Hiện trạng phát triển ngành nông nghiệp huyện Kế Sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 58)

2.3.1. Khái quát chung về nông nghiệp huyện Kế Sách

Vùng Kế Sách - Sóc Trăng tiền thân vốn là đất Ba Thắc, vào nữa cuối thế kỉ XVIII đã bắt đầu được sáp nhập vào lãnh thổ xứ làng trong năm 1737. Ban đầu vùng Kế Sách - Sóc Trăng thuộc trấn Vi, sau đổi thành trấn Vĩnh Thanh huyện Vĩnh Định, phủ Định Diện, của đàn trong, vào khoảng năm 1802. Vùng đất Kế Sách cũng như các địa phương khác trong tỉnh Sóc Trăng được chính thức khai phá vào những năm đầu của thế kỉ XIX, trong chính sách khai phá châu thổ ĐBSCL của nhà Nguyễn. Thời kỳ này, dân cư còn thưa thớt, làng xóm còn có nơi cách xa hàng chục dặm. Huyện có hệ thống sông ngòi chằng chịt, được phân bố đều khắp, với hơn 20 km nằm giáp sông Hậu, điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp.

Biểu đồ 2. 1. Biểu đồ thể hiện hiện trạng sử dụng đất của huyện Kế Sách năm 2017

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kế Sách năm 2017

- Hiện trạng sử dụng đất tính đến 31/12/2017, Huyện Kế Sách có diện tích đất tự nhiên là 35.283 ha. diện tích đất nông nghiệp là 27.627 ha chiếm 78,3% trong tổng diện tích đất tự nhiên của huyện; trong đó diện tích đất canh tác lúa là 13.342 ha, diện tích vườn cây lâu năm là 13.480 ha. So với năm 2007, diện tích gieo trồng lúa là 38.976 ha, như vậy về diện tích đất trồng lúa giảm tuy không nhiều. Bên cạnh đó năng suất lúa bình quân 56,49 tạ/ha, sản lượng đạt 220.193 tấn.

- Về cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp gồm: đất canh tác lúa chiếm 49,38%, đất trồng cây lâu năm là 49,65%, đất chuyên màu 0,11%, đất nuôi trồng thủy sản 0,86%.

- Về cơ cấu giá trị khu vực I, có tỉ lệ như sau: nông nghiệp 80,67%; lâm nghiệp 1,16% và thủy sản chiếm 18,17%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp trồng trọt chiếm 90,32%, chăn nuôi 9,68%; trong lãnh vực trồng trọt cây lúa chiếm 31,75%, cây ăn quả 64,27%, cây màu 4,55%.

- Những kế hoạch phát triển nông nghiệp được đề ra trong giai đoạn này như CDCC trong nông – lâm – ngư nghiệp giai đoạn 2008 đến 2010; kế hoạch

79%

21%

5 năm từ 2011 đến 2015; chương trình tam nông từ 2008 đến 2016… đã đạt được những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế trên một số lĩnh vực. Nhìn chung, có thể thấy trên các lĩnh vực về cây trồng, vật nuôi và thuỷ hải sản tăng hơn nhiều so với năm 2007. Một số lĩnh vực nông nghiệp được phát huy tốt hơn lợi thế của khu vực, công tác phòng chống các loại dịch bệnh theo diễn biến phức tạp của dịch bệnh và sâu bệnh cũng phát huy tính tích cực.

Nhận định một cách tổng quan về ngành nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện năm 2017, về các mặt có sự đồng bộ và phát triển hơn so với các giai đoạn trước đây. Tuy vẫn còn một số hạn chế trên toàn ngành nhưng nhìn chung đây là kết quả của sự đầu tư đang dần đúng hướng trong điều kiện KT hiện nay. Trong giai đoạn 2007 đến 2017 huyện đã áp dụng các định hướng phát triển dựa trên định hướng chung của đất nước theo vùng và theo lãnh thổ, dựa trên đặc điểm sinh thái cụ thể của vùng, huyện có những đặc điểm riêng biệt mang lại đặc sản nông nghiệp cho huyện. Có thể thấy cụ thể ở các lĩnh vực nông nghiệp của huyện Kế Sách cụ thể như sau:

2.3.2. Hiện trạng phát triển nông nghiệp huyện Kế Sách

2.3.2.1. Đất nông nghiệp và cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp

Đất nông nghiệp của huyên cũng như cả tỉnh Sóc Trăng có sự thay đổi mạnh do biến đổi khí hậu và đô thị hóa

Năm 2017, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 35.283 ha, so với năm 2007 giảm nhẹ là 8,08 ha (nguyên nhân chính do hiện tượng sạt lỡ hàng năm trên địa bàn huyện ở các khu vực ven sông, nhất là vào thời điểm mùa mưa, lượng nước cũng như tốc độ dòng chảy thay đổi). Trong đó diện tích đất trong nông nghiệp giảm 11,35 ha do sự chuyển mục đích sử dụng của đất nông nghiệp sang sử dụng vào mục đích khác như phát triển giao thông vận tải, mở rộng công trình công cộng, đó là kết quả của đô thị hóa.

