có thể rút ngắn thời gian sản xuất, tuy nhiên chỉ đạt ở mức độ nhất định bởi vì đối tượng lao động là cơ thể sống có quá trình sinh trưởng và phát triển riêng.
- Sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên
Do đối tượng của lao động là cây trồng và vật nuôi sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều vào tự nhiên, nhất là yếu tố khí hậu và đất. Đối tượng lao động sẽ sinh trưởng và phát triển tốt nhất đối với những điều kiện tự nhiên thích hợp nhất (nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí và chất dinh dưỡng). Một trong những yếu tố của tự nhiên thay đổi sẽ ảnh hưởng sẽ kéo theo các yếu tố khác thay đổi và như vậy sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Do đó, để có được kết quả sản xuất nông nghiệp cao nhất, cần phải hiểu rõ sự thay đổi của thành phần tự nhiên và áp dụng đồng bộ các biện pháp khoa học kỹ thuật.
- Trong nền sản xuất hiện đại, nông nghiệp trở thành ngành sản xuất hàng hóa
Đặc điểm này là xu thế quan trọng của ngành nông nghiệp nước ta hiện nay, khi mà nền kinh tế nước ta theo xu thế hội nhập quốc tế, khi nền kinh tế thế giới bước vào thời đại công nghệ 4.0, các nước đang phát triển, cũng như nước ta cũng đã dần hình thành các vùng chuyên canh quy mô lớn dựa trên lợi thế về tự nhiên và kinh tế - xã hội. Từ đó đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu, phát triển mạnh công nghiệp chế biến nông sản. Đây là xu thế tất yếu hiện nay của ngành nông nghiệp nước ta góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển và phân bố ngành nông nghiệp nghiệp
Có ba nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành nông nghiệp, đó là vị trí địa lý, nhân tố tự nhiên và nhân tố KT - XH. Tuy các nhóm nhân tố này tác động đến cả ba ngành, nhưng lại có sự khác nhau về mức độ. Chẳng hạn, cùng là nhóm nhân tố tự nhiên, nhưng quan trọng nhất đối với
nông nghiệp (ngành trồng trọt) là đất, khí hậu, nguồn nước; trong khi đối với ngành thủy sản lại là các thủy vực (cho đánh bắt, nuôi trồng) và nguồn lợi thủy sản. Vì vậy, về lí luận có thể thấy có ba nhóm nhân tố trên là ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố ngành nông nghiệp, cụ thể có thể thấy như sau:
Vị trí địa lý
Vị trí địa lý là một trong những nhân tố rất quan trọng ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Tính chất quan trọng đó được thể hiện ở chỗ cùng với một số nhân tố tự nhiên (như đất, khí hậu), vị trí địa lý quy định sự có mặt (hay không có mặt), thuận lợi (hay khó khăn) của các hoạt động sản xuất. Chính vì vậy mà các nước nằm ở khu vực nhiệt đới, gần biển có khí hậu nắng lắm, mưa nhiều sẽ thuận lợi cho trồng lúa, còn các nước nhiệt đới nằm sâu trong nội địa thường ít mưa, tạo ra khu vực bán hoang mạc khô cằn, mất đi khả năng để phát triển một nền nông nghiệp lúa nước. Những nước giáp biển có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt hải sản (như Việt Nam, Trung Quốc, Pêru, Thái Lan, …), ngược lại những nước không có biển (như Lào, Mông Cổ,…) thì không thể phát triển ngành này được.
Nhân tố tự nhiên
Xét về yếu tố tự nhiên, có thể thấy đối với ngành nông nghiệp thì yếu tố khí hậu ảnh là yếu tố quy định sự xuất hiện của những loại cây trồng, vật nuôi nào. Nước ta nằm trong vòng đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, nên khí hậu nước ta cơ bản là nhiệt đới. Do hình thể kéo dài theo chiều kinh tuyến ở rìa đông nam lục địa châu Á nên chế độ nhiệt có sự khác nhau giữa các vùng (từ 23024 phút Bắc đến 8034 phút Bắc). Từ đèo Hải Vân trở ra chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh cực đới phía Bắc tràn xuống nên hàng năm có mùa đông lạnh và một mùa hè nóng. Từ đèo Hải Vân trở vào nam nóng quanh năm với một mùa mưa và một mùa khô.
