Về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 112 - 114)

- Mục tiêu chính của giải pháp là góp phần hoàn thiện cơ chế chính sách đối với nông nghiệp, đồng thời xây dựng cơ chế chính sách sao cho tạo ra thế tốt nhất cho sản xuất nông nghiệp huyện, hạn chế các vướn mắc do cơ chế chính sách tạo ra. Triển khai thực hiện tốt các chính sách của Trung Ương đề ra và áp dụng vào thực tế của địa phương sao cho phù hợp nhất, thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp huyện nhiều nhất.

- Tổ chức thực hiện: trên cơ sở dựa vào các chính sách của Trung Ương như tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 giai đoạn 2018-2020; Lĩnh vực nông nghiệp tiếp tục tranh thủ sự hỗ trợ từ các chương trình, dự án như dự án “Chuyển đổi nông nghiệp bền vững VnSAT”, dự án “Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp” do Ngân hàng Thế giới đầu tư; thực hiện Nghị định số 36/2014/NĐ-CP, ngày 29/4/2014, của Chính phủ về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra tạo cơ chế tháo gỡ các khó khăn hiện nay. Đặc biệt, Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp được UBND huyện công bố là cơ sở để ngành nông nghiệp triển khai thực hiện nhiệm vụ.

Thực hiện rà soát quy hoạch và đề án tái sản xuất của huyện, chủ động triển khai các quy hoạch trên địa bàn huyện đã được UBND tỉnh phê duyệt như: Quy hoạch hệ thống giống thủy sản, Quy hoạch thủy sản tỉnh Sóc Trăng, Quy hoạch phát triển chăn nuôi và Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH của huyện Kế Sách đến năm 2020 hướng đến 2030. Triển khai các nội dung thuộc đề án tái cơ cấu của huyện. Đồng thời rà soát, điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình diễn biến của biến đổi khí hậu gắn với nhu cầu của thị trường. Xây dựng quy hoạch nuôi chim yến.

Triển khai dự án chuyên đổi nông nghiệp bền vững gắn với cánh đồng lớn. Tiếp tục cùng các xã, thị trấn triển khai hiệu quả các hoạt động của dự án VnSAT gắn với cánh đồng lớn. Phối hợp cùng các doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu tiêu thụ lúa cho nông dân trong cánh đồng lớn.

Chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất.

Tập trung lựa chọn các tiến bộ kỹ thuật, giải pháp công nghệ phù hợp ứng dụng vào sản xuất của huyện nhà như tuyển chọn các giống lúa ngắn ngày có khả năng chống chịu rầy nâu, chống chịu mặn năng suất và chất lượng cao; các giống lúa đặc sản ngắn ngày phục vụ cho cánh đồng mẫu; Phối hợp các đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và sự hỗ trợ từ dự án VnSAT triển khai quy trình kỹ thuật "3 giảm – 3 tăng", “1 phải – 5 giảm trong canh tác lúa tại các địa phương tham gia dự án; Triển khai mô hình sản xuất rau màu an toàn trong nhà lưới; Ứng dụng công nghệ biogas từ dự án Các bon thấp, công nghệ đệm sinh học trong chăn nuôi tại khu vực nông thôn để hạn chế ô nhiễm môi trường. Tìm giải pháp thay thế cho biện pháp “tiêm chích” cây có múi tự phát của nhà vườn.

Xây dựng vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP

Tranh thủ sự hỗ trợ của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn xây dựng vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP trên cam sành tại Ba Trinh.

Phát huy tối đa nội lực của địa phương trong xây dựng nông thôn mới. Thực hiện các tiêu chí cần ít vốn đầu tư và trong khả năng của nhân dân có thể đóng góp. Đồng thời kêu gọi đóng góp từ những doanh nghiệp, cá nhân.... trong xây dựng cơ sở hạ tầng. Đặc biệt là trong xây dựng giao thông nông thôn. Góp phần thực hiện đạt các tiêu chí theo kế hoạch đề ra.Tuyên truyền vận động cho nhân dân thực hiện xây dựng, phát triển sản xuất theo Đề án tái cơ cấu gắn với xây dựng nông thôn mới, đề án/dự án phát triển sản xuất; nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả cao. Phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 50% số xã cơ bản hoàn thành 19 tiêu chí (5/11 xã), năm 2030 có ít nhất 70% xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

- Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng những ngành hàng, lĩnh vực có giá trị, thị trường tiêu thụ như lúa đặc sản, gia cầm lấy trứng, lấy thịt.

Theo chủ trương chung của chính phủ, địa bàn xã tiếp tục nghiên cứu và tạo ra sản phẩm đặc thù dựa trên thế mạnh từng địa phương trong huyện, tiếp tục thực hiện chương trình “mỗi xã một sản phẩm”. Để đạt được điều này cần có sự hướng dẫn của các nhà khoa học, do đó cần có các đợt tập huấn do huyện tổ chức kết hợp với phòng nông nghiệp của các trường Địa học mà gần nhất là Đại học Cần Thơ. Từ các đợt tập huấn người nông dân mới có thể được hướng dẫn tìm ra sản phẩm đặc thù của địa phương mình, có như vậy mới có thể thực hiện được mục tiêu nông nghiệp gắn liền với công nghiệp và dịch vụ. Từ đó mới có thể quảng bá sản phẩm của địa phương tới những vùng miền khác của tổ quốc cũng như vươn xa ra thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển nông nghiệp huyện kế sách (tỉnh sóc trăng) (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)