Thực trạng về phát triển nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 40 - 43)

Là một trong 13 tỉnh thành của ĐBSCL, tiếp giáp với các tỉnh Trà Vinh, Vĩnh Long ở phía Đông Bắc, Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía Tây

Nam giáp tỉnh Bạc Liêu, Phía Đông và Đông Nam giáp Biển Đông. Tỉnh Sóc Trăng có diện tích đất tự nhiên là 3.311,9 km2, dân số là 1.312,5 nghìn người (năm 2016). Tỉnh có đặc điểm tự nhiên tương đồng với vùng ĐBSCL, có điều kiện phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đồng thời có không ít những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển KT nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng.

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng, năm 2010 - 2017

Ngày 26/11/1991 Quốc hội Khóa VIII đã quyết định tái lập tỉnh Sóc Trăng, thị xã Sóc Trăng được quyết định là tỉnh lỵ của tỉnh Sóc Trăng. Từ khi tái lập tỉnh cho đến nay, Sóc Trăng đã có nhiều sự thay đổi theo chiều hướng tích cực trong sự phát triển KT - XH cũng như cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật của tỉnh cũng không ngừng được cải thiện. Điều đó đã tạo nên sự đóng góp vào phát triển KT chung của đất nước.

- Vị trí ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế toàn tỉnh.

Nhìn tổng quan thì Sóc Trăng là một tỉnh có nhiều thế mạnh về nông nghiệp và theo thống kê thì năm 2007 trên địa bàn toàn tỉnh có 216,5 nghìn ha đất nông nghiệp (chiếm 65,4% diện tích toàn tỉnh) và 11,9 nghìn ha đất lâm nghiệp (chiếm 3,6% diện tích toàn tỉnh). Sau 10 năm, tính đến đầu năm 2017

47.47 % 34.7% 17% 42.5% 15.21% 42.29 %

Khu vực I Khu vực II Khu vực III

2007 2017

Biểu đồ 1. 1. Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế tỉnh Sóc Trăng năm 2007 và 2017

thì so với diện tích của toàn tỉnh là 331.187 ha thì trong đó đã có 280.819 ha diện tích đất dùng cho sản xuất nông nghiệp, nghĩa là chiếm đến 84,79 % diện tích của toàn tỉnh. Bên cạnh đó giá trị sản xuất nông nghiệp trong tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá hiện hành phân theo khu vực KT cũng chiếm tỉ trọng cao nhất là 43,88%, so với công nghiệp là 13,85% và khu vực dịch vụ là 42,27%, điều này cho thấy ngành nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất, phụ thuộc vào sự phát triển ngành nông nghiệp rất lớn, đóng góp vào sự tăng trưởng KT của toàn tỉnh vẫn là nông nghiệp là chính (xem Hình 1.1). Thể hiện thế mạnh của toàn tỉnh hiện nay vẫn là ngành nông nghiệp. Như vậy, sự phát triển của ngành nông nghiệp là nhân tố vô cùng quan trọng đến sự phát triển của cả tỉnh.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng

Theo số liệu năm 2016 trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá hiện hành phân theo ngành hoạt động ở các lĩnh vực như sau:

Trồng trọt chiếm 76,15 %, chăn nuôi chiếm 14,13 % và dịch vụ và các hoạt động khác chiếm 9,72% năm 2015. Năm 2016 cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh năm 2010 phân theo ngành hoạt động thì ngành trồng trọt chiếm tỉ trọng là 78,4%, chăn nuôi chiếm 13,94%, ngành dịch vụ và các hoạt động khác chiếm 7,66%. Qua đó có thể thấy trong cơ cấu ngành nông nghiệp theo nghĩa hẹp của tỉnh (trồng trọt và chăn nuôi) thì ngành trồng trọt vẫn chiếm tỉ trọng lớn hơn hết, tỉ trọng diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất (81,85%) trong cơ cấu sử dụng đất tư nhiên của toàn tỉnh. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng thì các cây trồng đang chiếm ưu thế hơn là cây lúa. Trong những năm gần đây cơ cấu nông nghiệp tỉnh cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng trong chăn nuôi và thủy sản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 40 - 43)