Tính nhiệt đới làm cho tổng lượng bức xạ mặt trời rất lớn. Chế độ mưa phong phú, trung bình đạt 1.500 đến 2.000mm. Khí hậu nước ta còn có sự phân
hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, theo mùa và theo độ cao. Miền Bắc có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với mùa đông lạnh. Ở vùng núi cao thì có khí hậu lạnh hơn do sự phân hóa khí hậu theo độ cao. Miền Nam có khí hậu nhiệt đới điển hình với mùa mưa và mùa khô rõ rệt. Miền Trung là nơi giao thoa khí hậu giữa hai miền Nam – Bắc.
Đặc điểm khí hậu đã xác định nền nông nghiệp nước ta là nông nghiệp nhiệt đới. Nhờ lượng cung cấp bức xạ lớn, nguồn ánh sáng dồi dào, nguồn nhiệt phong phú mà cây trồng và vật nuôi sinh trưởng, phát triển quanh năm và năng suất cao. Hơn nữa, độ ẩm không khí cao, lượng mưa dồi dào cho phép cây trồng có sức tái sinh mạnh mẽ, thúc đẩy nở hoa, kết trái. Điều kiện sinh thái nóng ẩm giúp cho cây ngắn ngày có thể thêm tươi tốt.
Các nhân tố tự nhiên là tiền đề cơ bản của quá trình sản xuất nông nghiệp nó trực tiếp quy định sự hình thành, quy mô, tính chất và phương hướng phát triển sản xuất. Cây trồng và vật nuôi chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong những điều kiện tự nhiên nhất định. Phát triển nông nghiệp phải dựa vào những đánh giá khách quan về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên từ đó có thể xác định được cơ cấu hợp lí, đảm bảo khai thác và phát huy được những tiềm năng, thế mạnh của một lãnh thổ. Các nhân tố tự nhiên có vai trò quan trọng hàng đầu là địa hình và đất, khí hậu, thủy văn và sinh vật.
- Địa hình và đất
Địa hình có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nông – lâm – thủy sản, mà trước hết là nông nghiệp. Địa hình bằng phẳng tạo điều kiện cho canh tác, áp dụng cơ giới hóa, giữ được độ ẩm cho đất, hình thành những vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh quy mô lớn. Ngược lại địa hình dốc, việc làm đất, làm thủy lợi điều gặp khó khăn, tốn kém trong công tác chống xói mòn, rửa trôi, .… Địa hình cũng có ảnh hưởng tới việc lựa chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Đất là tư liệu chủ yếu trong nông nghiệp. Không có đất thì không có sản xuất nông nghiệp. Tài nguyên đất và đặc điểm của nó về số lượng và chất lượng là nhân tố có ảnh hưởng quyết định đến quy mô, cơ cấu, sự phân bố các sản phẩm nông nghiệp.
Năng suất cây trồng cũng như việc sản xuất các sản phẩm nông nghiệp khác phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đất, độ mùn trong đất, thành phần cơ giới, cơ cấu và tầng dày của đất. Cây thường cho năng suất cao trên đất tơi xốp, thoát nước, thoáng khí, đủ ẩm, tầng canh tác dày và có những đặc tính vật lí, hóa học phù hợp. Ngược lại, cây trồng cho năng suất thấp khi đất chặt, chai cứng. Vì thế dân gian mới có câu “Đất nào cây ấy”.