Xét trong toàn tỉnh thì diện tích đất tự nhiên và diện tích đất nông nghiệp của huyện chỉ đứng ở vị trí thứ năm, tuy nhiên diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp của cả tỉnh vẫn chiếm ưu thế hơn các loại đất khác.

Bảng 2. 1. Quỹ đất và diễn biến tình hình sử dụng đất nông nghiệp huyện Kế Sách giai đoạn 2007 – 2017

Nguồn: Xử lí số liệu từ Niên giám thống kê huyện Kế Sách, năm 2007 - 2017 2.3.2.2. Cơ cấu ngành nông nghiệp

Ngành nông nghiệp huyện Kế Sách có xu hướng chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng giá trị ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng giá trị ngành chăn nuôi và các dịch vụ nông nghiệp theo tỉ lệ năm 2017 trồng trọt là 71,21%, chăn nuôi 23,22% , tỉ trọng dịch vụ nông nghiệp còn thấp tuy nhiên đangcó xu hướng thay đổi theo hướng tăng lên (năm 2017 là 5,57%). Bên cạnh đó, trong trồng trọt có xu hướng chuyển dịch rất rõ nét theo hướng giảm tỉ trọng về diện tích, đối với cây lương thực giảm tỉ trọng, tăng tỉ trọng cây ăn quả, chuyển đổi một số cây trồng kém hiệu quả sang trồng các loại cây có chất lượng cao như các loại cây có múi, cây nhãn, cây vú sữa…

Năm 2007 Năm 2017 Tăng (+), giảm (-) về diện tích (ha) diện tích (ha) Cơ cấu (%) diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 35291,08 100 35283 100 - 8,08 Đất nông nghiệp 27638,35 78,3 27627 78,3 - 11,35 Đất phi nông nghiệp 7652,73 21,7 7656 21,7 + 3,27

Biểu đồ 2. 2. Biểu đồ thể hiện sự biến động cơ cấu giá trị ngành trồng trọt huyện Kế Sách năm 2007 và 2017

Nguồn: Xử lí số liệu từ niên giám thống kê huyện Kế Sách 2007, 2017

Vê quy mô giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trong giai đoạn 2007 đến 2017 tăng lên gấp 4,72 lần, so với ngành trồng trọt tăng 2,67 lần thì ngành chăn nuôi tăng nhiều hơn gần 1,8 lần. Nguyên nhân của sự tăng nhanh của ngành chăn nuôi có thể thấy đó là do công tác hỗ trợ cho chăn nuôi được quan tâm nhiều. Về công tác thú y cũng được tăng cường góp phần hỗ trợ ngành chăn nuôi toàn huyện. Cụ thể, có thể thấy công tác tổ chức tiêm phòng là 2 đợt các loại bệnh trên gia súc trên đàn heo, gia cầm, bò. Thực hiện công tác kiểm soát giết mổ lợn, gia cầm, kiểm tra vệ sinh thú y: 49.622 kg thịt heo; tiêm phòng bệnh dại trên chó 4.448 con. Công tác tổ chức về chuyển giao giống gia súc và kỹ thuật chăn nuôi cho hộ nông dân nghèo, tập huấn về chăn nuôi bò ..., nhìn chung đã đem lại lợi ích thiết thực cho bà con nông dân . Thực hiện gieo tinh nhân tạo được 2.485 con heo nái, 25 con bò. Công tác phòng chống dịch cúm gia cầm cũng được Ban chỉ đạo huyện đã tiến hành kiểm soát chặt tình hình dịch bệnh và năm 2017 đã cho tiêu hủy 66 con gà, 4.212 con vịt nghi mắc bệnh cúm, phát 3.000 tài liệu bướm phòng chống dịch cúm gia cầm. Giám sát tình hình dịch bệnh và việc xuất nhập gia cầm ở 03 trại gà công nghiệp đảm bảo an toàn dịch bệnh tổ chức nuôi được 2 đợt 75.000 con. Thực hiện tiêu độc hàng

ngày tại các chợ mua bán gia cầm và các trại chăn nuôi trong thời gian xảy ra dịch. Đồng thời, cho tạm dừng ấp trứng sản xuất con giống, nuôi mới vịt, ngan, ngỗng và chim cút tại 07 cơ sở lò ấp vịt, 41 cửa hàng thuốc thú y và thức ăn gia súc và 12 cơ sở giết mổ trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó các công tác khác như tổ chức triển khai chiến dịch tiêm văcxin phòng bệnh cúm gia cầm đạt được kết quả ở 2 đợt đồng thời, tham mưu cho UBND huyện triển khai kế hoạch hành động khẩn cấp khi xảy ra dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm ở người. Tổ chức tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi gia súc gia cầm cho bà con nông dân và được 45 lớp số người dự 1.440 lượt người; với nội dung về kỹ thuật chăm sóc và nuôi gia súc, gia cầm, nuôi bò ở các xã, Thị Trấn.

