Những hạn chế chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 96 - 101)

Bên cạnh những mục tiêu đạt được vẫn còn số vấn đề cơ bản như sau: Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp được đầu tư, nhưng chưa đồng bộ; nhất là các công trình giao thông, thủy lợi, điện phục vụ sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất, đặc biệt là trong nuôi tôm.

Tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp chậm được đổi mới; Mô hình tổ chức sản xuất hoạt động chưa hiệu quả, năng lực quản lý và điều hành của HTX theo cơ chế thị trường còn nhiều hạn chế, bất cập, tổ hợp tác, HTX chưa chủ động trong việc đổi mới phương thức sản xuất và định hướng lâu dài. Nhiều chính sách khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp nông thôn được ban hành nhưng thiếu đồng bộ, thiếu tính ổn định và tính khả thi áp dụng (thiếu nguồn lực tài chính) nên các chính sách thường chậm đi vào thực tiễn sản xuất, chưa mang lại hiệu quả KT thiết thực.

Tình hình dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi diễn biến phức tạp; tiềm ẩn nguy cơ bộc phát dịch bệnh bất cứ lúc nào. Dịch bệnh chổi rồng trên nhãn tuy được đẩy lùi nhưng vẫn xảy ra tình trạng tái nhiễm ở một vài vùng trồng nhãn trọng điểm.

Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp còn thấp do dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và đầu ra cho sản phẩm này còn hạn chế.

Hiệu quả của nuôi trồng thủy sản chưa cao; diện tích nuôi cá tra công nghiệp phát triển không ổn định;

Việc ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ bảo quản sau thu hoạch vào sản xuất còn ở quy mô nhỏ, chưa nhân rộng được.

Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản giữa người nông dân với doanh nghiệp chưa bền chặt nên cánh đồng lớn vẫn mang tính mô hình, việc nhân rộng các mô hình có hiệu quả còn gặp nhiều khó khăn. Sản xuất nông nghiệp mang tính nhỏ lẻ, phân tán, đa phần sản xuất với quy mô nông hộ, mối liên kết trong khâu sản xuất nông nghiệp chưa chặt chẽ.

Chưa thu hút được doanh nghiệp đầu tư vào các hoạt động sơ chế, chế biến nông sản. Từ đó dẫn đến tình hình tiêu thụ nông sản chưa ổn định, giá bán nông sản thường xuyên biến động, không ổn định; số lượng doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm nông nghiệp với người sản xuất chưa nhiều; mối liên kết theo chuỗi giá trị các ngành hàng từ sản xuất đến tiêu thụ chưa được liên kết chặt chẽ, thiếu bền vững.

Thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, nhất là tình hình hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp. Công tác ứng phó với biến đổi khí hậu và tình trạng hạn, mặn còn bị động gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp ở một số khu vực. Ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu năm 2016 – 2017 làm thiệt hại nhiều đến sản xuất nông nghiệp huyện, một số nhà vườn không còn an tâm đầu tư tái sản xuất.

Nhận thức của một bộ phận cán bộ và người dân về tái cơ cấu và xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ, vẫn còn tâm lý trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước. Trong lãnh đạo, chỉ đạo ở một số xã còn chưa quyết liệt, chưa huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc, chất lượng công tác quy hoạch nông thôn mới, nhất là quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp theo đề án tái cơ cấu

còn bất cập, hạn chế; một số địa phương còn tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng mà chưa quan tâm đúng mức tới nhiệm vụ phát triển sản xuất.

Bên cạnh đó, kinh phí để thực hiện các đề tài, mô hình phục vụ đề án tái cơ cấu còn hạn chế, việc chuyển giao khoa học công nghệ còn chậm, chưa có bước đột phá, chưa đáp ứng yêu cầu để tăng năng suất, chất lượng, đặc biệt là giống và công nghệ sau thu hoạch còn nhiều hạn chế, từ đó sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp chưa cao. Việc ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất còn thấp. Việc xây dựng thương hiệu địa phương đối với các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản còn hạn chế, năng lực cạnh tranh các sản phẩm bị ảnh hưởng.

Tiểu kết chương 2

Huyện Kế Sách có nhiều lợi thế để phát triển nông nghiệp từ đất, nước, khí hậu và cả những lợi thế về vị trí, nguồn lao động… Bên cạnh đó sự phát triển nông nghiệp huyện không thể tách rời những định hướng, chủ trương chung của vùng và sự chỉ đạo của huyện. Ngày nay tuy ngành nông nghiệp huyện Kế Sách chủ yếu là ở lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi còn nuôi trồng thủy sản của huyện chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ nhưng dần sẽ có sự thay đổi do có những chương trình giúp ngư dân biết cách phòng tránh các loại bệnh trên thủy sản và công tác vệ sinh ao nuôi cũng dần được trang bị tốt hơn đồng thời kĩ thuật nuôi nâng lên sẽ giảm tác động đến môi trường. Bên cạnh đó lâm nghiệp hiện nay chủ yếu là trồng cây phân tán và mục đích chính hiện nay là chắn gió cho các vườn cây, đặc biệt là cây có múi.

Hiệu quả trong nông nghiệp huyện ngày nay từ sự CDCC KT đúng hướng, giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Bên cạnh đó trong nông nghiệp cũng dần đạt hiệu quả trong CDCC ngành, cụ thể nền nông nghiệp dần chuyển sang hướng sản xuất hàng hóa. Đồng thời phát triển ngành trồng trọt, hình thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, thực hiện đầu tư thâm canh, áp dụng các giống và quy trình sản xuất mới có năng suất, chất lượng cao. Bên cạnh đó, sự dịch cơ cấu mùa vụ trên cây lúa, áp dụng các giống mới cho năng suất cao hơn; Tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả các loại cây ăn trái chủ lực của huyện như cây cam sành, bưởi, nhãn da bò, nhãn tiêu, vú sữa.

Bên cạnh đó thành tựu của các mục tiêu chuyển đổi cơ cấu, thực hiện chương trình tam nông, xây dựng nông thôn mới … góp phần tăng thêm giá trị nông nghiệp của huyện

Hoàn thiện hệ thống tưới tiêu đẩy nhanh cơ giới hoá đồng bộ các khâu sản xuất. Bố trí lại cơ cấu cây trồng, mùa vụ và giống để giảm thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh phù hợp với điều kiện của từng vùng. Phát triển ngành chăn nuôi

theo phương thức công nghiệp, bán công nghiệp, an toàn dịch bệnh, phù hợp với lợi thế của từng vùng:

Công tác đầu tư xây dựng công trình thủy lợi các năm qua đã đem lại hiệu quả KT và xã hội rất lớn. Những vùng được đầu tư đã đảm bảo sản xuất ổn định, góp phần trong CDCC cây trồng vật nuôi, tạo nguồn nước dồi dào thông suốt đảm bảo vệ sinh môi trường, kết hợp làm đường giao thông nông thôn. . . làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đời sống người dân ngày càng được nâng lên, góp phần thực hiện xoá đói giảm nghèo.

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)