Đất là tài nguyên đặc biệt quan trọng đối với nông nghiệp, nhưng không phải là tài nguyên vô tận. Trên phạm vi toàn thế giới đất nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên, trong khi đó dân số không ngừng tăng lên. Một số khu vực đất hoang tuy còn nhiều, nhưng khả năng khai hoang, mở rộng diện tích bị hạn chế. Đó là chưa tính đến việc ở nhiều nơi, đất đang bị thoái hóa do xâm thực rửa trôi, hoang mạc hóa và nhất là sự khai thác không hợp lí của con người. Vì vậy, việc sử dụng hợp lí và bảo vệ tài nguyên đất là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu đối với sản xuất nông nghiệp.
- Khí hậu và nguồn nước
Khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, … có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả sản xuất nông nghiệp ở từng địa phương. Mỗi loại cây trồng, vật nuôi chỉ thích hợp với những điều kiện khí hậu nhất định. Vượt qua giới hạn cho phép, chúng sẽ chậm phát triển, thậm chí bị chết. Chính vì vậy, sự phân đới nông nghiệp trên thế giới phụ thuộc rõ nét vào phân đới khí hậu. Trên toàn thế giới có năm đới trồng trọt chính, đó là nhiệt đới, đới cận nhiệt, đới ôn hòa có mùa hè dài và nóng, đới ôn hòa có mùa hè mát và ẩm, đới cận cực. Vùng nhiệt đới có nguồn nhiệt dồi dào, lượng mưa lớn, số giờ nắng
nhiều thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển quanh năm của cây trồng, tăng khả năng thâm canh, gối vụ. Ngược lại ở vùng ôn đới, mùa đông tuyết phủ dày nên chỉ trồng được một vụ trong năm. Các điều kiện thời tiết bất thường như lũ lụt, hạn hán, bão cũng gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. (Lê Thông; Nguyễn Văn Phú; Nguyễn Minh Tuệ; Lê Mỹ Dung, 2011)
Đối với lâm nghiệp và thủy sản, khí hậu cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây cản trở cho hoạt động sản xuất.
Nước đối với ngành thủy sản rõ ràng là điều kiện không thể thiếu được vì đơn giản là không có nguồn nước thì không có ngành này. Còn đối với nông nghiệp, nước cũng cần thiết như ông cha ta đã khẳng định “nhất nước, nhì phân”. Nước là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Nước cần để tưới cho cây trồng, cung cấp nước cho gia súc. Những nơi có nguồn nước dồi dào thường tạo nên các vùng nông nghiệp trù phú. Ngược lại, nông nghiệp tường không phát triển được ở nơi mà nguồn nước khan hiếm. Tuy nhiên, ở nơi có nguồn nước dồi dào thì vẫn có sự phân hóa theo mùa. Do đó trong sản xuất nông nghiệp cần phải có biện pháp thủy lợi để tiêu nước vào mùa mưa và cấp nước vào mùa khô.
- Sinh vật
Đối với hoạt động đánh bắt thủy sản, tài nguyên sinh vật mà cụ thể là nguồn lợi thủy sản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Còn trong nông nghiệp, sự đa dạng về giống, loài là tiền đề hình thành và phát triển các giống vật nuôi, cây trồng, tạo khả năng chuyển đổi cơ cấu ngành thích hợp với những điều kiện tự nhiên và kiểu sinh thái khác nhau. Các diện tích đồng cỏ, bãi chăn thả và diện tích mặt nước tự nhiên là cơ sở thức ăn để phát triển ngành chăn nuôi, …
Nhân tố KT - XH
Nếu như các nhân tố tự nhiên có ý nghĩa quan trọng ở chỗ là cơ sở để hình thành và phát triển nông – lâm – thủy sản thì các nhân tố KT - XH lại đóng vai trò quyết định. Cùng có các nhân tố tự nhiên tương tự như nhau, nhưng sự phát
triển các ngành ở mỗi lãnh thổ (vùng, quốc gia) có thể rất khác nhau. Điều đó được quyết định bởi các nhân tố KT - XH.