Công tác thú y đã góp phần quan trọng trong việc bảo vệ đàn gia súc gia cầm trong huyện, hạn chế tối đa dịch bệnh xảy ra trên diện rộng; Trong đó : Công tác trọng tâm là thông tin dự báo về phòng chống dịch bệnh, kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm soát giết mổ gia súc.

Biểu đồ 2. 3. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng giá trị ngành nông nghiệp huyện Kế Sách giai đoạn 2007 - 2017

Nguồn: Xử lí số liệu từ niên giám thống kê huyện Kế Sách, năm 2007 đến 2017 0 200 400 600 800 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017

BIỂU ĐỒ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GIÁ TRỊ NGÀNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN KẾ SÁCH GIAI ĐOẠN 2007 - 2017

Trồng trọt (%) Chăn nuôi (%) Dịch vụ và các hoạt động khác (%)

%

2.3.2.3. Đối với ngành trồng trọt

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kế Sách, năm 2007 - 2017

Sự chuyển dịch cơ cấu diện tích cây trồng trên địa bàn huyện thể hiện rõ rệt ở giai đoạn 2010 đến 2017 (biểu đồ 2.4). Có thể thấy diện tích cây lương thực chiếm tỉ trọng lớn nhất nhưng đang có xu hướng giảm, thay vào đó là tăng tỉ trọng cây ăn quả từ 25,3% tăng lên 28,4%, nghĩa là tăng 3,1%, còn cây công nghiệp và cây khác không đáng kể. Theo xu hướng phát triển ngành trồng trọt huyện Kế Sách, những vùng trồng lúa kém hiệu quả được chuyển sang trồng các loại cây khác có hiệu quả cao hơn như các loại cây ăn quả. Một số cây ăn quả hiện đang phát huy ưu thế ở huyện Kế Sách là cây bưởi da xanh, bưởi năm roi, vú sữa tím, nhãn,… Thay đổi về tỉ trọng diện tích các loại cây trồng thể hiện rõ xu hướng chuyển dịch trong trồng trọt của huyện.

- Tốc độ tăng trưởng

Nghiên cứu tổng thể ngành trồng trọt có thể thấy toàn ngành tuy có những biến động về diện tích một số loại cây giảm như cây lúa, ngô, mía, bưởi…, một số loại lại tăng như cây nhãn, sầu riêng, rau màu…, nhưng nhìn chung về tốc độ tăng trưởng giá trị ngành trồng trọt trong suốt thời gian nghiên cứu ta thấy tăng nhưng không ổn định (xem Hình 2.5).

71.7 70 69.9 69.1 68.9 0.6 1.1 1.3 1.6 1.5 25.3 26.9 27.2 28.2 28.4 2.4 2 1.6 1.1 1.2 2010 2014 2015 2016 2017 0% 20% 40% 60% 80% 100%

cây lương thực có hạt cây công nghiệp lâu năm

cây ăn quả cây khác

Series5

Năm

Biểu đồ 2. 4. Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu diện tích cây trồng huyện Kế Sách giai đoạn 2010 - 2017

Biểu đồ 2. 5. Biểu đồ thể hiện quy mô và tốc độ tăng trưởng giá trị ngành trồng trọt huyện Kế Sách từ năm 2007 đến 2017

Nguồn: Xử lí từ Niên giám thống kê huyện Kế Sách, năm 2007 - 2017

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng về giá trị ngành trồng trọt năm 2017 so với năm 2007 là tăng lên 66,89%, nhưng giai đoạn 2007 đến 2011 lại tăng nhanh hơn, giai đoạn này lại tăng đến 96,92%. Như vậy, có thể thấy có sự phát triển của ngành trồng trọt huyện nhưng chưa thật sự ổn định. Tất cả những sự rủi ro, thiếu ổn định trong phát triển nông nghiệp của huyện Kế Sách cho ta thấy được ngành cần có sự thay đổi và sự thay đổi đó chính là sự CDCC cây trồng dựa trên những đặc trưng cơ bản về tự nhiên, KT - XH của huyện. Song, yếu tố thị trường luôn là khâu quan trọng, tuy nhiên hiện nay người dân còn chưa an tâm trong sản xuất nông nghiệp là do chưa tiếp cận được thị trường và chưa đảm bảo được tính ổn định cho đầu ra của nông sản sau khi thu hoạch.

