Về nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 120 - 122)

- Về phát triển nguồn nhân lực của huyện theo định hướng chung của tỉnh Sóc Trăng là tích cực triển khai các chính sách thu hút, đào tạo, hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực phục vụ địa phương đáp ứng yêu cầu hội nhập. Mục tiêu chính của huyện và giải pháp về nguồn nhân lực đó là nâng cao trình độ cho người lao động trong nông nghiệp cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ phục vụ trong ngành.

- Tổ chức thực hiện: Ngành nông nghiệp phối hợp với Trung tâm dạy nghề mở các lớp dạy nghề nông nghiệp cho nông dân và tạo điều kiện cho cán bộ kỹ thuật tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn ngắn hạn và dài hạn.

Hệ thống nhân viên thú y, bảo vệ thực vật, khuyến nông viên được hình thành ở tất cả các xã, có trình độ từ trung cấp chuyên môn trở lên; trong đó, hơn 50% tốt nghiệp đại học, cố gắng tạo điều kiện cho cán bộ thú y, bảo vệ thực vật học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Hoạt động của đội ngũ này giúp cho việc chỉ đạo sản xuất, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, phát hiện và phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi được kịp thời và hiệu quả hơn. Hiện nay, có 1 cán bộ từ đại học lên thạc sỹ; 6 cán bộ từ trung cấp, cao đẳng lên bậc đại học. Tuy nhiên, lực lượng lao động có trình độ tay nghề cao trên địa bàn huyện còn ít, lực lượng quản lý đạt trình độ chuyên môn cao lại càng ít, do đó nâng cao trình độ của người lao động và đội ngũ quản lí là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Phối hợp với các công ty thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho nông dân, bổ sung kiến thức cần thiết cho nông dân về cách phòng tránh và sử lí các dịch bệnh cũng như sâu bệnh trên vật nuôi và cây trồng.

Lực lượng nhân viên thú y, khuyến nông viên, chuyên viên phòng Nông nghiệp huyện phải thường xuyên tiếp xúc, thăm hỏi nhân dân để kịp thời giải đáp những thắc mắc cũng như xử lí những vấn đề trong nông nghiệp cùng với người dân, tránh tình trạng người dân xử lí không đúng cách và không biết hỏi ai khi có sự cố trong trồng trọt cũng như chăn nuôi, nuôi thủy sản xãy ra.

Phối hợp Đài Truyền thanh huyện thực hiện chuyên mục nông nghiệp – nông thôn hàng tuần để kịp thời thông tin, hướng dẫn nông dân bảo vệ, chăm sóc cây trồng, vật nuôi kịp thời hiệu quả. Phối hợp với Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên khảo sát, xây dựng kế hoạch và triển khai dạy nghề nông nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 120 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)