nông dân với doanh nghiệp, Nhà nước, Nhà khoa học, nhà đầu tư.

- Tìm đầu ra vững chắc cho nông sản của huyện.

- Hoàn thiện và nâng cao cơ sở hạ tầng nông thôn, thực hiện cơ giới hóa trong nông nghiệp nông thôn đồng thời hướng đến phát triển các cơ sở sản xuất nông sản trên địa bàn huyện nhằm tận dụng nguồn nguyên liệu tại chổ.

- Hỗ trợ nông dân về khoa học kỹ thuật, nâng cao tay nghề người lao động, nâng cao chất lượng lao động trong nông nghiệp.

- Phổ biến đến người dân về vấn đề phát triển kinh tế nông thôn gắn liền với sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu toàn cầu, ứng phó với thiên tai.

- Phổ biến, tập huấn kiến thức và cách phòng tránh về tình hình phát triển của sâu bệnh, dịch bệnh trong trồng trọt và chăn nuôi.

- Tạo được sự đồng thuận trong nhân dân trong thực hiện các định hướng phát triển nông nghiệp của huyện đề ra.

Tiểu kết Chương 1

Thế giới hiện nay, Từ nền KT nông nghiệp chuyển sang KT công nghiệp và hiện nay các nước phát triển trên thế giới đang chuyển sang nền KT tri thức. Tuy nhiên, dù cho sự phát triển của thế giới có đến đâu, con người có đi ra ngoài vũ trụ hay chăng nữa thì vai trò của nông nghiệp vẫn không thể phủ nhận được. Từ xa xưa cũng như thời kì đất nước chịu thống trị của thực dân, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn thiếu thốn. Đặc biệt, trong thời kì của những năm 1944, 1945 nước ta đồng thời chịu ba nạn giặc đó là giặc đói, nghiệp và gặc ngoại xâm. Từ đó, người dân chúng ta nhận thức rất sâu sắc về nạn đói và tăng cường trồng trọt, đặc biệt là trồng lúa. Người nông dân Việt Nam chưa có nhiều công cụ hỗ trợ cho trồng lúa, ngày xưa gắn liền với hình ảnh “con trâu đi trước, cái cày đi sau” ấy vậy mà đã lần lượt thoát khỏi giặc đói, giặc ngoại xâm và giặc dốt, đó chính là sự nổ lực của những người nông dân, những người lao động trong ngành nông nghiệp. Trong suốt nhiều năm liên tục từ sau khi thống nhất đất nước, nước ta rất ít lần có giá trị xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu. Gần đây nhất, năm 2012, 2014 đến 2016 nước ta có giá trị xuất khẩu vượt lên hơn so với nhập khẩu (tuy không nhiều) và đó là sự đóng góp lớn của ngành nông nghiệp. Ngày nay khi sự phát triển của công nghệ hiện đại thì sự phát triển của ngành nông nghiệp thuận lợi hơn từ sự hỗ trợ của máy móc thiết bị, người nông dân bớt cơ cực hơn so với trước và năng suất trong nông nghiệp cũng cao hơn so với trước, chất lượng nông sản cũng cao hơn, nông sản nước ta ngày càng vươn xa hơn ra thế giới bên ngoài, đó là chúng ta đang hướng đến một sự phát triển nông nghiệp cao hơn về kĩ thuật, cao hơn về chất lượng đó là nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa và hướng đến sự phát triển bền vững trong nông nghiệp. Có như vậy chúng ta mới có thể rút ngắn khoảng cách so với thế giới xung quanh, đặc biệt là với các nước trong khu vực.

Chương 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN KẾ SÁCH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)