- Dân cư và nguồn lao động
Có ảnh hưởng lớn đến nông – lâm – thủy sản, dân cư vừa là lực lượng sản xuất trực tiếp, vừa là nguồn tiêu thụ sản phẩm của các ngành này.
Dưới góc độ là lực lượng sản xuất, số lượng sản xuất, số lượng và chất lượng nguồn lao động có ảnh hưởng đến phát triển nông – lâm – thủy sản cả theo chiều rộng (mở diện tích, quy mô sản xuất) và chiều sâu (thâm canh, tăng vụ). Chính sức lao động của con người là lực lượng sản xuất chủ yếu trong hầu hết các có nhiều khâu của quá trình sản xuất. Không giống như công nghiệp, trong nông – lâm – thủy sản có nhiều khâu của quá trình sản xuất không thể tự động hóa bằng máy móc, mà phải được thực hiện bằng lao động chân tay.
Con người với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất sẽ tạo ra khả năng đưa nông – lâm – thủy sản phát triển theo hướng hiện đại. Với tư cách là lực lượng sản xuất, con người được đào tạo, có học vấn, có trình độ chuyên môn kĩ thuật sẽ thúc đẩy khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, giúp tăng năng suất và hiệu quả sản xuất. (Tuệ, Thông, Thanh, & Cúc, 2013).
- Khoa học – kĩ thuật
Đây là nhân tố vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà cả nước đang hướng đến sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại. Nhân tố này góp phần giảm thiểu sự phụ thuộc nhiều vào tự nhiên như trước đây, nó góp phần làm nâng cao năng suất cây trồng cũng như vật nuôi lên rất nhiều dựa vào những thành tựu của khoa học - kĩ thuật hiện đại.
- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ cho nông nghiệp
Nhân tố này hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nông nghiệp đồng thời tạo điều kiện để thực hiện các định hướng phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa. Vùng có điều về hạ tầng cũng như điện, thông tin liên lạc… tốt sẽ dễ
dàng trao đổi cũng như nắm bắt cơ hội đối với các nhà đầu tư, tạo thuận lợi hơn các vùng khác về phát triển nông nghiệp theo hướng thị trường.
- Vốn
Nguồn vốn là yếu tố góp phần đưa nông nghiệp đến với các thiết bị hỗ trợ, đẩy nhanh quá trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa bởi vì nó tạo điều kiện cho việc áp dụng các tiến bộ của khoa học kĩ thuật.
- Quan hệ sở hữu và chính sách
Sự điều hành vĩ mô của Nhà nước với chính sách đúng đắn sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Ngược lại, nếu hệ thống chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm, thậm chí đẩy lùi quá trình phát triển (Tuệ, Thông, Thanh, & Cúc, 2013).
Ở nước ta chính sách được ban hành đối với ngành nông nghiệp đã tạo điều kiện cho ngành nông nghiệp phát triển và trở thành “mặt trận hàng đầu”, các Chính sách về ruộng đất, Chính sách đầu tư, Chính sách giá cả thị trường, Chính sách tín dụng, Chính sách khuyến nông, Chính sách về xuất khẩu nông sản,… Nhà nước quản lí ở tầm vĩ mô, đối với các tỉnh, thành phố lại có chương trình hay đề án phát triển nông nghiệp riêng dựa trên đặc điểm riêng của các địa phương như Tam nông, Tái cơ cấu nông nghiệp, Nông thôn mới…
- Thị trường
Yếu tố này có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sản xuất và là định hướng cho quá trình CDCC trong nông nghiệp. Đây cũng là yếu tố quyết định đầu ra cho nông sản, ảnh hưởng đến quy môn, cơ cấu và thúc đẩy trực tiếp đến sự phát triển của ngành nông nghiệp. Thị trường cũng là nhân tố góp phần thúc đẩy sự phát triển nhưng đôi khi cũng là yếu tố tác động ngược đến sản xuất bởi sự biến động của nó.