Trong các loại cây trồng của huyện Kế Sách cây trồng chiếm ưu thế hơn hết về DT là cây lúa với 34888 ha vào năm 2017, tuy nhiên hiện nay có xu hướng giảm tỉ trọng cây lương thực, thay vào đó là tăng cây rau màu và cây ăn quả trên diện tích đất lúa kém hiệu quả. Bên cạnh đó tỉ trọng trong cơ cấu toàn ngành nông nghiệp cũng có nhiều biến động. Một số vùng với diện tích trồng lúa kém hiệu quả như Xuân Hòa, Phong Nẫm, An Mỹ, An Lạc Tây đã chuyển

0 50 100 150 200 250 300 350 0 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng số (triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng (%)

% triệu đồng

một phần sang các hoạt động nuôi cá tra theo hình thức nuôi ao. Ngoài ra hiện nay do giá trị một số loại nông sản có tính không ổn định thay vào đó chăn nuôi được hỗ trợ về vay vốn, khoa học kĩ thuật… giá trị kinh tế cũng cao hơn. Nguyên nhân khác, do chủ trương chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp của huyện nên thúc đẩy tỉ trọng chăn nuôi tăng nhiều trong giai đoạn 2007 đến 2017.

Dựa vào phụ lục 2.2. Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành và phân theo ngành KT ( đơn vị : %) và biểu đồ 2.8, xét về quy mô ngành nông nghiệp tăng lên nhiều từ năm 2007 đến 2017, tuy nhiên về cơ cấu có sự biến động. Cụ thể có thể thấy năm 2007 chiếm tỉ trọng trong toàn ngành là 79,14 %, đến năm 2017 có xu hướng giảm, còn 71,21% tức là giảm 7,93%. Sự thay đổi về cơ cấu giá trị trong ngành trồng trọt thể hiện hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp huyện, tuy nhiên sự chuyển dịch với tốc độ còn chậm. Phần lớn do sự phát triển nông nghiệp của huyện chưa thật sự đồng bộ, các chương trình hỗ trợ nông nghiệp chưa kịp thời cập nhất đến nhân dân, trình độ trong nhân dân chưa cao, hạn chế trong kết hợp “4 nhà”

Về cây lương thực

Nhìn chung từ năm 2007 đến 2017, diện tích trồng lương thực có hạt của huyện giảm, cụ thể giảm 5592 ha, nghĩa là trung bình một năm giảm 559,2 ha. Sự hình thành các cây trồng chủ lực của một số địa phương trên địa bàn huyện dẫn đến diện tích trồng cây lương thực có hạt chung của huyện có sự biến động. Cụ thể ở hai xã Xuân Hòa và Phong Nẵm diện tích cây lương thực có hạt giảm rất nhiều và hướng đến không còn, thay vào đó là trồng cây ăn trái. Hai xã có diện tích cây lương thực có hạt lớn nhất vào năm 2017 là Đại Hải và Thới An Hội, hiện nay trên hai xã này đã hình thành các cánh đồng mẫu lớn. Còn các xã còn lại do có sự chuyển đổi những vùng trồng cây lương thực kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả hay đưa màu xuống ruộng.

Bảng 2. 2. Biến động diện tích trồng cây lương thực có hạt phân theo địa phương giai đoạn 2007 - 2017

Diện tích cây lương thực có hạt (ha)

Năm 2007 Năm 2017 Tổng số 40530 34938 Thị trấn Kế Sách 2347 2391 Thị trấn An Lạc Thôn 1382 383 Xã Xuân Hòa 40 2 Xã Phong Nẫm 1 2 Xã An Lạc Tây 1075 241 Xã Trinh Phú 3430 2537 Xã Ba Trinh 4098 2829 Xã Thới An Hội 6136 5897 Xã Nhơn Mỹ 610 79 Xã Kế Thành 5051 4731 Xã Kế An 4215 4085 Xã Đại Hải 7740 7666 Xã An Mỹ 4405 4095

Nguồn: Niên giám thống kê huyện Kế Sách, năm 2007 - 2017

- Biến động về lúa

Diện tích

Bên cạnh đó, trong giai đoạn 2007 – 2017 diện tích cây lúa có nhiều biến động cả về diện tích lẫn năng suất. Năm 2007 cây lúa chiếm 32,95% trong tổng diện tích đất nông nghiệp huyện Kế Sách, đó là diện tích đất cho trồng cây lúa và được chia ra lúa đông xuân, hè thu và lúa mùa, tuy nhiên diện tích lúa mùa sau năm 2009 trên địa bàn huyện không còn vụ mùa, thay vào đó là xen canh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)