Về khoa học, công nghệ, giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 117 - 120)

- Mục tiêu của giải pháp là nhằm nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh trên thị trường, đồng thời góp phần tăng thu nhập cho người nông dân của huyện.

- Tổ chức thực hiện: Huyện tích cực tăng cường phối hợp, liên kết các Viện, Trường để nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, kinh

doanh nhất là các lĩnh vực về giống cây trồng, vật nuôi, bảo vệ thực vật, thú y, thủy sản.

Hàng năm, ngành nông nghiệp cần duy trì tổ chức các lớp tập huấn ngắn hạn trung bình khoảng 140 lớp/năm và có khoảng 11.200 lượt nông dân tham dự. Nội dung tập huấn là cập nhật các tiến bộ kỹ thuật mới trên mọi lãnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản; đặc biệt, các biện pháp ứng phó với tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn do biến đổi khí hậu. Song song đó, ngành nông nghiệp xây dựng các mô hình phục vụ thiết thực cho sản xuất như mô hình vườn kiểu mẫu trồng cam, bưởi Da Xanh theo kỹ thuật mới, mô hình vườn kiểu mẫu phòng trừ tổng hợp bệnh chổi rồng trên nhãn, phòng trừ sâu đục trái hại cây có múi, rau an toàn, khí sinh học trong chăn nuôi, nhân giống lúa mới, sinh sản cá tra nhân tạo…hội thảo, tham quan các mô hình đạt kết quả tốt như cam sành, nhãn Edor, sầu riêng, bưởi Da Xanh... để nhân rộng.

Thử nghiệm, sản xuất thử các giống lúa mới ứng dụng công nghệ sinh học như OM6976, OM4900, OM5451, OM6162... Trong lãnh vực chọn tạo giống, hình thành được 01 nhóm lai tạo giống lúa ở Đại Hải, 11 tổ, nhóm, tổ hợp tác nhân giống lúa, 01 nhóm chọn giống ở Thới An Hội.

Thực hiện các đề tài nghiên cứu, dự án, phương án ứng dụng vào sản xuất như đề tài nghiên cứu sâu đục trái trên cây có múi, bệnh chổi rồng hại nhãn, bệnh vàng lá gân xanh trên cam quýt, bệnh nứt thân chảy mủ hại sầu riêng, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoàn thiện quy trình trồng bưởi, ứng dụng kỹ thuật mới trong canh tác cây cam sành... Các đề tài dự án đều xây dựng được các mô hình trình diễn để hội thảo,chuyển giao và nhân rộng đã và đang đem lại hiệu quả KT cho KT vườn hàng trăm tỷ đồng.

- Tạo điều kiện cho tư nhân được tham gia chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân.

- Trên cơ sở các quy định, hướng dẫn và ứng dụng các đề tài, dự án vào thực tiễn, tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất cho các sản phẩm chủ lực như

quy trình canh tác cây bưởi Da Xanh, cam Sành, nhãn... Đồng thời, tiếp tục chuyển giao và hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân theo hướng ứng dụng công nghệ cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm về quy trình sản xuất theo hướng VietGAP, GlobalGAP, an toàn vệ sinh thực phẩm, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ để giảm chi phí,… nhằm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông sản trên thị trường.

Đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, đào tạo huấn luyện khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, nâng cao trình độ sản xuất cho nông dân;

Đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ các khâu trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, trong bảo quản, chế biến nông sản. Triển khai, thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-trồng trọt ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá tra hầm cho nông dân ở các xã ven Sông Hậu. Đồng thời, tổ chức các cuộc hội thảo để những người nuôi trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Tiếp tục thực hiện dự án nhân giống cá tra nhân tạo nhằm chuyển giao kỹ thuật này cho người nuôi

Xây dựng và thực hiện dự án bưởi da xanh 300 ha ở các xã, thị trấn. Đẩy mạnh hoạt động của 5 nhà lưới được đầu tư để cung cấp cây ăn trái sạch bệnh cho nông dân làm KT vườn. Tổ chức nhân giống xác nhận cho những nông dân sản xuất giống để tiến tới xã hội hoá giống cây ăn trái trên địa bàn huyện. ứng dụng rộng rãi công nghệ nhân giống vô tính để nâng cao năng suất và chất lượng vườn cây ăn trái.

Xây dựng 02 HTX bưởi năm roi trên địa bàn xã Xuân Hòa và Trinh Phú.

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất

Giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến 2030 ngành tập trung lựa chọn các tiến bộ kỹ thuật, giải pháp công nghệ phù hợp ứng dụng vào sản xuất của huyện.

- Thử nghiệm và chọn các giống lúa có khả năng chống chịu rầy nâu, năng suất và lúa thơm và lúa chất lượng cao.

- Ứng dụng phòng trừ sinh học trong quản lý sâu bệnh hại cây trồng (nấm Metarhizium trừ rầy, kích kháng trong phòng bệnh cháy lá, vi khuẩn đối kháng phòng trừ bệnh đốm vằn trên lúa, sử dụng nấm Trichoderma phòng trừ bệnh thối thân chảy mủ trên sầu riêng, vàng lá thối rễ trên cây có múi, chết nhánh chết cây hại nhãn); phòng chống bệnh chổi rồng trên nhãn.

- Ứng dụng 1 Phải – 5 Giảm trên lúa, IPM trên cây có múi.

- Thụ tinh nhân tạo trên bò, heo để cải thiện thể trạng đàn bò, nạc hoá đối với đàn heo.

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình nuôi thuỷ sản, trồng màu, trồng nấm các loại.

- Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, giải pháp công nghệ nhằm khai thác tối đa năng suất tiềm năng, chất lượng, giảm chi phí sản xuất, an toàn vệ sinh thực phẩm, phù hợp với điều kiện hạn, mặn và biến đổi khí hậu.

- Xây dựng vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đối với các loại cây như bưởi, cam, xoài.

- Áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật về an toàn vệ sinh thực phẩm đối với nông sản hàng hóa nói chung, nhất là các mặt hàng chủ lực như gạo, cá tra, bưởi, cam sành, nhãn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 117 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)